Slide bài giảng Âm nhạc 8 chân trời Bài 11: Nhạc cụ thể hiện giai điệu: + Sáo recoder: Nốt Pha, Bài thực hành số 3 + Kèn phím: Bài thực hành số 3
Slide điện tử Bài 11: Nhạc cụ thể hiện giai điệu: + Sáo recoder: Nốt Pha, Bài thực hành số 3 + Kèn phím: Bài thực hành số 3. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 11:
- HÁT: KHI VUI XUÂN SANG
- NHẠC CỤ THỂ HIỆN TIẾT TẤU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 3
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS ôn tập Bài thực hành số 2.
- GV hướng dẫn HS thể hiện bài thực hành số 2 – Giao hưởng thế giới mới của A.Dvorak, với tính chất nhẹ nhàng, nhịp độ chậm rãi, ngân đủ phách khi gặp dấu nối.
- GV sử dụng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập.
- GV lưu ý HS: Giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nhạc cụ thể hiện giai điệu. Sáo recorder: Nốt Pha, Bài thực hành số 3
Hoạt động 1. Nhận biết cách bấm nốt Pha
- GV hướng dẫn HS cách bấm và thổi nốt Pha.
- GV tổ chức cho HS luyện tập thổi nốt Pha.
- Lưu ý: GV nhắc nhở HS giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi.
Nội dung ghi nhớ:
- Có 2 cách bấm và thổi nốt Pha:
+ Bấm lỗ 0, 1, 2, 3 ở tay trái và bấm lỗ 4, 6, 7 ở tay phải.
+ Bấm lỗ 0, 1, 2, 3 ở tay trái và bấm lỗ 4 ở tay phải.
Hoạt động 2. Quan sát Bài thực hành số 3
- GV hướng dẫn HS quan sát Bài thực hành số 3 và chỉ ra các kí hiệu đã học như: loại nhịp, nhịp độ, cao độ, trường độ,…
- GV mở rộng giới thiệu cho HS về Bài thực hành số 3.
- GV trình chiếu video cho HS nghe trích đoạn Long hổ.
https://www.youtube.com/watch?v=cEXlDKWcZNQ (3:35-3:47).
Nội dung ghi nhớ:
Tác phẩm Long hổ là một trong các bài của Nhã nhạc cung đình Huế.
Hoạt động 3. Thực hiện bài bổ trợ
- GV hướng dẫn HS thực hiện luyện tập bài bổ trợ nốt Pha:
- GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm theo.
- Lưu ý: GV quan sát và sửa lỗi sai cho HS.
Hoạt động 4. Thực hành Bài thực hành số 3
- GV hướng dẫn HS đọc tên nốt theo trường độ Bài thực hành số 3 hoặc đọc xướng âm giai điệu.
- Lưu ý: GV cho HS vừa đọc vừa gõ phách.
- GV hướng dẫn HS chia Bài thực hành số 3 thành hai tiết nhạc.
- GV hướng dẫn HS luyện tập thổi theo từng tiết nhạc rồi ghép lại thành bài.
Nội dung ghi nhớ:
- HS thực hành thổi Bài thực hành số 3.
2. Kèn phím: Bài thực hành số 3
Hoạt động 1. Quan sát Bài thực hành số 3
- GV cho HS nghe bài hát Thằng Cuội của Lê Thương và yêu cầu HS nêu cảm nhận về tính chất âm nhạc của bài.
https://www.youtube.com/watch?v=4qAaJy5NwaE (0:00- 1:53)
- GV yêu cầu HS quan sát Bài thực hành số 3:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Chỉ ra các kí hiệu đã học có trong Bài thực hành số 3 như: loại nhịp, nhịp độ, cao độ, trường độ, các kí hiệu khác,…
Nội dung ghi nhớ:
- Bài hát Thằng Cuội là bài hát thiếu nhi nổi tiếng được sáng tác trong thời kì 1945 – 1954, bài có chất dân gian rất mộc mạc, trong sáng, hồn nhiên.
- Các kí hiệu có trong bài:
+ Nhịp 2/4.
+ Nốt đen, nốt trắng.
+ Dấu nhắc lại, khung thay đổi, dấu lặng.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Hoạt động 1. Thực hành Bài thực hành số 3
- GV hướng dẫn HS đọc tên nốt theo trường độ Bài thực hành số 3 hoặc xướng âm giai điệu.
- GV lưu ý HS: Vừa đọc vừa gõ phách, lấy hơi đúng chỗ có kí hiệu v.
- GV chia Bài thực hành số 3 thành 3 câu và 6 tiết nhạc:
+ Câu 1: 2 tiết (tiết 1: 4 nhịp, tiết 2: 5 nhịp)
+ Câu 2: 2 tiết nhạc (tiết 1: 4 nhịp, câu 2: 4 nhịp)
+ Câu 3 nhắc lại câu 1.
- GV hướng dẫn HS luyện tập thổi theo từng tiết nhạc rồi ghép lại thành bài.
- GV nhắc HS chú ý: Các em nên chú ý đến chỗ đổi ngón tay trong bài và chỗ có đảo phách, lấy hơi đúng chỗ.
- GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm trong quá trình HS thối từng tiết nhạc, hết câu nhạc và khi ghép cả bài.
Hoạt động 2. Thể hiện tính chất của Bài thực hành số 3
- GV làm mẫu và hướng dẫn HS thể hiện Bài thực hành số 3 với tính chất trong sáng, thiết tha ở nhịp độ chậm vừa.
- GV nhắc HS ngân đủ phách khi gặp dấu nối, chỗ có đảo phách.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV tổ chức cho HS thực hiện bài Bài thực hành số 3 với các hình thức khác nhau: nhóm, tổ, cá nhân, solo cùng nhóm,…
- GV chia HS thành 2 nhóm và hướng dẫn HS cùng hoà tấu Bài thực hành số 3:
+ Nhóm 1: thổi kèn phím.
+ Nhóm 2: sử dụng thanh phách, trống con hoặc song loan gõ đệm theo phách.
......................................................…