Slide bài giảng Âm nhạc 6 Chân trời chủ đề 5 tiết 19
Slide điện tử chủ đề 5 tiết 19. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 6 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
CHỦ ĐỀ 5. BÀI CA LAO ĐỘNG
TIẾT 19
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- GV tổ chức hoạt động: “Biểu diễn bài hát “Đi cắt lúa”
+ GV yêu cầu HS biểu diễn bài “ Đi cắt lúa” theo hình thức nhóm hoặc cá nhân, kết hợp gõ đệm hoặc vận động theo phong cách Tây Nguyên.
- Gv hướng dẫn, gợi ý để HS kể được tên một số bài dân ca, bài hát nói về lao động. Ví dụ: Hò giã gạo, Hò nện, Hò vượt thác, Hò tát nước. Lí kéo chài, Lí cai phảng, Lí nhổ mạ…
- GV dẫn dắt vào bài học mới => Bài hát: “Hò ba lí”
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1. Tìm hiểu bài hát
Hoạt động nhóm:
- GV hướng dẫn HS nghe bài dân ca “Hò ba lí” kết hợp vận động tự nhiên theo cảm nhận về tính chất, nhịp điệu tác phẩm.
- Gv hướng dẫn HS phân tích cấu trúc của bài hát gồm một đoạn nhạc với nhiều câu hát xướng –xô luân phiên nhau.
- Gv yêu cầu HS nhận xét bài hát về các nội dung như: xuất xứ, nhịp độ, các nét giai điệu giống nhau, nội dung bài hát…
- GV yêu cầu HS nêu cảm nhận bước đầu sau khi nghe bài hát.
Nội dung ghi nhớ:
- Hò:
+ Thể loại dân ca, gắn với nhịp điệu lao động, để động viên cổ vũ, bày tỏ tình cảm hoặc giải trí sau những giờ làm việc mệt nhọc.
+ Lời ca của Hò thường sử dụng các câu thơ lục bát, được hát theo lối đáp xướng – xô.
- Nội dung: Bài hát thể hiện niềm lạc quan và tình yêu bình dị của người nông dân trong lao động.
2. Khởi động giọng và dạy bài hát
Hoạt động nhóm:
- GV tổ chức hoạt động khởi động giọng với mẫu luyện thanh hoặc thông qua trò chơi để giúp HS khởi động giọng.
- GV hướng dẫn HS học bài hát theo lối móc xích, tùy vào năng lực HS mà GV tổ chức các bước dạy học hát phù hợp.
- GV cho HS vừa hát vừa kết hợp vận động để HS ghi nhớ bài dễ dàng.
- GV tổ chức, hướng dẫn GS luyện tập hát bài hát theo hình thức xướng – xô.
Nội dung ghi nhớ:
Khởi động giọng
Học bài hát
3. Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 5.
Hoạt động nhóm:
- GV tổ chức hoạt động “ Nghe và nhận biết tiết tấu”:
+ Gv tổng hợp một vài âm hình tiết tấu đã học từ các chủ đề trước, viết lên bảng hoặc trình chiếu.
+ GV gõ một âm thanh bất kì trong số các tiết tấu trên, HS nghe và chỉ ra âm hình đúng.
* Quan sát và nhận xét:
- GV cho HS quan sát, so sánh để nêu được sự khác nhau giữa hai mẫu tiết tấu a, b. (GV gợi ý so sánh: nhịp, tiết tấu, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,..)
Nội dung ghi nhớ:
* Nghe và nhận biết tiết tấu
* Quan sát và nhận xét
- Giống nhau: Nhịp 2/4
- Khác:
+ Tiết tấu a: đen chấm dôi, đơn, đen, đen à chậm; hình nốt: đen chấm dôi, đơn, nốt đen.
+ Tiết tấu b: đơn, đơn, đơn, đen, lặng đen à nhanh; hình nốt: đơn, đen và lặng đen.
………..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- GV cho cả lớp hát lại bài hát theo nhạc nền và kết hợp vận động.
- HS hát đồng thanh, vận động theo nhịp sau đó các nhóm lần lượt trình bày.
- GV tổ chức chia lớp thành các nhóm và yêu cầu HS tập luyện gõ đệm một đoạn nhạc bài hát “ Hò ba lí ”.
+ GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá kĩ thuật hát của HS, chuẩn kiến thức.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Em hãy sáng tạo về hình thức biểu diễn hoặc tiết tấu gõ đệm, động tác vận động cơ thể,..
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu mới để gõ đệm cho bài hát “Hò ba lí”.
- GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tự sáng tạo mẫu gõ đệm và vận động theo bài hát kết hợp hình thức hát xướng – xô.
- GV dùng kĩ thuật mảnh ghép để kết thành các nhóm mới và thực hiện sản phẩm âm nhạc.
- HS tập luyện và trình bày trước lớp.