Soạn giáo án Âm nhạc 4 cánh diều Tiết 16: Thường thức âm nhạc - Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Vận dụng

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Âm nhạc 4 Tiết 16: Thường thức âm nhạc - Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Vận dụng - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 2345 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Giáo án Powerpoint sinh động, hiện đại, nhiều hình ảnh

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay sau khi đặt

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán, Tiếng Việt: 450k/môn
  • Các môn còn lại: 300k/môn

=> Nếu đặt trọn Powerpoint  5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí: 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Nội dung giáo án

TIẾT 16

THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC

– TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM: NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN

VẬN DỤNG

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho cả lớp lắng nghe bài hát Cánh én tuổi thơ (Nhạc sĩ: Phạm Tuyên)

https://www.youtube.com/watch?v=-cYvqyQUNUY

- GV nêu câu hỏi

+ Em đã được nghe bài hát này bao giờ chưa?

+ Em có biết tác giả của bài hát này không?

- GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Tác giả của bài hát nổi tiếng này là nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau nghe lại bài hát Cánh én tuổi thơ, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào tìm hiểu về nhạc sĩ Phạm Tuyên nhé!

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc – Tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Phạm Tuyên (20 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nắm được một số thông tin về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Biết một số sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

b. Cách thức thực hiện

- GV mời 1 – 2 HS đọc một số thông tin về nhạc sĩ Phạm Tuyên SGK tr. 34.

 Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, quê ở huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm 1950, ông là đại đội trưởng tại trường Thiếu sinh quân Việt Nam. Từ năm 1958, ông về công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam, đảm nhiệm nhiều chức vụ chỉ đạo về biên tập âm nhạc. Hoạt động âm nhạc của ông rất phong phú trong các lĩnh vực sáng tác, lí luận và phong trào âm nhạc quần chúng.

Nhạc sĩ Phạm Tuyên có nhiều sáng tác âm nhạc cho tuổi thiếu nhi, những ca khúc của ông đậm chất trữ tình và giàu nhịp điệu. Nhiều ca khúc đã được các thế hệ học sinh yêu thích và trở thành những bài hát truyền thống như: Tiến lên Đoàn viên, Chiếc đèn ông sao, Hành khúc Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Chú voi con ở Bản Đôn, Cánh én tuổi thơ...

- GV giới thiệu thêm về thông tin và hình ảnh về nhạc sĩ Phạm Tuyên:

https://www.youtube.com/watch?v=2rcHmXHRwhA

- GV mời 1 HS đọc các sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên SGK tr.34.

- GV trình chiếu ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên cho HS nghe:

https://www.youtube.com/watch?v=ALwaUeG8Ugo

- GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về giai điệu và lời ca trong bài hát thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên?

- GV chốt đáp án: Những bài hát viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên có giai điệu vui tươi, hồn nhiên, lời ca khúc gần gũi, dễ thuộc.

- GV củng cố bài học bằng một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1. Ca khúc nào sau đây là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên?

A. Em là bông hồng nhỏ.

B. Em yêu trường em.

C. Gặp nhau giữa trời thu Hà Nội.

D. Em yêu giờ học hát.

Câu 2. Ca khúc nào dưới đây không là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên?  

A. Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng.

B. Tiếng hát bạn bè.

C. Chiếc đèn ông sao.

D. Cô và mẹ.

Câu 3. Câu hát “Kéo gỗ cho buôn làng của ta” ở trong bài hát nào của nhạc sĩ Phạm Tuyên?

A. Tiễn thầy đi bộ đội.

B. Đêm pháo hoa.

C. Tiếng chuông và ngọn cờ.

D. Chú voi con ở Bản Đôn.

Câu 4. Câu hát “Đây thời niên thiếu hát ca vang lừng” ở trong bài hát nào của nhạc sĩ Phạm Tuyên?

A. Tiến lên đoàn viên.

B. Chiếc đèn ông sao.

C. Hành khúc Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

D. Cánh én tuổi thơ.

- GV mời 2 – 4 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- GV đánh giá và đưa ra đáp án:

+ Câu 1: C

+ Câu 2: B

+ Câu 3: D

+ Câu 4: A

Hoạt động 2: Vận dụng (10 phút)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Kể tên một số ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các tổ sưu tầm và kể tên một số ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- GV mời lần lượt các tổ trình bày. Các tổ khác lắng nghe nhận xét.

- GV cho HS xem một số ca khúc thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên. (GV lựa chọn một số bài có trong link)

https://www.youtube.com/watch?v=Ykn8Zfh33F4&t=13s

- GV nhận xét, tổng kết và khen ngợi HS có ý thức luyện tập tích cực.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn luyện về tác giả và tác phẩm: Nhạc sĩ Phạm Tuyên.

+ Hát một số ca khúc viết cho thiếu nhi của nhạc sĩ Phạm Tuyên.

- Đọc trước nội dung tiết sau: Ôn tập: Hát và Nghe nhạc.

 

 

 

 

- HS lắng nghe bài hát.

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

- HS đọc SGK.

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo tổ.

 

- HS trình bày

 

- HS lắng nghe, quan sát.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu, ghi nhớ.


=> Xem toàn bộ Giáo án Âm nhạc 4 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Âm nhạc 4 cánh diều Tiết 16 Thường thức âm nhạc - Tác giả và tác phẩm Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Vận dụng, Tải giáo án trọn bộ Âm nhạc 4 cánh diều, Giáo án word Âm nhạc 4 cánh diều Tiết 16 Thường thức âm nhạc - Tác giả và tác phẩm Nhạc sĩ Phạm Tuyên, Vận dụng

Xem thêm giáo án khác