Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bộ giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức. Đây là giáo án sách lớp 12 mới năm học 2024 - 2025. Giáo án có đầy đủ các bài kì 1 + kì 2 với cách trình bày khoa học, chi tiết. Giáo viên chỉ việc tải về và sử dụng. Cách tải đơn giản. Giáo án chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa.
.....
=> Phía trên chỉ là hiển thị 1 phần giáo án. Tài liệu khi tải về sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Đầy đủ Giáo án sinh học THPT kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử Sinh học 12 kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử Sinh học 12 kết nối tri thức
- Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
- Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
- Giáo án Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
- Bài giảng điện tử sinh học 11 kết nối tri thức
- Giáo án chuyên đề sinh học 11 mới năm 2023 kết nối tri thức
- Giáo án sinh học 11 mới năm 2023 kết nối tri thức
- Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm
- Bài giảng Powerpoint sinh học 10 kết nối tri thức
- Tải GA word sinh học 10 kết nối tri thức
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHUYÊN ĐỀ 2. KIỂM SOÁT SINH HỌC
BÀI 5: KHÁI NIỆM, CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được khái niệm kiểm soát sinh học.
- Phân tích được cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học.
- Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu kiến thức. Lập được kế hoạch tự nghiên cứu tìm hiểu về kiểm soát sinh học và ứng dụng của kiểm soát sinh học trong đời sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp thảo luận trong nhóm xây dựng nội dung kiến thức theo yêu cầu.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xây dựng được ý tưởng mới trong việc ứng dụng kiến thức kiểm soát sinh học vào đời sống.
Năng lực sinh học:
- Năng lực nhận thức sinh học:
o Nêu được khái niệm kiểm soát sinh học.
o Phân tích được cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học.
o Phân tích được vai trò của kiểm soát sinh học.
- Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Nhận biết được kiểm soát sinh học là biện pháp sử dụng các loài sinh vật hoặc sản phẩm của chúng làm suy giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại cho cây trồng, vật nuôi, từ đó sử dụng kiến thức về mối quan hệ sinh thái giữa các loài vào giải thích các mối quan hệ của sinh vật trong chuỗi và lưới thức ăn.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: HS đề xuất được ý tưởng về ứng dụng kiểm soát sinh học diệt trừ sâu, bệnh hại để phục vụ đời sống con người.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực học tập, tự nghiên cứu bài học để chuẩn bị cho nội dung bài học mới.
- Trách nhiệm: Nghiêm túc trong học tập, rèn luyện và hoàn thành nội dung được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Chuyên đề học tập Sinh học 12.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các video liên quan đến nội dung bài học:
https://youtu.be/_2QUtN7uhtc
ht.... Đối với học sinh
- SGK Chuyên đề học tập Sinh học 12 - Kết nối tri thức.
- Nghiên cứu bài học, video trước giờ lên lớp.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Nêu được phương pháp giúp cây trồng sinh trưởng tốt mà không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người tiêu dùng và môi trường.
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, thu hút HS vào chủ đề bài học; HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 33.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh cây rau bắp cải bị sâu gây hại, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 33: - GV chiếu hình ảnh cây rau bắp cải bị sâu gây hại, yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi mở đầu SGK trang 33:
Làm thế nào để hạn chế sâu hại rau bắp cải (như hình dưới đây) mà không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- - HS quan sát video, vận dụng hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV m - GV mời HS xung phong trả lời:
Gợi ý trả lời: Sử dụng thiên địch; chăm sóc cây trồng; lựa chọn thời gian gieo trồng hợp lí; lựa chọn giống cây trồng phù hợp; sử dụng thuốc trừ sâu sinh học,...
- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV - GV nhận xét câu trả lời của HS và chốt đáp án.
- GV dẫn dắt - GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Kiểm soát sinh học là gì? Vì sao cần kiểm soát sinh học? Để tìm ra câu trả lời chính xác cho các câu hỏi này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 5. Khái niệm, cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm kiểm soát sinh học
a. Mục tiêu:
- Trình bày khái niệm kiểm soát sinh học. Nêu được tên các thiên địch và hiểu được vai trò của thiên địch với sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái. - Trình bày khái niệm kiểm soát sinh học. Nêu được tên các thiên địch và hiểu được vai trò của thiên địch với sản xuất nông nghiệp và môi trường sinh thái.
- Nêu được một số ưu, nhược điểm của kiểm soát sinh học. - Nêu được một số ưu, nhược điểm của kiểm soát sinh học.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục I SGK trang 33 - 35 và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Khái niệm, ưu và nhược điểm kiểm soát sinh học.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động theo cặp đôi, nghiên cứu video và tìm hiểu thông tin nội dung mục I tr.33 - 35 SGK, trả lời các câu hỏi sau: 1. Em hiểu thế nào là kiểm soát sinh học? 2. Gọi tên các sinh vật có trong hình sau. Tên gọi chung của sinh vật này là gì? Em hiểu thế nào là thiên địch?
A B C
D E G 3. Sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học trong bảo vệ cây trồng có ưu và nhược điểm gì? Ưu, nhược điểm của biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. 4. Nếu em là một người nông dân, em có sẵn sàng sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học để bảo vệ cây trồng không? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tìm hiểu nội dung mục 1 SGK tr.33 - 35, quan sát video và hình ảnh, thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi: 2. A - bọ ngựa, B - bọ rùa, C - bọ xít, D - ong kí sinh, E - nhện, F - ruồi giả ong. - Các sinh vật này được gọi là thiên địch. 3. Thuốc trừ sâu hóa học: + Ưu điểm: tác dụng nhanh chóng, tiêu diệt được nhiều loại sâu bệnh, giúp tăng năng suất cây trồng, dễ dàng sử dụng. + Nhược điểm: tác động xấu tới môi trường và sức khỏe con người, hiệu quả diệt sâu hại ngày càng giảm, đa dạng sinh học bị suy giảm,...
4. Biện pháp kiểm soát sinh học không gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người; đem lại chất lượng cho cây trồng, không chất hóa học. Do đó, biện pháp kiểm soát sinh học rất thích hợp để sử dụng bảo vệ cây trồng. - Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của các nhóm HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV kết luận: Con người sử dụng hiểu biết của mình về mối quan hệ đối kháng giữa các loài sinh vật, các quá trình sinh học, sinh thái học, di truyền học, làm giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại nhằm phục vụ lợi ích của con người nhưng vẫn đảm bảo duy trì được sự cân bằng sinh thái, góp phần duy trì sự phát triển bền vững trên Trái Đất. - GV mở rộng kiến thức qua video: https://youtu.be/q0v3kHxnJ_g - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | I. KHÁI NIỆM - Khái niệm: Kiểm soát sinh học là biện pháp sử dụng các loài sinh vật hoặc sản phẩm của chúng làm suy giảm kích thước quần thể sinh vật gây hại cho vật nuôi, cây trồng bởi kẻ thù tự nhiên của chúng hay các sản phẩm sinh học hoặc do tăng cường sức đề kháng của vật chủ.
- Thiên địch là các sinh vật được sử dụng để kiểm soát các loài côn trùng gây hại, bảo vệ mùa màng một cách tự nhiên. - Ưu và nhược điểm của kiểm soát sinh học: + Ưu điểm: ✤ Khống chế sâu bệnh gây hại cây trồng mà không gây ô nhiễm môi trường. ✤ Không gây hại cho sức khỏe con người và các loài sinh vật. ✤ Xây dựng hệ sinh thái sạch, an toàn. ✤ Đem lại chất lượng cây trồng, không chất hóa học. + Nhược điểm: ✤ Sử dụng, bảo vệ, duy trì và phát triển thiên địch rất khó. ✤ Tốn chi phí cho nguồn nhân lực. ✤ Hiệu quả tiêu diệt sâu hại không cao. ✤ Khi sâu bệnh hại phát triển thành dịch biện pháp này không thể dập dịch. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ sở khoa học
a. Mục tiêu: Nêu được cơ sở khoa học của kiểm soát sinh học. Hiểu và giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kiểm soát sinh học. Phân biệt được các đại diện thiên địch dựa vào đặc điểm cấu tạo hoặc cách tiêu diệt con mồi.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục II, quan sát Hình 5.3 - 5.5 SGK trang 35 - 40 và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Cơ sở khoa học kiểm soát sinh học.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoạt động 1: - GV chia lớp thành 4 nhóm và thực hiện trò chơi tiếp sức: “Ai nhanh hơn ai”. Yêu cầu: Trong thời gian 1 phút ghép được đúng các nội dung vào sơ đồ trong Phiếu học tập số 1 sẽ nhận được phần thưởng (rút thăm phần thưởng: gói kẹo hoặc bim bim). Các nhóm được quyền trợ giúp nếu thành viên trong nhóm ghép sai.
