Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 KNTT bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 6 bài 3: Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: .../.../…

BÀI 3: THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Ôn lại kiến thức và rèn học sinh kĩ năng biểu diễn số tự nhiên trên tia số, nhận biết được thứ tự các số tự nhiên và mối liên hệ với các điểm biểu diễn chúng trên tia số.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế.

  1. Năng lực đặc thù:

- Năng lực mô hình hóa toán học: Biểu diễn được số tự nhiên trên tia số.

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: So sánh được hai số tự nhiên nếu cho hai số viết trong hệ thập phân, hoặc cho điểm biểu diễn của hai số trên cùng một tia số; tìm số tự nhiên liền trước, liền sau và liệt kê các số tự nhiên theo điều kiện cho trước.

3.Về phẩm chất:

- Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu.
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV đặt câu hỏi “Các vạch số trên thước kẻ hay nhiệt kế có gì giống với dãy số tự nhiên”?

- GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
  3. a. Mục tiêu: HS nhắc và nắm rõ phần lý thuyết của dạng toán “Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên”. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  4. b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
  5. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
  6. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi và gọi một HS bất kì trả lời để ôn lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trước khi hoàn thành phiếu bài tập:

“Thứ tự các số tự nhiên được biểu diễn như thế nào?”

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

* Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.

* Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thứ tự các số tự nhiên

- Tia số là hình ảnh trực quan giúp chúng ta tìm hiểu về thứ tự của các số tự nhiên.

+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Khi đó, ta viết a < b hoặc b > a. Ta còn nói: điểm a nằm trước điểm b, hoặc điểm b nằm sau điểm a.

+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau. VD: 9 là số liền sau của 8 (còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp.

+ Nếu  => a < c ( tính chất bắc cầu)

VD:  => a < 7

*Chú ý: Số 0 không có số tự nhiên liền trước và là số tự nhiên nhỏ nhất.

2. Các kí hiệu “” hoặc “” :

- Ta còn dùng kí hiệu a  b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b” ) để nói “a < b hoặc a = b”.

- Tương tự, kí hiệu a  b ( đọc là “a lớn hơn hoặc bằng b”) có nghĩa là a > b hoặc a = b.

- Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu  a  b và b  c thì a  c

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
  2. a. Mục tiêu: HS biết cách giải các dạng bài tập thường gặp trong dạng “Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên” thông qua các phiếu bài tập.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
  4. c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
  5. d. Tổ chức thực hiện:

*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn.

 

Dạng 1: Tìm số tự nhiên liền trước, liền sau và liệt kê các số tự nhiên theo điều kiện cho trước.

* Phương pháp giải:

- Trên trục số nằm ngang, chiều mũi tên đi từ trái sang phải, điểm bên trái biểu diễn số nhỏ, điểm bên phải biểu diễn số lớn.  Vì hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị, để tìm số tự nhiên liền sau của số tự nhiên a, ta tính a + 1 ; tìm số tự nhiên liền trước của số tự nhiên a (a ≠ 0) , ta tính a - 1

 - Số 0 không có số tự nhiên liền trước; ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần có dạng: a, a + 1, a + 2 hoặc a - 1, a, a + 1.

- Hai cách biểu diễn tập hợp là liệt kê phần tử và chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

Bài 1. Viết thêm các số liền trước và số liền sau của hai số 4 872 và 4869 để được sáu số tự nhiên rồi sắp xếp sáu số đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 2.

a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi số: 56; 382; 8647

b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số: 32, 568, 7573

c) Viết số tự nhiên liền trước và liền sau của số tự nhiên a (a ≠ 0)

Bài 3.

a) Viết số tự nhiên liền sau mỗi chữ số: 539; x (với x  N)

b) Viết số tự nhiên liền trước mỗi số: 360; y (với y  N*)

Bài 4. Điền vào chỗ trống để ba số ở mỗi dòng là ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

54, …, …

…, 21, …

Bài 5. Tìm các số tự nhiên x, y, z thỏa mãn:

Bài 6.

a) Viết tập hợp C = {a  N│a < 10} bằng cách liệt kê các phần tử.

b) Viết tập hợp X = {x  N*│15 ≤ x <20} bằng cách liệt kê các phần tử.

Bài 7. Viết tập hợp các số tự nhiên có hai chữ số, trong đó:

a) Chữ số hàng chục lớn hơn chữ số hàng đơn vị là 3

b) Chữ số hàng chục nhỏ hơn chữ số hàng đơn vị, tổng hai chữ số bằng 12

Bài 8. Trong các số 1; 2; 6; 7, số nào thuộc tập hợp A = { a  N│a ≥ 4 }, số nào thuộc tập hợp B = { a  N│a ≤ 4 }

 

- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.

