Slide bài giảng Âm nhạc 8 chân trời Bài 7: Hát Con đò thời gian. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 2

Slide điện tử Bài 7: Hát Con đò thời gian. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 2. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 7:

- HÁT: CON ĐÒ THỜI GIAN

- NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 2

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS nghe trích đoạn giai điệu bài hát Niềm tin thắp sáng trong tim em (nhạc và lời: Bùi Anh Tôn), Lời cô (nhạc: Đặng Hưng, thơ: Phạm Hiến).

Link bài Niềm tin thắp sáng trong tim em: https://youtu.be/qs1uiuBc5nI

Link bài hát Lời cô: https://youtu.be/zyNqEM8JyUo

- GV đàn hoặc mở nhạc nền cho HS hát một đoạn của một trong hai bài.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Các bài hát Niềm tin thắp sáng trong trái tim em, Lời cô có chủ đề chung là gì?

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hát: Con đò thời gian

Hoạt động 1. Nghe và nêu cảm nhận về bài hát

- GV cho HS lắng nghe bài hát Con đò thời gian, kết hợp vận động nhẹ nhàng. 

https://www.youtube.com/watch?v=Y4awa5IrsTs

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát:

A. Nhẹ nhàng, tình cảm.

B. Trong sáng, trữ tình.

C. Hồn nhiên, vui tươi.

Nội dung ghi nhớ:

Con đò thời gian là bài hát có nhịp điệu nhẹ, trong sáng, tha thiết, mang đậm âm hưởng dân ca Việt Nam.

Hoạt động 2. Tìm hiểu bài hát

Tech12h

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp Tech12h , nhịp độ hơi nhanh, dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu nối tạo nhiều nốt ngân dài, dấu luyến, nốt hoa mĩ,…).

Tech12h

- GV chỉ cho HS các chỗ có đảo phách.

-  GV hướng dẫn HS chia câu hát trên bản nhạc.

Nội dung ghi nhớ:

- Tác giả:

+ Ông sinh ngày 11-07-1944 tại Hà Nội.

+  Ông từng là người lính chiến đấu tại Trường Sơn. Những tháng năm gian khổ đã trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác những bài hát làm sống dậy miền ký ức kiêu hùng của những người lính gửi trọn thanh xuân cho Trường Sơn.

+ Sau đó, Đào Hữu Thi chuyển sang làm thầy giáo, từng sáng tác nhiều ca khúc về người lính và thầy cô giáo.

- Tác phẩm: Anh Văn đồng đội, Đường ống Trường Sơn, Nhớ mãi một chiều thu,…

- Bài hát Con đò thời gian: 

Bài hát đặc sắc về nghề dạy học và đạt giải Khuyến khích của Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2017.

+ Bài hát có giá trị nghệ thuật cao, nội dung sâu sắc về hình tượng văn học, sử dụng chất liệu dân ca trong bài hát.

- Chia câu hát trên bản nhạc:

Câu 1: Sóng bắt đầu từ gió (ớ ơ), gió bắt đầu từ đâu?

Câu 2: Cô giáo như ngọn gió (í a) nâng cánh diều lên cao.

Câu 3: Như con đò thời gian (í a) bóng dáng hình thầy cô kính yêu!

Câu 4: Như những bản tình ca (í a) thắm tình thầy cô.

Câu 5: Ơi dòng sông về đâu? Đưa con đò miệt mài qua sông.

Câu 6: Bao năm tháng chờ mong, bao kì vọng vào đàn em thơ.

Câu 7: Như tiếng sáo đồng quê, nâng cánh diều chiều vàng lấp lánh.

Câu 8: Ôi! Tiếng hát từ đâu vang vọng về mái trường của em.

Hoạt động 3. Khởi động giọng

GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát. 

Hoạt động 4. Dạy bài hát

- GV đàn từng câu cho HS tập hát, hát mẫu ở những chỗ có nốt hoa mĩ, đảo phách.

https://youtu.be/H9OPNRv1opk

- GV hát mẫu cho HS (khi sửa sai cho HS). 

- GV nhắc HS luôn thực hiện vừa hát vừa nhẹ nhàng gõ theo phách để xác định trường độ.

Nội dung ghi nhớ:

- HS nữ khi lên cao hát nhẹ nhàng, không hát bằng giọng cổ; thể hiện tinh tế các nốt luyến láy, các từ đệm (ớ ơ, í a).

- HS nam hát đúng như bản nhạc.

- Câu cuối cùng của bài là sự nâng lên 1 quãng 8 của câu hát chính, có các nốt mi giáng ở âm khu khá cao.

2. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 2

Hoạt động 1. Nhận xét mẫu tiết tấu

- GV trình chiếu bài thực hành số 2 để HS quan sát hai mẫu tiết tấu SGK tr.25: 

Tech12h

- GV hướng dẫn HS nhận xét về điểm giống và khác của các mẫu tiết tấu trên.

Nội dung ghi nhớ:

- Giống nhau: Các tiết tấu đều được viết theo nhịp 2/4.

- Khác nhau: loại nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,…

Hoạt động 2. Luyện tập gõ tiết tấu

- GV hướng dẫn HS luyện tập 2 mẫu tiết tấu a và b theo các bước.

- GV chia nhóm HS luyện tập hòa tấu mẫu a và b bằng các nhạc cụ gõ có âm sắc khác nhau.

- GV lưu ý HS:

+ Khi gõ mắt chú ý theo dõi diễn tiến của chu kì, GV chỉ huy 2 nhóm HS gõ đều nhịp.

+ Gõ nhiều chu kì tiết tấu quay đi quay lại cần thực hiện gõ tay, miệng đọc thầm, mắt theo dõi diễn tiến của chu kì.

Nội dung ghi nhớ:

+ Bước 1: Đọc tiết tấu.

+ Bước 2: Đọc kết hợp gõ tiết tấu (với nhạc cụ bất kì).

+ Bước 3: Gõ tiết tấu (kết hợp đọc thầm).

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV chia HS thành 3 nhóm và chỉ huy HS hát và gõ đệm cho bài hát:

+ Nhóm 1: hát.

+ Nhóm 2: gõ bè 1.

+ Nhóm 3: gõ bè 2.

- GV lưu ý: Các nhóm hát và gõ đều tốc độ.

Tech12h

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS trình bày bài hát Con đò thời gian với các hình thức khác nhau như: song ca, tam ca, tốp ca... kết hợp gõ đệm theo tiết tấu đã học.

- GV hướng dẫn HS hát bài Con đò thời gian kết hợp đánh nhịp 2/4.

Gợi ý:

- HS hoạt động nhóm, luyện tập bài hát Con đò thời gian.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

......................................................…