Slide bài giảng Âm nhạc 6 Chân trời chủ đề 1 tiết 3

Slide điện tử chủ đề 1 tiết 3. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 6 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Xem slide điện tử hiện đại, hấp dẫn. => Xem slide

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 1. VUI BƯỚC ĐẾN TRƯỜNG

TIẾT 3 

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

TRÒ CHƠI ÂM NHẠC

  1. Các em hãy so sánh âm thứ nhất với âm thứ 2 của mẫu a, âm nào cao hơn?
  2. Các em hãy so sánh âm thứ nhất với âm thứ 2 của mẫu b, âm nào dài hơn?

NỘI DUNG BÀI HỌC GỒM:

  1. Lý thuyết âm nhạc – các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Nhiệm vụ: Tìm hiểu thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc

Nội dung ghi nhớ:

Âm thanh trong âm nhạc có 4 thuộc tính:

  • Cao độ: độ cao, thấp của âm thanh.
  • Trường độ: độ dài, ngắn của âm thanh. Để biểu thị trường độ, người ta dùng các kí hiệu nốt tròn, trắng, đen (♩), móc đơn (♪)..
  • Cường độ: độ mạnh, nhẹ hoặc to, nhỏ của âm thanh. Để biểu thị cường độ, người ta dùng kí hiệu như (mạnh) và p (nhẹ)
  • Âm sắc: Màu sắc của âm thanh, chỉ sự khác nhau về tính chất âm thanh của các nhạc cụ, giọng hát…

Nhiệm vụ 2: Chơi trò chơi

TRÒ CHƠI PHẢN ỨNG THEO ÂM THANH

  • Luật chơi: Cả lớp sẽ nghe âm thanh từ giáo viên để cảm nhận thuộc tính cường độ: mạnh thì vỗ tay to, âm thanh nhẹ thì vỗ tay nhỏ.

TRÒ CHƠI NGHE ÂM THANH ĐOÁN TÊN NHẠC CỤ

  • Luật chơi: Các em nghe âm thanh của các nhạc cụ sau đó đoán tên nhạc cụ và cho biết tính chất của âm thanh nhạc cụ đó để cảm nhận thuộc tính âm sắc.

LUYỆN TẬP

Nhiệm vụ. Các em luyện đọc gam Đô trưởng theo mẫu

Nhiệm vụ: Các em quan sát Bài đọc nhạc số 1 và thảo luận chỉ ra được trong bài có nốt nào cao nhất, thấp nhất; trường độ dài nhất, trường độ ngắn nhất.

D. VẬN DỤNG

Kiểm tra kiến thức về các thuộc tính cơ bản của âm thanh.