Slide bài giảng Âm nhạc 8 chân trời Bài 8: Lí thuyết âm nhạc Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3
Slide điện tử Bài 8: Lí thuyết âm nhạc Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 8:
- LÍ THUYẾT ÂM NHẠC
- ĐỌC NHẠC: BÀI ĐỌC NHẠC SỐ 3
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi:
+ Gam trưởng có bao nhiêu bậc âm?
+ Gam trưởng cấu trúc cung và nửa cung như thế nào?
+ Người ta gọi tên của giọng trưởng theo cách nào?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Lí thuyết âm nhạc: Gam thứ, giọng thứ, giọng La thứ
Hoạt động 1. Tìm hiểu cấu tạo của gam thứ
- GV yêu cầu HS đọc nội dung về gam thứ SHS tr.27.
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm để rút ra các ý chính về gam thứ.
- GV lấy ví dụ minh hoạ để HS nắm được bài học:
+ Lấy âm bậc I là Mi, lần lượt xây dựng như khung cấu tạo trên ta sẽ có gam Mi thứ:
+ Lấy âm bậc I là Rê, lần lượt xây dựng như khung cấu tạo trên ta sẽ có gam Rê thứ:
Nội dung ghi nhớ:
- Gam thứ là hệ thống gồm 7 bậc âm được sắp xếp liền bậc từ thấp lên cao, từ cao xuống thấp, bắt đầu từ âm bậc I.
- Nếu lấy các âm khác nhau làm bậc I, lần lượt xây dựng các âm ở các bậc tiếp theo với khung cấu tạo như vậy, ta sẽ được các gam thứ khác nhau.
- Gam thứ có hai khoảng cách nửa cung hoặc ở giữa các bậc II – III và bậc V– VI, giữa các bậc còn lại là các khoảng cách 1 cung.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về giọng thứ
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm, yêu cầu HS đọc nói về giọng thứ SHS tr.27 và trả lời câu hỏi sau:
+ Khi nào thì dùng thuật ngữ giọng thứ.
+ Hãy nêu các thành phần tạo nên tên gọi của giọng thứ?
+ Tên của giọng thứ có những cách kí hiệu nào?
- GV thu thập thông tin, nhận xét và chốt lại các ý chính về giọng thứ.
- GV phát lại bài hát Con đò thời gian và yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất của bài hát.
Nội dung ghi nhớ:
- Khái niệm: Là các bậc âm của gam thứ được sử dụng để xây dựng một tác phẩm âm nhạc (bài hát, bản nhạc).
- Tên gọi của giọng trưởng:
+ Giọng Mi thứ: E Minor hoặc e - moll.
+ Giọng Rê thứ: D Minor hoặc d - moll.
- Tính chất của các bài hát viết ở giọng thứ: mềm mại, tha thiết, trữ tình.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về giọng La thứ
- GV trình chiếu gam của giọng La thứ và yêu cầu HS quan sát.
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và nêu các đặc điểm của giọng La thứ:
+ Số bậc âm.
+ Tên các bậc âm.
+ Cấu trúc cung và nửa cung.
+ Tên của âm khởi đầu và âm kết thúc.
- GV tổng kết kiến thức:
+ Chốt lại ý chính về giọng La thứ (kí hiệu, hoá biểu, âm bậc I, cấu tạo).
+ Giảng giải về các dấu hiệu để nhận biết bài hát, bản nhạc được viết ở giọng La thứ.
Nội dung ghi nhớ:
- Âm chủ: nốt La.
- Kí hiệu: A Minor hoặc a - moll.
- Hoá biểu: (hệ thống dấu hoá sau khoá nhạc) không có dấu thăng hoặc dấu giáng và thường kết thúc bằng âm chủ là nốt La.
2. Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3
Hoạt động 1. Tìm hiểu Bài đọc nhạc số 3
- GV cho HS biết bài đọc nhạc được chia thành hai câu, mỗi câu 2 tiết nhạc.
- GV chia HS thành các nhóm.
- GV nêu yêu cầu thảo luận của các nhóm: Trình bày nhận xét Bài đọc nhạc số 3 về loại nhịp, nhịp độ, cao độ, trường độ, tính chất âm nhạc, giọng.
Nội dung ghi nhớ:
- Tính chất âm nhạc của Bài đọc nhạc số 3 là mềm mại, tha thiết và du dương.
- Nhịp của Bài đọc nhạc số 3 là nhịp 2/4.
Hoạt động 2. Đọc gam A Minor, các âm ổn định của gam, quãng và âm hình tiết tấu
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS đọc gam A Minor, đọc các âm ổn định, quãng 2, quãng 3 (đi lên và đi xuống).
- GV đọc mẫu kết hợp gõ phách với nhịp độ chậm.
+ Gam A Minor, các âm ổn định:
+ Quãng 2 theo gam A Minor:
+ Quãng 3 theo gam A Minor:
- GV hướng dẫn HS luyện đọc hai âm hình tiết tấu chủ đạo của Bài đọc nhạc số 3.
Nội dung ghi nhớ:
- Đọc gam A Minor, các âm ổn định.
- Quãng 2 theo gam A Minor.
- Quãng 3 theo gam A Minor.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc số 3 theo các bước: đọc tên nốt nhạc, đọc tên nốt nhạc theo trường độ, đọc từng câu, ghép cả bài,…
- GV tổ chức cho HS đọc Bài đọc nhạc số 3 với nhịp độ Andante, thể hiện tính chất trữ tình, tha thiết; đọc bài đọc nhạc với phần đệm của GV.
- Lưu ý: GV nhắc HS gõ phách theo khi đọc để xác định trường độ.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Nhiệm vụ 1. Gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 3
- GV yêu cầu HS sử dụng mẫu tiết tấu a hoặc b của bài Nhạc cụ thể hiện tiết tấu SHS tr.25 để gõ đệm cho Bài đọc nhạc số 3.
- GV hướng dẫn HS chia nhóm theo hình thức nhóm gõ, nhóm đọc nhạc.
- GV lưu ý: Hai âm hình tiết tấu này đã được học ở bài Nhạc cụ thể hiện tiết tấu nên các em có thể thực hiện ngay.
Nhiệm vụ 2. Chép nhạc
- GV yêu cầu HS chép nhạc Bài đọc nhạc số 3.
......................................................…