- GV thu phiếu bài tập, cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

 

4 872

4 869

Số liền trước

4 871

4 868

Số liền sau

4 873

4 870

 

Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn: 4 868, 4 869, 4 870, 4 871, 4 872, 4 873

Bài 2.

a) 57, 383, 8648

b) 31, 567, 7572

c) a - 1, a, a + 1

Bài 3.

a) 540, x + 1

b) 359, y - 1

Bài 4. Ba số tự nhiên liên tiếp tăng dần:

54, 55, 56

20, 21, 22

Bài 5.  x = 16; y = 17, z = 18

Bài 6.

a) C = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}

b) X = {15; 16; 17; 18; 19}

Bài 7.

a) M = {96; 85; 74; 63; 52; 41; 30}

b) Gọi số tự nhiên cần tìm là  thỏa mãn a < b, a + b = 12

Ta có a + b = 12 = 3 + 9 = 4 + 8 = 5 + 7

Vậy các số cần tìm là 39; 48; 57

Bài 8.

Các số 6, 7 thuộc tập A

Các số 1, 2 thuộc tập B

 

*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.

 

Dạng 2:  Biểu diễn số tự nhiên trên tia số

Phương pháp giải:

- Trên trục số nằm ngang, chiều mũi tên đi từ trái sang phải, điểm bên trái biểu diễn số nhỏ, điểm bên phải biểu diễn số lớn.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Bài 1. Cho tia số sau, điểm E, F, G trên hình biểu diễn những số nào?

Bài 2.

a) Vẽ tia số gốc O cùng với hai điểm A và B, lần lượt biểu diễn các số 10 và 20 trên tia số đó.

b) Hai điểm A và B chia tia số thành: đoạn OA, đoạn AB và phần còn lại. Hãy cho biết mỗi điểm 8; 15 và 21 nằm ở phần nào trong 3 phần đó. Tại sao?

c) Mô tả tập hợp M các số tự nhiên có điểm biểu diễn thuộc đoạn OA.

Bài 3.  Cho bốn điểm A, B, C, D trên cùng một tia số và sắp xếp theo thứ tự đó. Biết rằng chúng là các điểm biểu diễn các số 66 542; 66 904; 65 857; 66 432. Hãy xác định điểm nào biểu diễn số nào?

 

- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.

- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

E = 8; F = 14, G = 18

Bài 2.

a)

b) Do 0 < 8 < 10 nên điểm 8 thuộc đoạn OA

Do 10 < 15 > 20 nên điểm 15 thuộc đoạn AB

Do 21 > 20 nên điểm 21 thuộc phần còn lại

c) M = { a  N│a ≤ 10 }

Bài 3.

A = 65 857; B = 66 432; C = 66 542; D = 66 904

 

* Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập số 3, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.

 

Dạng 3: So sánh các số tự nhiên

Phương pháp giải:

- Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Ta viết a < b hoặc b > a. Ta còn nói điểm a nằm trước điểm b hoặc điểm b nằm sau điểm a.

- Trên tia số: Số ở gần 0 hơn là số bé hơn.

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3

Bài 1. Cho ba số tự nhiên x, y, z, trong đó z là số lớn nhất. Biết rằng trên tia số, điểm x nằm giữa hai điểm y, z. Hãy dùng kí hiệu “<” để mô tả thứ tự của ba số x, y, z.

Bài 2. Hãy sắp xếp các số trong tập hợp sau theo thứ tự giảm dần:

M = { 2 029; 2 021; 2 015; 2 026; 2 027; 2 019; 2 028; 2 030}

Bài 3.

a) Hãy so sánh hai số tự nhiên sau, sử dụng kí hiệu “ < ”; “ > ” để viết kết quả, trong đó:

m = 25 560 774 và n = 25 064 143

b) Trên tia số (nằm ngang), trong hai điểm m và n, điểm nào nằm trước?

Bài 4. Điền các dấu  “ <; >; = ” vào chỗ chấm

a) 5694 … 5249

b) 63 950 … 63 000 + 950

c) 3 567 568 … 3 567 668

Bài 5. So sánh:

a)     1 888 999 và 998 666    

b)     1 057 868 và 1 587 930

 

- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.

- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.

y < x < z

Bài 2.

