Slide bài giảng Âm nhạc 8 chân trời Bài 16: Hát: Lí cây đa; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 4

Slide điện tử Bài 16: Hát: Lí cây đa; Nhạc cụ thể hiện tiết tấu: Bài thực hành số 4. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

BÀI 16:

HÁT: LÍ CÂY ĐA

- NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

- GV cho HS nghe trích đoạn bài hát và gõ đệm theo 2 trích đoạn bài hát Lí cây bông Cây trúc xinh:

https://www.youtube.com/watch?v=iip1SAiaMlk (0:50 – 1:40) – Lí cây bông.

 https://www.youtube.com/watch?v=ad_wgPNfdIE (0:20 – 1:02) – Cây trúc xinh.

- GV đặt câu hỏi cho HS: Trong hai bài trên, bài nào là của Dân ca Quan họ Bắc Ninh? Em hãy kể thêm các bài Dân ca Quan họ Bắc Ninh mà em biết.

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Hát: Lí cây đa

Hoạt động 1: Nghe và nêu cảm nhận về bài hát

- GV hướng dẫn HS nghe bài hát Lí cây đa và gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách:

https://www.youtube.com/watch?v=h7XCBy7ujhI (0:30- 1:01)

- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài hát.

Nội dung ghi nhớ:

- Giai điệu trong sáng, trữ tình, nhiều luyến láy. 

- Bài hát thể hiện nét tinh tế, duyên dáng, ý nhị đặc trưng của dân ca quan họ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bài hát

- GV hướng dẫn HS đọc nội dung thông tin SHS tr.49 và trả lời câu hỏi:

Trình bày hiểu biết của em về Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

- GV cho HS lắng nghe lần 2 bài hát Khi vui xuân sang; yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc và nội dung, ý nghĩa của bài hát.

Link bài hát:

https://www.youtube.com/watch?v=h7XCBy7ujhI (0:30- 1:01)

- GV hướng dẫn HS quan sát bản nhạc, tìm hiểu các kí hiệu âm nhạc đã học trong bài (nhịp Tech12h , nhịp độ vừa phải, dấu nhắc lại, khung thay đổi, có nhiều luyến, láy – nốt hoa mĩ, các từ đệm lót như i, a, phú lí tình, ta lí; nốt thấp nhất: son – g, nốt cao nhất: đô – c2), nhận biết cấu trúc của bài.

Tech12h

-  GV hướng dẫn HS chia câu hát trên bản nhạc: Bài gồm 1 trổ hát, có 2 câu nhạc và 4 câu hát.

Nội dung ghi nhớ:

- Dân ca Quan họ Bắc Ninh:

+ Là thể loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa, nổi tiếng ở Bắc Ninh nên thường được gọi là Dân ca Quan họ Bắc Ninh.

+  Quan họ được diễn xướng theo lối hát giao duyên, đối đáp giữa các liền anh, liền chị.

- Bài hát Lí cây đa: có giai điệu trong sáng, trữ tình, nhiều luyến láy, thể hiện nét đẹp đặc trưng của Dân ca Quan họ Bắc Ninh: tinh tế, duyên dáng, ý nhị.

- Chia câu hát trên bản nhạc:

Câu hát 1: Trèo lên quán i dốc ngồi gốc í i cây đa.

Câu hát 2: ta lí lí như cây đa í i.

Câu hát 3: Thấy i cô i phú lí tình là cô mặc áo vỏ già

Câu hát 4: ta lí lí như nâu non i vỏ (a) già/ ta lí lí như nâu non.

Hoạt động 3: Khởi động giọng

GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm phù hợp với bài dân ca ở điệu thức 5 âm như C – D – E – G – A mà không khởi động bằng mẫu âm của giọng trưởng trong âm nhạc phương Tây.

Tech12h

Hoạt động 4: Dạy bài hát

- GV đàn từng câu cho HS tập hát, hát mẫu ở những chỗ có nốt luyến, láy:

https://www.youtube.com/watch?v=lj-URgu8KmY (0:00 -0:48)

- GV hát mẫu cho HS (khi sửa sai cho HS). 

