Slide bài giảng Âm nhạc 8 chân trời Bài 13: Hát: Khúc ca bốn mùa – Lí thuyết âm nhạc: Nhịp
Slide điện tử Bài 13: Hát: Khúc ca bốn mùa – Lí thuyết âm nhạc: Nhịp. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 13:
- HÁT: KHÚC CA BỐN MÙA
- LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: NHỊP
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy kể tên những bài hát về các mùa trong năm (xuân, hạ, thu và đông). Nhóm nào kể được nhiều bài sẽ chiến thắng.
- GV cho HS nghe bài hát Khúc ca bốn mùa và làm mẫu động tác vận động theo nhạc như vỗ tay, búng tay, giậm chân:
https://www.youtube.com/watch?v=whffrx7TOdQ (0:00 - 2:50)
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nêu cảm nhận về bài hát
- GV tổ chức cho HS lắng nghe lại bài hát Khúc ca bốn mùa:
https://www.youtube.com/watch?v=whffrx7TOdQ (0:00 - 2:50)
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát.
Nội dung ghi nhớ:
- Khúc ca bốn mùa có nhịp điệu uyển chuyển, nhịp nhàng;
- Giai điệu trong sáng, hồn nhiên;
- Lời ca giàu hình ảnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài hát
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin SHS tr.42 và trả lời câu hỏi:
Trình bày nội dung và ý nghĩa của bài hát Khúc ca bốn mùa.
- GV giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Nguyễn Hải, tác giả của bài hát.
- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp , nhịp độ vừa phải, dấu nối, dấu luyến, nốt thấp nhất: si – b, nốt cao nhất: rê – d2,…), nhận biết cấu trúc của bài.
- GV hướng dẫn HS chia câu hát trên bản nhạc: Bài chia thành 2 đoạn, có 2 bè.
+ Đoạn 1: Từ “Hạt nắng...” đến “... cho cây vườn thêm xanh”.
+ Đoạn 2: Từ “Khi trời đổ nắng...” đến “... nhịp đời mãi sinh sôi”.
Nội dung ghi nhớ:
- Tác giả:
+ Nguyễn Hải sinh ngày 15/1/1958 tại Đồng Hới, Quảng Bình.
+ Năm 1976-1980, ông học Trường Âm nhạc Huế, sau khi tốt nghiệp về công tác trong ngành Văn hóa - Thông tin Tam Kỳ, Quảng Nam - Đà Nẵng.
+ Năm 1987, ông về học Đại học Sáng tác Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1992, ông tốt nghiệp về làm giảng viên trường cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
+ Sáng tác: Từng hạt mưa sa, Suối nguồn yêu thương, Lời ru của phố,...
- Bài hát Khúc ca bốn mùa:
+ Bài hát có nhịp điệu uyển chuyển, giai điệu trong sáng.
+ Lời ca ca ngợi thiên nhiên với bốn mùa đem lại cho con người sự sống, cây trái sinh sôi.
- Nhịp : là một loại nhịp mới, có 3 phách, mỗi phách có giá trị trường độ bằng 1 móc đơn.
- Chia câu hát trên bản nhạc:
Câu 1: Hạt nắng, hạt nắng, cho mẹ ra đồng.
Câu 2: Hạt mưa, hạt mưa, cho cây lúa trổ bông.
Câu 3: Hạt nắng, hạt nắng trên vai em đến trường.
Câu 4: Hạt mưa, hạt mưa cho cây vườn thêm xanh.
Câu 5: Khi trời đổ nắng có mưa về dịu lại.
Câu 6: Khi trời đầy mưa có nắng về sưởi ấm.
Câu 7: Bốn mùa có nắng và có mưa.
Câu 8: Bốn mùa cây xanh và cây lớn.
Câu 9: Bốn mùa có nắng và có mưa.
Câu 10: Bốn mùa nhịp đời mãi sinh sôi.
Hoạt động 3: Khởi động giọng
GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài hát.
Hoạt động 3. Dạy bài hát
- GV đàn từng câu cho HS tập hát, hát mẫu ở những chỗ cần thiết, đặc biệt chú ý các bước nhảy quãng 8:
https://www.youtube.com/watch?v=PlIZNuSC_8o (0:10 – 4:30).
- GV hát mẫu cho HS (khi sửa sai cho HS).
- GV nhắc HS luôn thực hiện vừa hát vừa gõ phách theo.
- GV tập cho HS hát bè 2 và ghép 2 bè.
2. Lí thuyết âm nhạc: Nhịp
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhịp
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung SHS tr.42 và rút ra đặc điểm của loại nhịp .
- GV hướng dẫn HS xác định các phách trong bài hát Khúc ca bốn mùa:
- GV yêu cầu HS so sánh nhịp với nhịp .
- GV tổ chức cho HS hát kết hợp gõ đệm đoạn 1 của bài hát Khúc ca bốn mùa 1 lần nữa, yêu cầu HS nhấn nhẹ nhàng vào đầu nhịp, đúng tính chất của nhịp để rút ra nhận xét: Một trong những yếu tố tạo sự linh hoạt, uyển chuyển, nhịp nhàng cho bài hát là do đặc điểm của nhịp nhịp mà thành.
Nội dung ghi nhớ:
- Nhịp là loại nhịp có 3 phách trong một ô nhịp, mỗi phách có giá trị trường độ bằng một nốt móc đơn, phách 1 – mạnh, phách 2 và 3 – nhẹ.
- Nhịp thường phù hợp với những bài hát, bản nhạc có tính chất linh hoạt, rộn ràng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sơ đồ đánh nhịp
- GV hướng dẫn HS quan sát sơ đồ đánh nhịp trong SHS tr.43 và miêu tả hướng đi của tay:
- GV thực hành mẫu cách đánh nhịp và nhịp .
Nội dung ghi nhớ:
- Nhịp tay đánh như nhịp nhưng đường nét ngắn và linh hoạt hơn.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV hướng dẫn cho HS thực hành đánh nhịp theo sơ đồ một vài lần:
- GV yêu cầu HS so sánh cách đánh nhịp nhịp với nhịp.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm: tự tổ chức đánh nhịp kết hợp hát bài hát Khúc ca bốn mùa.
- GV lưu ý: Các em gõ đúng tính chất nhịp linh hoạt, nhịp nhàng, uyển chuyển.
......................................................…