Soạn giáo án Âm nhạc 4 cánh diều Tiết 19: Hát: Hát mừng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 4 Tiết 19: Hát: Hát mừng - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 5: NIỀM VUI
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát Hát mừng. Hát rõ lời và thuộc lời, biết hát kết hợp gõ đệm và vận động. Biết hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca.
- Nêu được một số đặc điểm của Vi-ô-lông.
- Thể hiện đúng trường độ bài tập tiết tấu, biết sử dụng một số nhạc cụ gõ để đệm cho bài hát. Thể hiện đúng cao độ và trường độ bài tập giai điệu ri-coóc-đơ hoặc kèm phím, duy trì được tốc độ ổn định.
- Nghe bản nhạc Lét-ka-gien-ka kết hợp vỗ tay, gõ đệm, vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu.
- Biết thể hiện tình thân ái và chia sẻ niềm vui với mọi người.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
- Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động âm nhạc.
Năng lực âm nhạc:
- Thể hiện âm nhạc: Biết trình bày và biểu diễn bài hát Hát mừng với nhiều hình thức và phong cách như đơn ca, tốp ca, đồng ca.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc: Biết thưởng thức và cảm nhận những giá trị nổi bật, những giá trị đẹp đẽ của bài hát Hát mừng.
- Ứng dụng và sáng tác âm nhạc: Biết chơi nhạc cụ (ri-coóc-đơ, kèn phím) thể hiện đúng trường độ các mẫu tiết tấu; duy trì được tốc độ ổn định.
- Phẩm chất
- Yêu thương quê hương.
- Biết yêu thương, đoàn kết với bạn bè và những người xung quanh.
- Biết thể hiện tình thân ái với mọi người.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, hoạt động nhóm, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Âm nhạc
- Đàn phím điện tử, ri-coóc-đơ và kèn phím.
- Chơi đàn và hát trôi chảy, thuần thục bài Hát mừng.
- Tập một số động tác vận động cho bài Hát mừng.
- Tập vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bản nhạc Lét-ka-gien-ka.
- Video bài hát Hát mừng và bản nhạc Lét-ka-gien-ka.
- Thể hiện được bài tập tiết tấu bằng nhạc cụ gõ.
- Thể hiện được bài tập giai điệu bằng ri-coóc-đơ và kèn phím.
- Một số chiếc cốc nhựa mềm, dùng đệm cho bài Hát mừng.
- Đối với học sinh
- SHS Âm nhạc 4.
- Có một trong số các nhạc cụ gõ : thanh phách, trống nhỏ, song loan, tem-bơ-rin, trai-en-gô, chuông, ma-ra-cát hoặc nhạc cụ gõ tự làm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Tiết | Kế hoạch dạy học (dự kiến) |
19 | Hát: Hát mừng |
20 | Ôn tập bài hát: Hát mừng. Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông. |
21 | Nhạc cụ: Nhạc cụ thể hiện tiết tấu - Nhạc cụ thể hiện giai điệu. Nghe nhạc: Lét-ka-gien-ka. |
22 | Ôn tập nhạc cụ Vận dụng |
TIẾT 19
HÁT: HÁT MỪNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (7 phút) a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thể hiện tiết tấu bằng nhạc cụ gõ và vận động cơ thể. - GV trình chiếu mẫu tiết tấu SGK tr.37 - GV hướng dẫn HS theo các bước sau:
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập khởi động, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Hát mừng nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30 phút) a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được tên, thông tin của bài hát. - Hát bài hát Hát mừng đúng cao độ, trường độ, nhịp điệu, sắc thái; hát với nhiều hình thức khác nhau. b. Cách thức thực hiện - GV giới thiệu ngắn gọn cho HS biết về bài hát Hát mừng. + Bài hát Hát mừng là dân ca Hrê (Tây Nguyên, bài hát có sắc thái rộn ràng, tha thiết, nói lên niềm vui của đồng bào Tây Nguyên được sống trong hòa bình, ấm no. - GV hướng dẫn HS đọc lời ca, vừa đọc vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca. - GV cho HS nghe bài hát; khuyến khích HS nghe kết hợp vận động cơ thể hoặc biểu lộ cảm xúc. https://www.youtube.com/watch?v=v-_TzBSGzfs - GV hướng dẫn HS khởi động giọng. - GV đàn và hát mẫu từng câu, hướng dẫn HS tập hát mỗi câu 3 – 4 lần. GV hướng dẫn HS hát nối tiếp câu hát thứ nhất và câu hát thứ hai, hát nối tiếp câu hát thứ ba và câu hát thứ tư,… - GV hướng dẫn, giúp HS nhận ra những câu hát có giai điệu giống nhau và giúp chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có). - GV cho HS hát cả bài, kết hợp gõ đệm hoặc vỗ tay nhịp nhàng. GV hướng dẫn HS tập cách lấy hơi, thể hiện sắc thái rộn ràng, tha thiết, hát với nhịp độ ổn định. - GV đặt câu hỏi cho HS: Nhạc cụ nào được nhắc đến trong bài hát? Bài hát phù hợp với hình thức song ca hay tốp ca? Vì sao? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, khích lệ, khen ngợi HS có ý thực luyện tập tích cực, hát hay. - GV hướng dẫn HS tập trình bày bài hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân và tìm động tác minh họa cho bài hát. - GV giáo dục phẩm chất cho HS: Qua bài học chúng ta cần biết thể hiện tình thân ái và chia sẻ niềm vui với mọi người. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn luyện bài hát Hát mừng. - GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc sau khi học bài hát cho người thân, biểu diễn bài hát cho người thân. - Đọc trước nội dung tiết sau: Thường thức âm nhạc – Tìm hiểu nhạc cụ: Vi-ô-lông. |
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện động tác.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe GV giới thiệu.
- HS đọc đồng thanh và vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- HS nghe bài hát.
- HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - HS tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- HS chỉnh sửa những chỗ hát sai (nếu có).
- HS hát cả bài, kết hợp các động tác khác.
- HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời: Hai nhạc cụ được nhắc tới là trống và chiêng. - Bài hát phù hợp với tốp ca hơn vì thể hiện sự vui mừng của người dân Tây Nguyên. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS hát theo nhóm, tổ hoặc cá nhân. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS ghi nhớ và thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN WORD LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 4 MỚI SÁCH CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN LỚP 4 BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 4 kết nối tri thức
Giáo án tất cả các môn lớp 4 chân trời sáng tạo