2 030; 2 029; 2 028; 2 027; 2 026; 2 021; 2 019; 2 015

Bài 3.

a) m > n

b) Điểm n nằm trước điểm m

Bài 4.

a) 5694 …>… 5249

b) 63 950 …=… 63 000 + 950

c) 3 567 568 …<… 3 567 668

Bài 5.

a)     1 888 999 > 998 666    

b)     1 057 868 < 1 587 930

 

* Nhiệm vụ 4: GV phát phiếu bài tập số 4, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.

 

Dạng 4: Toán thực tế

Phương pháp giải:

- Sử dụng tính chất bắc cầu để so sánh các bài tập thực tế: a < b và b < c thì a < c

- Dựa vào tập hợp số tự nhiên và thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên để suy luận.

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 4

Bài 1.  Mẹ bạn Hoa muốn mua một chiếc máy giặt, giá chiếc máy giặt mà mẹ bạn Hoa định mua ở năm cửa hàng như sau:

Cửa hàng

A

B

C

D

E

Giá (đồng)

10 990 000

10 899 000

10 995 000

10 950 000

10 860 000

Mẹ bạn Hoa nên mua ở cửa hàng nào là rẻ nhất?  

Bài 2.

Ba bạn An, Minh, Thành dựng cố định một cây sào thẳng đứng rồi đánh dấu chiều cao của các bạn lên đó bởi ba điểm. Thành đặt tên cho các điểm đó theo thứ tự từ dưới lên là A, B, C và giải thích rằng điểm A ứng với chiều cao bạn Minh, điểm B ứng với chiều cao bạn An và điểm C ứng với chiều cao bạn Thành. Biết rằng bạn An cao 150 cm, bạn Minh  cao 148 cm, bạn Thành cao 155 cm. Theo em, Thắng giải thích như thế có đúng không?

Bài 3.

Theo dõi kết quả bán hàng trong một ngày của một cửa hàng, người ta nhận thấy: - Số tiền thu được vào buổi chiều nhiều hơn vào buổi sáng.

- Số tiền thu được vào buổi tối ít hơn vào buổi sáng.

Hãy so sánh số tiền thu được (đều là các số tự nhiên) của cửa hàng đó vào buổi chiều và buổi tối.

Bài 4. Hiện nay theo xu hướng ở các nước trên thế giới, rác thải được người dân phân loại thành rác hữu cơ và rác vô cơ.

Hãy viết dưới dạng liệt kê tập hợp X gồm các loại rác vô cơ và tập hợp Y gồm các loại rác hữu cơ theo hình minh họa trên.

Bài 5. Sáng ngày 24/7/2021, Báo Vietnamplus (TTXVN) thông tin về số ca mắc Covid của 10 địa phương có ca mắc Covid - 19 ghi nhận trong nước cao nhất.

a) Hãy cho biết tỉnh nào có trên 200 ca nhiễm Covid - 19?

b) Tỉnh nào có số ca mắc Covid - 19 cao nhất cả nước? Tỉnh nào ít nhất (trong số 10 địa phương được đề cập)?

 

- HS suy nghĩ, làm bài tập cá nhân.

- GV mời một số học sinh lên bảng trình bày, cả lớp chữa bài, chốt đáp án đúng.

Gợi ý đáp án:

Bài 1.         

10 860 000 < 10 899 000 < 10 950 000 < 10 990 000 < 10 995 000

=> Mẹ Hoa nên mua ở cửa hàng E là rẻ nhất

Bài 2.

148 < 150 < 155 nên bạn Thành giải thích như vậy là đúng.

Bài 3.

Số tiền thu được vào buổi chiều nhiều hơn buổi tối.

Bài 4.

X = { Xương động vật; túi ni lông; đồ chơi; giấy ăn đã sử dụng; quần áo cũ; cành cây; vỏ sò hến; than; sành sứ, thủy tinh; mẩu thuốc lá }

Y = { Hoa; quả; bã trà; thức ăn thừa; lá cây; rau củ; cà phê }

Bài 5.

a) Các địa phương có trên 200 ca nhiễm Covid - 19: TP. Hồ Chí Minh, Long An, Bình Dương, Tiền Giang.

b) TP Hồ Chí Minh có số ca mắc cao nhất, Đồng Tháp có số ca mắc thấp nhất (trong số 10 địa phương được đề cập).


=> Xem toàn bộ Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 KNTT

Từ khóa tìm kiếm:

Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 kết nối bài 3: Thứ tự trong tập hợp các, GA word buổi 2 Toán 6 kntt bài 3: Thứ tự trong tập hợp các, giáo án buổi 2 Toán 6 kết nối tri thức bài 3: Thứ tự trong tập hợp các

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác