Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 KNTT bài 22: Hình có tâm đối xứng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án buổi 2 Toán 6 bài 22: Hình có tâm đối xứng sách kết nối tri thức. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 22. HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG
- Kiến thức
- Ôn tập, củng cố các kiến thức về hình có tâm đối xứng thông qua luyện tập các phiếu bài tập.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Tự nhớ, củng cố lại kiến thức và hoàn thành các nhiệm vụ GV yêu cầu.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Phân công được nhiệm vụ trong nhóm, hỗ trợ, trao đổi, thảo luận, thống nhất ý kiến trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Năng lực tư duy, sáng tạo: Vận dụng kiến thức giải các bài toán thực tế vẽ, cắt, ghép hình.
- Năng lực đặc thù:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học:
+ Vận dụng các đặc điểm của hình có tâm đối xứng để nhận biết các hình ảnh, đồ vật có tâm đối xứng.
- Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề:
+ Nhận biết, tìm – xác định tâm đối xứng của hình
+ Vẽ thêm được hình để hình có tâm đối xứng.
3.Về phẩm chất:
- Bồi dưỡng hứng thú, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo.
- Cẩn thận, chính xác, linh hoạt trong vẽ hình và giải toán.
- Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh:
+ Ôn tập lại kiến thức đã học trên lớp.
+ Sgk, Sbt, Vở nháp, bút, thước, đồ dùng học tập cá nhân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
- b) Nội dung hoạt động: HS chơi trò chơi
- c) Sản phẩm học tập: Kết quả của HS
- d) Tổ chức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi: “Quan sát tất cả các đồ vật xung quanh lớp học, hoạt động cặp đôi, hai bạn cùng bàn nói cho nhau nghe tên các đồ vật có tâm đối xứng”
- GV mời một vài cặp đôi phát biểu và nhận xét, GV dẫn dắt HS vào buổi học, củng cố kiến thức.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
- CỦNG CỐ PHẦN LÝ THUYẾT
- a. Mục tiêu: HS nhớ và củng cố các đặc điểm của hình có trục đối xứng. Từ đó, vận dụng giải các bài toán thực tế một cách dễ dàng.
- b. Nội dung hoạt động: HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
*Chuyển giao nhiệm vụ - Từ hoạt động khởi động, giáo viên đặt câu hỏi: + “Các hình có tâm đối xứng có đặc điểm gì?” + “Các hình học chúng ta đã học có mấy tâm đối xứng và tâm của nó nằm ở đâu?” - GV dẫn dắt, đặt câu hỏi: “Từ các nhận xét trên, em rút ra được điều gì ?” Một hình có thể có 1 trục đối xứng, có thể có nhiều trục đối xứng hoặc không có trục đối xứng nào. * Thực hiện nhiệm vụ: - HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả: đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả. * Nhận xét đánh giá: GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
|
1. Hình có tâm đối xứng trong thực tế Đặc điểm của hình có tâm đối xứng: Mỗi hình có một điểm O, mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng nửa vòng thì hình thu được “ chồng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay). Những hình ảnh như thế được gọi là hình có tâm đối xứng và điểm O được gọi là tâm đối xứng của hình. 2. Tâm đối xứng của một số hình phẳng - Tâm đối xứng của một đoạn thẳng là trung điểm của đoạn thẳng đó. . - Tâm đối xứng của hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo. - Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính. - Đường tròn tâm O là hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng chính là tâm O của đường tròn. |
- HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
- a. Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học, HS vận dụng vào giải toán thông qua các phiếu học tập.
- b. Nội dung hoạt động: HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu bài tập
- c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hiện của HS
- d. Tổ chức thực hiện:
*Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập, nêu phương pháp giải, cho học sinh làm bài theo nhóm bằng phương pháp khăn trải bàn hoặc hoàn thành bài cá nhân, sau đó trình bày bảng.
Dạng 1: Nhận biết hình có tâm đối xứng, tìm – xác định tâm đối xứng của hình * Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của hình có tâm đối xứng: - Nếu hình H có một điểm O mà khi quay hình đó xung quanh điểm O đúng một nửa vòng thì hình thu được “ chồng khít” với chính nó ở vị trí ban đầu (trước khi quay) thì hình H được gọi là hình có tâm đối xứng. Khi đó, điểm O là tâm đối xứng của hình H. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1
Bài 1. Trong các chữ cái sau, những chữ cái nào có tâm đối xứng? Chỉ ra tâm đối xứng của chữ cái đó.
Bài 2. Quan sát các hình sau và cho biết hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó.
Bài 3. Trong các hình dưới đây, hình nào có tâm đối xứng? Nếu là hình có tâm đối xứng, hãy chỉ ra tâm đối xứng của hình đó.
Bài 4. Em hãy nêu tên các biển báo sau đây và cho biết, biển báo nào có tâm đối xứng?
Bài 5. Trong các hình ảnh sau, hình nào có tâm đối xứng? Em hãy tìm các hình ảnh trong thực tế có tâm đối xứng và chỉ ra tâm đối xứng của các hình đó.
|
- HS hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ, thảo luận, tìm ra câu trả lời.
- GV cùng cả lớp chữa bài, đưa ra đáp án:
Gợi ý đáp án:
Bài 1. Các chữ cái có tâm đối xứng là:
Bài 2. Các hình có tâm đối xứng là:
Bài 3. Các hình có trục đối xứng là:
Bài 4. Hình 1: Biển báo bắt đầu đường ưu tiên. Hình 2: Biển báo nguy hiểm: Biển báo giao nhau với đường sắt có rào chắn. Hình 3: Biển báo cấm dừng và đỗ xe. Hình 4: Biển báo đường dành cho người đi bộ. Hình 5: Biển báo tốc độ tối đa cho phép là 50 km/h. Hình 6: Biển báo cấm đi ngược chiều. - Các biển hình 1, hình 3, hình 6 có tâm đối xứng. Bài 5.
|
*Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập số 2, cho học sinh nêu cách làm, GV đưa ra phương pháp giải và cho học sinh hoàn thành bài tập cá nhân và trình bày bảng.
Dạng 2: Vẽ thêm hình để được hình có tâm đối xứng * Phương pháp giải: Dựa vào đặc điểm của hình có tâm đối xứng: - Tâm đối xứng của một đoạn thẳng là trung điểm của đoạn thẳng đó. - Tâm đối xứng của hình bình hành, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật là giao điểm của hai đường chéo. - Tâm đối xứng của hình lục giác đều là giao điểm của các đường chéo chính. - Đường tròn tâm O là hình có tâm đối xứng và tâm đối xứng chính là tâm O của đường tròn. PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 Bài 1. Vẽ thêm vào các hình sau để được một hình nhận điểm O làm tâm đối xứng.
Bài 2. Vẽ thêm vào mỗi hình sau để được một hình nhận điểm O làm tâm đối xứng. Sau khi vẽ xong, hãy đoán xem hình thu được là hình gì?
Bài 3. Vẽ thêm vào hình để nhận điểm O làm tâm đối xứng. Bài 4. Cắt hình cỏ 4 lá là một trong những ứng dụng của tính đối xứng, em hãy thực hành cắt cỏ 4 lá. |
- HS suy nghĩ, tìm ra câu trả lời, trình bày trực tiếp vào phiếu.
- GV thu phiếu bái tập, chấm.
Gợi ý đáp án:
Bài 1.
Bài 2.
Bài 3. Bài 4. HS thảo luận theo nhóm và thực hành theo yêu cầu của bài. |
*Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu trắc nghiệm, học sinh tiến hành thảo luận theo cặp đôi và hoàn thành nhanh . (GV có thể chỉ các mẹo để HS có thể hoàn thành nhanh hơn so với các phương pháp tự luân thông thường)
PHIẾU TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP Câu 1. Hình vuông có bao nhiêu tâm đối xứng?
Câu 2. Tâm đối xứng của hình tròn là: A. Tâm của đường tròn B. Một điểm bất kì nằm bên trong đường tròn C. Một điểm bất kì nằm trên đường tròn. D. Một điểm bất kì nằm bên ngoài đường tròn. Câu 3. Hình nào dưới đây không có tâm đối xứng?
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng: A. Hình thoi có tâm đối xứng nhưng không có trục đối xứng. B. Hình thang cân có trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng. C Hình bình hành vừa có tâm đối xứng, vừa có trục đối xứng. D. Hình chữ nhật có trục đối xứng nhưng không có tâm đối xứng. Câu 5. Trong các hình: Hình bình hành, hình chữ nhật, hình vuông, hình lục giác đều, hình thoi thì có bao nhiêu hình không có tâm đối xứng?
Câu 6. Khẳng định nào sau đây là sai về tam giác đều?
Câu 7. Trong các chữ cái sau, chữ cái nào có tâm đối xứng B, S, G, J
Câu 8. Hình nào dưới đây không có tâm đối xứng?
Câu 9. Trong các số sau, số nào có tâm đối xứng
Câu 10. Hình nào sau đây có tâm đối xứng?
|
- HS trao đổi, tìm ra câu trả lời nhanh và chính xác.
- GV cho đại diện các học sinh trình bày, chốt đáp án đúng và lưu ý lỗi sai và nhận xét về tiết học.
Gợi ý đáp án:
Câu 1. A Câu 2. A Câu 3. D Câu 4. B Câu 5. D Câu 6. B Câu 7. B Câu 8. B Câu 9. D Câu 10. B |
**********************************************
Soạn giáo án buổi 2 Toán 6 kết nối bài 22: Hình có tâm đối xứng, GA word buổi 2 Toán 6 kntt bài 22: Hình có tâm đối xứng, giáo án buổi 2 Toán 6 kết nối tri thức bài 22: Hình có tâm đối xứng
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 6 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 6 Kết nối tri thức
Giáo án Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 6 Kết nối tri thức
Tải giáo án Hóa 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án Sinh học 6 Kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 6 Kết nối tri thức
Giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 6 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 6 Kết nối tri thức
Giáo án Địa lí 6 Kết nối tri thức
Giáo án công dân 6 Kết nối tri thức
GIÁO ÁN CÁC MÔN CÒN LẠI SÁCH LỚP 6 KẾT NỐI TRI THỨC
Tải giáo án Mĩ thuật 6 kết nối tri thức (có xem trước)
Giáo án Âm nhạc 6 Kết nối tri thức
Giáo án Thể dục 6 Kết nối tri thức
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 6 Kết nối tri thức
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 6 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 6 cánh diều