Hoạt động 2: - GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục hoạt động và yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ như sau: + Bầu nhóm trưởng, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên và có kiểm tra đánh giá kết quả theo mẫu (phụ lục: Phiếu đánh giá trong nhóm). + Nghiên cứu theo nhóm nội dung phần II. Cơ sở khoa học trang 35 - 39 SGK. + Hoàn thành Phiếu học tập số 2, 3 theo nhóm (tại nhà) và tự lựa chọn cách báo cáo sản phẩm: thuyết trình bằng poster hoặc Canva hoặc PP hoặc video,...
- Để củng cố kiến thức đã học, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Dừng lại và suy ngẫm tr.40 SGK: 1. Những mối quan hệ nào giữa các loài sinh vật có thể được sử dụng trong kiểm soát sinh học? Giải thích. 2. Giải thích cơ sở di truyền học của biện pháp kiểm soát sinh học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS nghiên cứu mục II SGK tr. 35 - 40, thảo luận phân công và thực hiện nhiệm vụ được giao. Ở hoạt động 2, các nhóm báo cáo tiến độ hoạt động nhóm. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hoạt động 1: Các nhóm báo cáo sản phẩm Phiếu học tập số 1 (Đính kèm dưới hoạt động). Gợi ý trả lời Phiếu học tập số 1: + Cơ sở sinh thái học: Động vật ăn thịt; Sinh vật kí sinh; Sinh vật đối kháng. + Cơ sở di truyền học: Đột biến bất dục - kĩ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT); Các gene chống chịu. + Cơ sở sinh lí học: Tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng; Bẫy sinh học. - Hoạt động 2: Các nhóm báo cáo trình bày Phiếu học tập số 2 và 3, phản biện, bổ sung tại tiết học trên lớp (Đính kèm dưới hoạt động). Gợi ý trả lời câu 5 - Phiếu học tập số 3: + Cơ sở di truyền học: sử dụng các tia X và Gamma để làm vô sinh những con đực khiến cho chúng vẫn có thể giao phối với con cái nhưng không thể sinh sản, từ đó kiểm soát được quần thể ruồi đục quả, trong một số trường hợp có thể bị tiêu diệt. + Cơ sở sinh lí học: sử dụng chất dẫn dụ sinh học để làm bẫy thu hút ruồi đục quả và tiến hành tiêu diệt chúng. - GV mời một số HS trả lời câu hỏi củng cố: 1. Mối quan hệ đối kháng giữa các loài sinh vật được sử dụng trong kiểm soát sinh học vì mục tiêu cuối cùng của kiểm soát sinh học là sử dụng các mối quan hệ sinh học trong quần xã để duy trì quần thể sâu hại ở mật độ thấp nhất, ít gây hại cho sản xuất, duy trì sự tồn tại lâu bền của các hệ sinh thái. 2. Cơ sở di truyền học với kiểm soát sinh học + Con đực bất dục vẫn giao phối tự nhiên với các con cái trong quần thể nhưng không thể sinh sản → giảm kích thước quần thể sâu hại, trong một số trường hợp có thể bị tiêu diệt. + Sử dụng công nghệ di truyền giúp chuyển gene kháng sâu bệnh từ loài này sang loài khác, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng sâu, bệnh. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV kết luận: Hiểu biết về cơ sở sinh thái học, di truyền học và sinh lí học của sinh vật gây hại và sinh vật cần được bảo vệ là cơ sở khoa học để đưa ra các biện pháp kiểm soát sinh học có hiệu quả. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | II. CƠ SỞ KHOA HỌC 1. Cơ sở sinh thái học - Khái niệm: Các biện pháp kiểm soát sinh học thường dựa trên mối quan hệ đối kháng giữa các loài sinh vật với nhau, dùng sinh vật này kiềm chế hoặc tiêu diệt sinh vật khác. Đó là mối quan hệ giữa động vật ăn thịt - con mồi; sinh vật kí sinh - vật chủ, sinh vật gây bệnh. - Mục tiêu: sử dụng các mối quan hệ sinh học trong quần xã để duy trì quần thể sâu hại ở mật độ thấp nhất, ít gây hại cho sản xuất (ứng dụng kiểm soát kích thước quần thể, duy trì sự tồn tại lâu bền của các hệ sinh thái). - Các mối quan hệ (Phiếu học tập số 2 - Đính kèm dưới hoạt động). a) Động vật ăn thịt
b) Sinh vật kí sinh
c) Sinh vật đối kháng
2. Cơ sở di truyền học a) Đột biến gây bất dục - kĩ thuật tiệt sinh côn trùng (SIT) - Khái niệm: Kĩ thuật tiệt sinh côn trùng là hình thức kiểm soát côn trùng sử dụng bức xạ ion hóa để tiệt sinh (bất dục) con đực, sau đó thả con đực bất dục vào các khu vực canh tác (trồng trọt cây ăn quả) tại đây, chúng giao phối với côn trùng tự nhiên nhưng không sinh ra thế hệ con. - Đối tượng: Sâu bọ gây hại nông nghiệp như ruồi giấm, ruồi Glossina, ruồi Screw-worm, ruồi đục quả, bướm đêm,...
- Nguyên lí cơ bản của SIT: Trứng được thu thập và đặt trên khay nơi trứng nở thành ấu trùng. Sau khi phát triển thành nhộng, nhộng được đánh dấu bằng thuốc màu đặc biệt và được chiếu xạ bằng tia X. Nhộng sau chiếu xạ bị vô sinh sẽ được vận chuyển đến các cơ sở ấp. Khi ruồi chui ra khỏi vỏ nhộng đều là ruồi đực và được chứa trong các thùng chứa, vận chuyển đến khu vực cần tiêu diệt côn trùng dịch hại. Ruồi được thả ra để hoạt động tự nhiên, chúng sẽ giao phối bình thường với ruồi cái nhưng trứng sẽ không nở thành ấu trùng mới và không gây hại cho quả. - Ưu điểm: + Côn trùng vô sinh từ SIT không tự sinh sản, nhân bản, do đó không thể hình thành trong môi trường tự nhiên. + SIT phá vỡ chu kì sinh sản của côn trùng gây hại hay còn được gọi là kiểm soát tự diệt. + SIT không đưa các loài không phải bản địa vào hệ sinh thái. - Lợi ích đối với nông nghiệp: giảm đáng kể thiệt hại trong sản xuất cây trồng và vật nuôi; bảo vệ các ngành trồng trọt và chăn nuôi thông qua việc ngăn chặn sự xâm nhập của dịch hại; tạo các điều kiện để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường có giá trị cao mà không bị hạn chế về kiểm dịch; bảo vệ và tạo việc làm trong nông nghiệp; giảm đáng kể chi phí sản xuất và không gây hại cho sức khỏe con người; bảo vệ môi trường thông qua việc giảm sử dụng thuốc diệt côn trùng. b) Các gene chống chịu - Công nghệ di truyền có thể giúp chuyển gene kháng sâu, bệnh từ loài này sang loài khác, tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi có khả năng kháng sâu, bệnh. - Các cây trồng được chuyển gene có khả năng chống chịu sâu hại, kháng thuốc diệt cỏ tốt hơn, cho năng suất cao hơn. Ví dụ: Gene sản sinh độc tố tiêu diệt côn trùng có nguồn gốc từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt) đã được chèn bằng công nghệ DNA tái tổ hợp vào hệ gene của một số loài cây trồng như ngô, bông, khoai tây.
Ruộng bắp biến đổi gene được trồng khảo nghiệm trên diện hẹp tại Bà Rịa - Vũng Tàu vào năm 2011 (Nguồn: Báo Kinh tế Sài gòn, 2014) 3. Cơ sở sinh lí học - Áp dụng các biện pháp kĩ thuật: bón phân, tưới nước hợp lí, tiêm chủng định kì cho vật nuôi. - Sử dụng bẫy sinh học: Chất dẫn dụ sinh học (Pheromone) là các nhóm chất hóa học do côn trùng tiết ra ngoài môi trường gây ảnh hưởng đến sinh lí, tập tính của các cá thể cùng loài.
- Cơ sở của biện pháp chất dẫn dụ sinh học: thu hút số lượng lớn các thể đực. |
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Nhóm:................................ Nghiên cứu SGK trang 35 - 38, tìm hiểu cơ sở sinh thái học của kiểm soát sinh học.
|
Hoạt động 3: Tìm hiểu về vai trò của kiểm soát sinh học
a. Mục tiêu: Phân tích được các vai trò của kiểm soát sinh học.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ học tập; HS nghiên cứu, tìm hiểu nội dung mục III SGK trang 40 và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Vai trò của kiểm soát sinh học.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu các hình ảnh, yêu cầu HS hoạt động cặp đôi nhận biết tên các thiên địch và vai trò với sản xuất nông nghiệp và hệ sinh thái.
- Từ kết quả hoạt động trên kết hợp với tìm hiểu nội dung mục III tr.40 SGK, GV yêu cầu HS thảo luận: Phân tích vai trò của kiểm soát sinh học. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhóm HS nghiên cứu mục III SGK tr. 40, quan sát hình ảnh, thực hiện nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi thảo luận (Bảng đính kèm dưới hoạt động). - HS khác nhận xét, đánh giá, góp ý. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét kết quả trả lời của HS, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS ghi chép vào vở. - GV kết luận: Sử dụng kiểm soát sinh học ít gây nguy hại đến môi trường, con người và đa dạng sinh học, góp phần duy trì cân bằng sinh thái và phát triển bền vững. - GV dẫn dắt sang hoạt động tiếp theo. | III. VAI TRÒ CỦA KIỂM SOÁT SINH HỌC - Kiểm soát sinh học được con người sử dụng làm biện pháp diệt trừ sâu, bệnh hại để bảo vệ cây trồng, vật nuôi. - Kiểm soát sinh học ít gây hại cho môi trường và sức khỏe con người, không gây mất cân bằng sinh thái, duy trì đa dạng sinh vật, đảm bảo phát triển bền vững, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên nông sản. - Giúp con người hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học, thuốc diệt có dại làm tổn hại môi trường và sức khỏe con người, đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững.
|
Hình ảnh | Tên thiên địch | Vai trò |
Bọ rùa | Có ích ở cả giai đoạn ấu trùng lẫn trưởng thành: ăn rầy nâu trưởng thành, rầy cám (rầy non), trứng rầy. | |
Ong kí sinh | Chúng thường đẻ trứng vào ấu trùng của các côn trùng có hại như ấu trùng của bướm trắng, bướm ngũ sắc, sâu keo, sâu bông,... Trứng ong phát triển và phá hủy vật kí sinh. | |
Kiến vàng | Kiến vàng có khả năng tấn công nhiều loại sâu hại trên cây ăn trái. | |
Chuồn chuồn | Chúng thường bắt mồi ở trên không. Thức ăn của chúng là côn trùng, sâu bọ. | |
Bọ ngựa | Chúng chỉ ăn các loại sâu bọ và không gây hại cho mùa màng. Thức ăn của bọ ngựa là các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi, bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong, gián,... | |
Bọ cánh cứng ba khoang | Bọ cánh cứng ba khoang là loài côn trùng thân cứng. Sâu non có màu đen bóng, trưởng thành có máu nâu đỏ. Chúng thường tấn công ổ sâu cuốn lá và các loại sâu non bộ cánh vảy. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố kiến thức đã học về kiểm soát sinh học.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ học tập; Cá nhân HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan và câu hỏi luyện tập để củng cố lại kiến thức đã học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu: - GV nêu yêu cầu: Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng
Câu 1. Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu là ứng dụng của quan hệ nào?
- A. Quan hệ đối kháng. B. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
- C. Khống chế sinh học. D. Quan hệ cạnh tranh.
Câu 2. Ví dụ nào sau đây không phải là ứng dụng kiểm soát sinh học?
