Slide bài giảng Âm nhạc 8 chân trời Bài 17: Nhạc cụ thể hiện giai điệu: Bài thực hành số 4; Lí thuyết âm nhạc: Đảo phách
Slide điện tử Bài 17: Nhạc cụ thể hiện giai điệu: Bài thực hành số 4; Lí thuyết âm nhạc: Đảo phách. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 8 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI 17:
- NHẠC CỤ THỂ HIỆN GIAI ĐIỆU: BÀI THỰC HÀNH SỐ 4
- LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: ĐẢO PHÁCH
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức cho HS ôn tập Bài thực hành số 3.
- GV hướng dẫn HS thể hiện bài thực hành số 3 – Long hổ với tính chất vui tươi, sôi nổi.
- GV sử dụng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm khi HS ôn tập.
- GV lưu ý HS: Giữ hơi thở nhẹ nhàng và đều đặn khi thổi.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Nhạc cụ thể hiện giai điệu. Sáo Recorder: Bài thực hành số 4
Hoạt động 1: Quan sát Bài thực hành số 4
- GV hướng dẫn HS quan sát Bài thực hành số 4 và chỉ ra các kí hiệu đã học trong bài.
Nội dung ghi nhớ:
Các kí hiệu trong Bài thực hành số 4 là: loại nhịp 2/4, nhịp độ vừa phải, cao độ, trường độ,...
Hoạt động 2: Thực hiện Bài thực hành số 4
- GV hướng dẫn HS đọc tên nốt theo trường độ Bài thực hành số 4 hoặc đọc xướng âm giai điệu.
- Lưu ý: GV cho HS vừa đọc vừa gõ phách.
- GV hướng dẫn HS luyện riêng nét nhạc khó:
- GV hướng dẫn HS chia Bài thực hành số 4 thành hai câu nhạc, hai tiết nhạc.
- GV hướng dẫn HS luyện tập thổi theo từng tiết nhạc rồi ghép lại thành bài.
- GV cho HS luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần những chỗ có móc kép.
Nội dung ghi nhớ:
- HS thực hành thổi Bài thực hành số 4.
Hoạt động 3: Đệm cho bài hát
- GV hướng dẫn HS thổi Bài thực hành số 4 để đệm cho bài hát Lí cây đa.
- GV lưu ý cho HS: Khi đệm mắt chú ý theo dõi diễn tiến của giai điệu.
2. Kèn phím. Bài thực hành số 4
Hoạt động 1: Quan sát Bài thực hành số 4
- GV yêu cầu HS quan sát Bài thực hành số 4:
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Chỉ ra các kí hiệu đã học có trong Bài thực hành số 4 như: loại nhịp, nhịp độ, cao độ, trường độ,…
Nội dung ghi nhớ:
- Bài hát Lí cây đa là một trong những bài dân ca quan họ có giai điệu trong sáng, trữ tình, nhiều luyến láy.
- Các kí hiệu có trong bài:
+ Nhịp 2/4.
+ Nốt đen, nốt trắng.
+ Dấu nối, khung thay đổi, dấu lặng, dấu nhắc lại.
Hoạt động 2: Thực hiện Bài thực hành số 4
- GV hướng dẫn HS đọc tên nốt theo trường độ Bài thực hành số 4 hoặc đọc xướng âm giai điệu.
- Lưu ý: GV cho HS vừa đọc vừa gõ phách.
- GV hướng dẫn HS luyện riêng nét nhạc khó:
- GV hướng dẫn HS chia Bài thực hành số 4 thành hai câu nhạc, hai tiết nhạc.
- GV hướng dẫn HS luyện tập thổi theo từng tiết nhạc rồi ghép lại thành bài.
- GV cho HS luyện tập lặp đi lặp lại nhiều lần những chỗ có móc kép.
Hoạt động 3: Đệm cho bài hát
- GV hướng dẫn HS thổi Bài thực hành số 4 để đệm cho bài hát Lí cây đa.
- GV lưu ý cho HS: Khi đệm mắt chú ý theo dõi diễn tiến của giai điệu.
2. Lí thuyết âm nhạc: Đảo phách
Hoạt động: Tìm hiểu về hiện tượng đảo phách
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung SHS tr.52 và rút ra đặc điểm cơ bản của hiện tượng đảo phách.
- GV hướng dẫn HS quan sát để nhận diện và phân biệt các hiện tượng đảo phách thường gặp.
+ Đảo phách trong cùng 1 ô nhịp:
+ Đảo phách từ ô nhịp này đến ô nhịp khác:
- GV mở rộng thêm để HS phân biệt các trường hợp ngân (có dấu nối) từ ô nhịp trước sang ô nhịp sau hoặc từ phách mạnh ngân sang phách sau nhưng không phải là đảo phách như:
- GV phân tích: 2 trường hợp trên có sự ngân sang nhưng là phách mạnh ngân sang phách khác mà không có yếu tố phách yếu sang phách mạnh hoặc phần yếu ngân sang mạnh nên không phải là đảo phách.
- GV tổ chức cho HS thực hiện đọc tiết tấu kết hợp vỗ tay theo phách cho một dạng tiết tấu đảo phách để HS nhận thức rõ hơn về hiện tượng đảo phách.
Nội dung ghi nhớ:
- Đảo phách là kiểu nối tiếp tiết tấu, trong đó âm bắt đầu vang ở phách nhẹ của phách ngân sang phách mạnh hoặc phần mạnh của phách sau đó.
- Hiện tượng đảo phách làm cho trọng tâm của tiết tấu không trùng với trọng âm của tiết nhịp.
- Một số hình thức đảo phách thường gặp:
+ Đảo phách trong cùng một ô nhịp.
+ Đảo phách từ ô nhịp này đến ô nhịp khác (đảo phách qua ô nhịp).
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV làm mẫu và hướng dẫn HS thể hiện Bài thực hành số 4 với tính chất trong sáng, nhịp độ vừa phải.
- GV dùng đàn phím điện tử hoặc kèn phím để đệm trong quá trình HS thổi từng tiết nhạc, hết câu nhạc khi ghép cả bài.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- GV chia HS thành 2 nhóm và hướng dẫn HS cùng hoà tấu Bài thực hành số 4:
+ Nhóm 1: thổi kèn phím.
+ Nhóm 2: gõ đệm theo tiết tấu.
- GV lưu ý: HS nhìn theo tay chỉ huy của GV trong khi hoà tấu để giữ đều tốc độ.
......................................................…