Slide bài giảng Âm nhạc 6 Chân trời chủ đề 2 tiết 6

Slide điện tử chủ đề 2 tiết 6. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của môn Âm nhạc 6 Chân trời sáng tạo sẽ khác biệt

Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu

Tóm lược nội dung

CHỦ ĐỀ 2. BÀI CA HÒA BÌNH

TIẾT 6

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi những chữ cái vui vẻ”:

+ GV chia lớp thành ba nhóm, lần lượt đặt tên các nhóm bằng chữ cái C, E, G.

+ GV viết lên bảng hoặc chiếu 4 ô nhịp đầu tiên của Bài đọc nhạc số 2 và ghi kí hiệu chữ cái dưới các nốt. 

+ GV hướng dẫn chơi: Các nhóm đọc tên nhóm mình bằng chữ cái với cao độ theo tiến trình giai điệu trên 4 ô nhịp đã cho, thứ tự là: G - G - E - G - E -  C - E - G.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Tìm hiểu kí hiệu âm bằng hệ thống chữ cái Latin

Hoạt động nhóm:

- GV giới thiệu về các kí hiệu chữ cái dùng để chỉ tên nốt nhạc.

- GV cho HS nhắc và nêu lại ý hiểu của mình về các kí hiêu nốt nhạc bằng chữ cái Latin.

Nội dung ghi nhớ:

CHỦ ĐỀ 2. BÀI CA HÒA BÌNHTIẾT 6

Hệ thống 1: C   D    E   F    G     B  (C)

Hệ thống 2: C   D   E  F   G   A  H   (H)

2. Nhạc cụ tiết tấu: Bài thực hành số 2

Hoạt động nhóm:

-  GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi truyền tín hiệu”:

+ GV tổ chức theo nhóm, mỗi nhóm xếp một hàng dọc: GV đưa ra mẫu tiết tấu cho mỗi nhóm để thực hiện. Bạn cuối cùng vỗ lên vai bạn đứng trước theo mẫu tiết tấu đã cho và tiếp tục truyền tín hiệu đến bạn đầu hàng. Bạn đầu hàng sẽ dùng trống nhỏ gõ lại tiết tấu ( tín hiệu) đã được nhận. Nhóm nào thực hiện đúng nhiều lần thì chiến thắng.

+ Sau khi luyện tập, GV lựa chọn một vài HS ở mỗi nhóm để cùng nhau kết hợp biểu diễn.

- GV cho HS quan sát hai mẫu tiết tấu a, b.

- GV yêu cầu HS trao đổi, thảo luận nhóm 4 nhận xét về điểm giống và khác của hai mẫu trên. (GV gợi ý so sánh: nhịp, tiết tấu, hình nốt, sự sắp xếp trường độ,..)

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS đọc tiết tấu mẫu a, b theo âm tiết và kết hợp với nhạc cụ gõ bất kì. (GV hướng dẫn thực hiện âm hình tiết tấu lặp đi lặp lại liên tiếp vài lần)

- GV cho HS hát bài “ Tiếng chuông và ngọn cờ” kết hợp gõ đệm.

- GV chia nhóm, hướng dẫn các nhóm HS hát và gõ đệm bài hát theo hình thức ostinano.

- GV chia nhóm và sử dụng kĩ thuật mảnh ghép để yêu cầu nhóm HS tự sáng tạo mẫu tiết tấu để đệm cho bài hát bằng nhạc cụ gõ hoặc vận động cơ thể.

Nội dung ghi nhớ:

- Nhận xét và luyện tập mẫu tiết tấu.

- Gõ đệm cho bài hát

CHỦ ĐỀ 2. BÀI CA HÒA BÌNHTIẾT 6

- Biểu diễn âm nhạc

CHỦ ĐỀ 2. BÀI CA HÒA BÌNHTIẾT 6

 3. Nhạc cụ giai điệu: Sáo recorder

Hoạt động nhóm:

- GV tổ chức hoạt động: “Trò chơi vận động theo nhịp điệu”:

+ GV sử dụng sáo recorder thổi một đoạn nhạc thiếu nhi (tùy chọn) với sự thay đổi tốc độ giữa các tiết nhạc/ câu nhạc.

+ GV hướng dẫn HS vận động theo tính chất nhanh, chậm theo tốc độ thổi của GV bằng cách giặm chân, vỗ tay, lắc lư cơ thể…

- GV hướng dẫn HS quan sát sáo recoder và tìm hiểu cấu tạo của sáo.

- GV thổi một câu nhạc ở nhịp độ chậm, hướng dẫn HS quan sát kĩ để rút ra được kết luận về cách thổi và âm sắc sáo recorder.

- GV hướng dẫn HS thực hành tư thế cầm, giữ sáo, kĩ thuật bấm và kĩ thuật thổi hơi.

- GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ thế tay bấm hai nốt Si, La nhiều lần ( không trường độ) cho đến khi thuần thục và có âm thanh sáng, rõ ràng.

- GV hướng dẫn HS luyện tập bài luyện tập a, b và Bài thực hành số 1 theo hình thức nhóm - cá nhân.

Nội dung ghi nhớ:

- Khởi động

- Cấu tạo và cách sử dụng sáo recorder

CHỦ ĐỀ 2. BÀI CA HÒA BÌNHTIẾT 6

- Thực hành thổi các nốt Si, La và Bài thực hành số 1.

CHỦ ĐỀ 2. BÀI CA HÒA BÌNHTIẾT 6

CHỦ ĐỀ 2. BÀI CA HÒA BÌNHTIẾT 6

CHỦ ĐỀ 2. BÀI CA HÒA BÌNHTIẾT 6

………………

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

- HS thực hành đọc nốt nhạc theo chữ cái để ghi nhớ.

- HS thực hiện một số bài tập trong SBT Âm nhạc 6 để luyện viết tên nốt.

- HS đọc tên nốt bằng chữ cái theo tiết tấu trong Bài đọc nhạc số 2.

- GV tổ chức chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS tập luyện: gõ đệm, thổi sáo, thổi kèn phím một đoạn nhạc bài hát “ Tiếng chuông và ngọn cờ”.

+ GV mời các nhóm – cá nhân thực hiện biểu diễn bất kì một hình thức trước lớp.

+ GV chữa, lưu ý HS thực hiện đúng động tác của nhạc cụ và thực hiện mẫu cho HS theo dõi và luyện tập theo.

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

- Em hãy viết các kí hiệu chữ cái Latin vào các bản nhạc đã học trong SGK ( bằng bút chì) để ghi nhớ.

- GV tổ chức hoạt động « Trò chơi đoán nốt » :

+ GV thực hiện ôn lại kí hiệu nốt nhạc bằng bàn tay để HS ghi nhớ.

+ Trong quá trình tổ chức chơi, GV thực hiện kí hiệu nốt nhạc bàn tay và yêu cầu HS đọc tên nốt kèm theo kí hiệu chữ cái. Ví dụ : Mi – E.

- HS hoạt động nhóm tự sáng tạo mẫu tiết tấu nhạc cụ để đệm cho bài hát.

- GV lựa chọn một vài HS ở mỗi nhóm để cùng nhau kết hợp biểu diễn.

- GV yêu cầu HS trao đổi sáng tạo một nét nhạc ngắn với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son theo mẫu tiết tấu tự chọn.