- A. Nuôi cá để diệt bọ gậy.
- B. Cây bông mang gene kháng sâu bệnh của vi khuẩn.
- C. Nuôi mèo để diệt chuột.
- D. Dùng ong mắt đỏ để diệt sâu đục thân hại lúa.
Câu 3. Hiện tượng kiểm soát sinh học trong quần xã dẫn đến hệ quả nào sau đây?
- A. Đảm bảo cân bằng sinh thái. B. Làm cho quần xã không phát triển được.
- C. Làm mất cân bằng sinh thái. D. Đảm bảo cấu trúc không gian của quần xã.
Câu 4. Để giảm kích thước của quần thể ốc bươu vàng trong tự nhiên, xét về mặt lí thuyết, cách nào trong số các cách dưới đây đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất?
- A. Thu nhặt, tiêu hủy càng nhiều ổ trứng của chúng càng tốt.
- B. Tìm kiếm và tiêu diệt ốc ở tuổi trưởng thành.
- C. Nhân nuôi thiên địch (nếu có) và thả vào tự nhiên nơi có ốc bươu vàng sinh sống.
- D. Hạn chế nguồn thức ăn của chúng.
Câu 5. Ví dụ nào sau đây về sinh vật kí sinh được ứng dụng trong kiểm soát sinh học?
- A. Giun đũa sống trong đường tiêu hóa của người.
- B. Ấu trùng ong mắt đỏ kí sinh trên sâu hại.
- C. Cá ép sống bám trên cá lớn.
- D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.
Câu 6. Hiện tượng kiểm soát sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào sau đây trong quần xã?
- A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ.
- B. Quần thể cá chép và quần thể cá mè.
- C. Quần thể chào mào và quần thể sâu đo.
- D. Quần thể chim sâu và quần thể sâu đo.
Câu 7. Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng về ưu điểm của biện pháp sử dụng loài thiên địch so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học?
(1) Thường không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
(2) Không gây ô nhiễm môi trường.
(3) Không phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thời tiết.
(4) Nhanh chóng dập tắt tất cả các loại bệnh dịch.
- A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 1. Vì sao không nên sử dụng các biện pháp kiểm soát sinh học khi sâu hại bùng phát thành dịch?
Câu 2. Hãy tìm thêm một ví dụ về kiểm soát sinh học xảy ra trong tự nhiên mà em chứng kiến hoặc sưu tầm được.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: - GV mời đại diện HS trả lời:
Đáp án câu hỏi trắc nghiệm khách quan:
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 |
C | B | A | C | B | C | D |
Đáp án câu hỏi luyện tập
Câu 1. Khi sâu hại bùng phát thành dịch thì biện pháp kiểm soát sinh học không dập được dịch vì kiểm soát sinh học chỉ có tác dụng giữ cho kích thước quần thể sinh vật gây hại dưới ngưỡng chứ không loại bỏ hoàn toàn sinh vật gây hại.
Câu 2.
Chất dẫn dụ Bẫy sinh học
+ Bọ cánh cứng ba khoang tiêu diệt sâu non.
+ Bọ xít nước ăn thịt tiêu diệt bọ rầy.
+ Ong đen kí sinh bọ xít tiêu diệt bọ xít.
+ Chuồn chuồn kim tiêu diệt bướm hại.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV chuyển sang hoạt động vận dụng. - GV chuyển sang hoạt động vận dụng.
- D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS thực hiện làm các bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức và giải thích các hiện tượng liên quan đến kiểm soát sinh học trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết về thực tiễn, thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho câu hỏi vận dụng liên quan đến kiểm soát sinh học trong thực tiễn.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (3 - 4 HS) trả lời các câu hỏi sau: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (3 - 4 HS) trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Trichoderma sp. là loại nấm được sử dụng phổ biến trong trồng trọt. Chúng tổng hợp một số chất có hoạt tính sinh học như: kháng khuẩn, kích thích sinh trưởng. Đặc biệt quần thể nấm Trichoderma trong đất tăng trưởng rất nhanh trở thành loài đối kháng với nấm gây bệnh.
a) Sử dụng kiến thức về mối quan hệ sinh thái giữa các loài, giải thích vì sao nên trộn nấm Trichoderma với phân hữu cơ để bón lót?
b) Sử dụng nấm Trichoderma trong trồng trọt có được coi là biện pháp kiểm soát sinh học không?
