Slide bài giảng Âm nhạc 8 chân trời Bài 9: Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu (1924-2015). Nghe nhạc: Hành khúc ngày và đêm
Slide điện tử Bài 9: Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ: Phan Huỳnh Điểu (1924-2015). Nghe nhạc: Hành khúc ngày và đêm. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 9:
- THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ PHAN HUỲNH ĐIỂU (1924 – 2015)
- NGHE NHẠC: HÀNH KHÚC NGÀY VÀ ĐÊM
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chia HS thành 4 nhóm, tổ chức trò chơi nghe 3 bài hát quen thuộc (trong đó có bài của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu) và yêu cầu HS thực hiện đoán tên bài hát và nhạc sĩ:
+ Bài hát 1: https://www.youtube.com/watch?v=BN5gPVNXUCo (0:17-1:37)
+ Bài hát 2: https://www.youtube.com/watch?v=61GorQAiD9A&t=9s (0:00 – 1:22)
+ Bài hát 3: https://www.youtube.com/watch?v=tatGWAgFX9g&t=0s (0:00 – 2:10)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu (1924 – 2015)
Hoạt động. Tìm hiểu những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu
- GV chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ:
Em hãy trình bày những nét chính về nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu.
Nội dung ghi nhớ:
- Khái quát chung:
+ Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sinh ngày 11 – 11 – 1924 tại Đà Nẵng.
+ Ông là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu của nền âm nhạc mới Việt Nam.
+ Trước Cách mạng tháng Tám, bài hát đầu tiên của ông là Đoàn Giải phóng quân (1945).
- Đặc điểm giai điệu trong ca khúc:
+ Rất đẹp, trau chuốt và lãng mạn.
+ Kết hợp chất trữ tình trong từng ca khúc.
+ Những hình tượng của thơ kết hợp với giai điệu đẹp giúp cho những bài hát của ông có tính giá trị nghệ thuật cao.
- Những bài hát tiêu biểu: Anh ở đầu sông em cuối sông (thơ Hoài Vũ), Bóng cây kơ nia (thơ Ngọc Anh), Sợi nhớ sợi thương (thơ Thúy Bắc),…
2. Nghe nhạc: Hành khúc ngày và đêm.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung để có nhận thức ban đầu về tính chất âm nhạc của tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS lắng nghe bài hát Hành khúc ngày và đêm:
https://www.youtube.com/watch?v=oHKJe8g8H0k (0:00 – 2:08).
- GV biểu đạt cảm xúc bằng các động tác vận động theo tính chất âm nhạc và nhịp điệu của tác phẩm.
- GV hướng dẫn HS cùng vận động.
Nội dung ghi nhớ:
- Hành khúc ngày và đêm là bài hát được nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác năm 1972, khi cả dân tộc ta đang trong thời kì khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ.
- Bài hát thể hiện tính trữ tình viết ở thể loại hành khúc, là kết hợp của những giai điệu nhịp đi rắn rỏi và những nét mượt mà, thiết tha, sâu lắng.
-> Trở thành bài ca đi cùng năm tháng, được nhiều yêu thích.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi nghe bài hát Hành khúc ngày và đêm: nội dung, tính chất âm nhạc.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV giáo dục HS biết nhận xét giá trị nghệ thuật và trân trọng sự nghiệp của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, rút ra bài học về thị hiếu thẩm mĩ với các ca khúc cách mạng.
- GV yêu cầu HS sưu tầm một số bài hát (mp3, video,…) của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu để chia sẻ với các bạn.
......................................................…