Slide bài giảng Âm nhạc 8 chân trời Bài 10 Hát: Khi vui xuân sang
Slide điện tử Bài 10 Hát: Khi vui xuân sang. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 10:
- HÁT: KHI VUI XUÂN SANG
- NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS nghe trích đoạn bài hát và gõ đêm hoặc vận động nhẹ nhàng theo 2 bài hát Khi vui xuân sang và Lí dĩa bánh bò:
Link bài Khi vui xuân sang:
https://www.youtube.com/watch?v=G781MSzCaLA&t=21s (0:04 – 0:49)
Link bài hát Lí dĩa bánh bò: https://www.youtube.com/watch?v=D_AqmBAYoig (0:12 – 1:15)
- GV đặt câu hỏi cho HS: Trong hai bài trên, bài nào là bài chèo? Bài còn lại có xuất xứ ở đâu?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Hát: Khi vui xuân sang
Hoạt động 1. Tìm hiểu bài hát
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin SHS tr.33 và trả lời câu hỏi:
Trình bày hiểu biết của em về nghệ thuật chèo.
- GV cho HS lắng nghe lần 2 bài hát Khi vui xuân sang; yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc và nội dung, ý nghĩa của bài hát.
Link bài hát:
https://www.youtube.com/watch?v=G781MSzCaLA&t=21s (0:04 – 0:49)
- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp , nhịp độ hơi nhanh, dấu nối, dấu luyến, nốt hoa mĩ,…), nhận biết cấu trúc của bài.
- GV hướng dẫn HS chia câu hát trên bản nhạc: Bài chia thành 6 câu hát gồm 4 câu hát chính và 2 câu lưu không.
Nội dung ghi nhớ:
- Nghệ thuật chèo:
+ Là một trong những nghệ thuật đặc sắc của sân khấu truyền thống Việt Nam (từ thế kỉ X – ngày nay).
+ Phát triển mạnh ở vùng châu thổ sông Hồng.
+ Hình thức nghệ thuật: âm nhạc, múa, kịch,…
+ Hệ thống làn điệu của chèo phong phú, diễn tả đa dạng cung bậc cảm xúc của con người (nhiều làn điệu bắt nguồn từ dân ca).
Ví dụ: làn điệu chèo Tứ quý.
- Bài hát Khi mùa xuân sang:
+ Bài hát có cấu trúc đoạn nhạc, phần đặt lời mới của Hoàng Anh theo điệu Tứ quý.
+ Giai điệu của bài mang đến không khí đầm ấm, náo nức, rộn ràng của những ngày đầu xuân, là niềm mong ước cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi nhà.
- Chia câu hát trên bản nhạc:
Câu 1: Khi vui xuân sang ta hát vang muôn lời ca.
Câu 2: Đón mừng năm mới đẹp sắc hoa trong nhà.
Câu 3: A a a a a a a a a (Câu lưu không).
Câu 4: Chào mùa xuân sang hoa đua nở khắp đất nước rộn ràng.
Câu 5: Từ nơi làng quê thành phố cuộc đời mới thêm sáng tươi.
Câu 6: A a a a a a a a a (Câu lưu không).
Hoạt động 2. Khởi động giọng
GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài dân ca ở điệu thức 5 âm.
Hoạt động 3. Dạy bài hát
- GV đàn từng câu cho HS tập hát, hát mẫu ở những chỗ có nốt hoa mĩ, luyến láy:
https://www.youtube.com/watch?v=VrxotwtTozY (0:16 – 1:32).
- GV hát mẫu cho HS (khi sửa sai cho HS).
- GV nhắc HS luôn thực hiện vừa hát vừa nhẹ nhàng gõ theo phách để xác định trường độ.
Nội dung ghi nhớ:
- Vừa hát vừa nhẹ nhàng gõ theo phách để xác định trường độ.
- Thể hiện nhẹ nhàng ở các nốt luyến láy, các câu đệm.
2. Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 3
Hoạt động 1. Nhận xét mẫu tiết tấu
- GV trình chiếu bài thực hành số 3 để HS quan sát ba mẫu tiết tấu SHS tr.33:
- GV hướng dẫn HS nhận xét về điểm giống và khác của các mẫu tiết tấu trên.
Nội dung ghi nhớ:
- Giống nhau: Các tiết tấu đều được viết theo nhịp 2/4.
- Khác nhau: loại nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,…
Hoạt động 2. Luyện tập gõ tiết tấu
- GV hướng dẫn HS luyện tập 3 mẫu tiết tấu a, b và c theo các bước.
- GV chia nhóm HS luyện tập hòa tấu mẫu a, b và c bằng các nhạc cụ âm nhạc dân tộc như thanh phách, song loan, trống nhỏ,...
- GV lưu ý HS:
+ Khi gõ mắt chú ý theo dõi diễn tiến của chu kì, GV chỉ huy 2 nhóm HS gõ đều nhịp.
+ Gõ nhiều chu kì tiết tấu quay đi quay lại cần thực hiện gõ tay, miệng đọc thầm, mắt theo dõi diễn tiến của chu kì.
Nội dung ghi nhớ:
+ Bước 1: Đọc tiết tấu.
+ Bước 2: Đọc kết hợp gõ tiết tấu (với nhạc cụ âm nhạc dân tộc như thanh phách, song loan, trống nhỏ,... vì bài nhạc này đệm bài hát từ làn điệu chèo).
+ Bước 3: Gõ tiết tấu (kết hợp đọc thầm).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV chia HS thành 3 nhóm và chỉ huy HS hát và gõ đệm cho bài hát:
+ Nhóm 1: hát.
+ Nhóm 2: gõ bè 1.
+ Nhóm 3: gõ bè 2.
- GV lưu ý: Các nhóm hát và gõ đều tốc độ (nếu dùng file âm thanh).
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS trình bày bài hát Khi vui xuân sang với các hình thức khác nhau như: song ca, tam ca, tốp ca... kết hợp gõ đệm theo tiết tấu đã học.
- GV hướng dẫn HS hát bài Khi vui xuân sang kết hợp đánh nhịp 2/4.
- GV yêu cầu HS sưu tầm một làn điệu chèo.
......................................................…