- GV nhắc HS: Các chỗ luyến, láy khó; giai điệu của các chữ ta lí lí như trâu non,... được lặp lại 2 lần nhưng không hoàn toàn giống nhau.

- GV nhắc HS vừa hát vừa nhẹ nhàng gõ theo phách để xác định trường độ.

Nội dung ghi nhớ:

- Vừa hát vừa nhẹ nhàng gõ theo phách để xác định trường độ.

- Thể hiện nhẹ nhàng ở các nốt luyến, láy.

2. Nhạc cụ thể hiện tiết tẩu: Bài thực hành số 4

Hoạt động 1: Nhận xét mẫu tiết tấu

- GV trình chiếu bài thực hành số 3 để HS quan sát ba mẫu tiết tấu SHS tr.33: 

Tech12h

Tech12h

- GV hướng dẫn HS nhận xét về điểm giống và khác của các mẫu tiết tấu trên.

Nội dung ghi nhớ:

- Giống nhau: Các tiết tấu đều được viết theo nhịp 2/4.

- Khác nhau: loại nhịp, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,…

Hoạt động 2: Gõ tiết tấu

- GV hướng dẫn HS luyện tập 3 mẫu tiết tấu a, b theo các bước.

- GV chia nhóm HS luyện tập hòa tấu mẫu a bằng song loan, mẫu b bằng thanh phách và trống nhỏ.

- GV lưu ý HS:

+ Luyện kĩ mẫu tiết tấu b, tập từ tốc độ chậm rồi tăng nhanh dần lên. Mẫu b có các nốt móc kép, khi cầm nhạc cụ gõ từ trường độ này sang trường độ kia cần gõ nhẹ nhàng và thực hiện với biên độ hẹp, không nên mở rộng để các nốt móc kép không bị vội vàng; nhấn rõ hơn vào các phách ở đầu mỗi ô nhịp.

+ Gõ nhiều chu kì tiết tấu quay đi quay lại cần thực hiện tay gõ, miệng đọc thầm, mắt theo dõi diễn tiến của chu kì. 

Nội dung ghi nhớ:

- Bước 1: Đọc tiết tấu.

- Bước 2: Đọc kết hợp gõ tiết tấu (với nhạc cụ bất kì).

- Bước 3: Gõ tiết tấu (kết hợp đọc thầm).

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- GV hướng dẫn HS hát cả bài Lí cây đa với nhịp độ vừa phải, thể hiện tính chất trữ tình, trong sáng.

- GV lưu ý: Thể hiện giai điệu một cách nhẹ nhàng, tinh tế, nhất là các nốt luyến, láy, các từ đệm, lót.

- GV hướng dẫn HS hát theo nhạc đệm, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

Gợi ý:

- GV mời cả lớp hát bài Lí cây đa; hát với nhạc đệm, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

- GV mời đại diện tổ, nhóm hát bài Lí cây đa; hát với nhạc đệm, kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ thể hiện tiết tấu.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

Nhiệm vụ 1: Biểu diễn bài hát

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.

- GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, phân chia nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và sáng tạo hình thức biểu diễn bài hát Lí cây đa: hình thức đơn ca hoặc song ca, tốp ca; có gõ đệm hoặc vận động theo nhạc.

Nhiệm vụ 2: Bài học giáo dục

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những suy nghĩ và hành động của bản thân đối với di sản dân ca Việt Nam nói chung, Dân ca Quan họ Bắc Ninh nói riêng sau khi học bài hát Lí cây đa.

- GV gợi ý cho HS một số việc làm thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với di sản dân ca Việt Nam:

+ Tìm hiểu và nghe dân ca nói chung, dân ca quan họ nói riêng nhiều hơn. Lắng nghe và phân tích để thấy cái hay, cái đẹp của bài dân ca.

+ Tham gia biểu diễn trong và ngoài nhà trường chọn bài dân ca dân ca quan họ.

+ Chia sẻ với người khác quan điểm về dân ca/ dân ca quan họ.

+ Khi thấy bạn mình chê bai dân ca, không đồng tình quan điểm, có thể giải thích cho bạn thấy cái đẹp của bài dân ca.

+ ...

......................................................…