Câu 2. Cho các ví dụ sau về kiểm soát sinh học:
(1) Thả ong mắt đỏ để kiểm soát số lượng sâu đục thân lúa.
(2) Nuôi mèo để bắt chuột.
(3) Dùng nấm đối kháng (nấm trắng) kí sinh rầy nâu hại cây lúa.
(4) Sử dụng kiến vàng tấn công bọ xít xanh giảm tỉ lệ cam, quýt bị rụng quả.
(5) Thả chuồn chuồn cỏ ăn rệp hại cây trồng.
- Hãy xác định đối tượng được dùng để kiểm soát sinh vật gây hại trong từng ví dụ trên.
- Khi sử dụng các đối tượng trên để kiểm soát sinh học thì có tiêu diệt hoàn toàn các đối tượng gây hại không?
Câu 3. Các biện pháp sau được dùng để ngăn ngừa sự gia tăng của quần thể gây hại:
(1) Dùng thuốc trừ sâu hóa học để phun lên rau, tất cả sâu rau bị tiêu diệt.
(2) Thả bọ rùa vào vườn cam, bọ rùa đã ăn phần lớn rệp hại cây cam.
(3) Thả loài ong chuyên kí sinh vào vườn dừa để tiêu diệt bọ dừa.
- Hãy xác định biện pháp kiểm soát sinh học trong các biện pháp trên.
- Chỉ nên sử dụng biện pháp nào khi dịch hại vượt ngưỡng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết về thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi. - HS thảo luận, vận dụng hiểu biết về thực tiễn kết hợp với kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi: - Đại diện nhóm HS xung phong trả lời câu hỏi:
Câu 1. a) Sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng sẽ giúp tăng cường hệ sinh vật có ích trong đất. Nhờ có hoạt động ủ phân cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm phát triển, tăng mật độ nấm Trichoderma lên.
+ Nấm Trichoderma có khả năng định cư trên rễ cây và trong vùng đất xung quanh rễ (rhizosphere). Chúng tạo thành một lớp, phủ lên rễ và ngăn chặn sự phát triển của các loài nấm gây bệnh cho cây. Nấm Trichoderma có khả năng chịu được nhiều loại hợp chất phòng vệ do cây tiết ra, giúp cho việc định cư trên rễ dễ dàng hơn. Trichoderma cũng không ảnh hưởng đến các vi sinh vật có lợi cho cây như nấm cộng sinh (mycorrhiza) hay vi khuẩn cố định nitrogen (Rhizobium).
+ Nấm Trichoderma bám vào những vùng rễ cây như những sinh vật cộng sinh khác, sự đeo bám này mang lại lợi ích cho cả cây trồng lần Trichoderma. Nó tiết ra đất những chất kích thích để rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, làm cho rễ cây khỏe hơn và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ, tạo thành một lớp bảo vệ vùng rễ cây tránh sự xâm nhập của mầm bệnh.
+ Cây giảm khả năng nhiễm bệnh nhờ nấm Trichoderma bám vào các đầu rễ cây, tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng trọng lượng quả và chiều cao của cây, làm tăng năng suất cây trồng.
+ Khi bón phân đã ủ Trichoderma sẽ cung cấp một lượng lớn vi sinh vật có lợi cho đất, làm cho đất tơi xốp, giàu mùn, các chất dinh dưỡng trong đất dễ dàng được vận chuyển đến cây trồng.
b) Nấm đối kháng Trichoderma có khả năng tiết các enzyme khống chế sự phát triển của các loại nấm gây bệnh khác như các loại nấm gây thối rễ: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium…; đối kháng với nấm Phytophthora spp. gây hại trên sầu riêng → Sử dụng nấm Trichoderma trong trồng trọt được coi là biện pháp kiểm soát sinh học hiệu quả, đem lại nhiều triển vọng.
Câu 2. - Ong mắt đỏ, mèo, nấm trắng, kiến vàng, chuồn chuồn.
- Kiểm soát sinh học chỉ có tác dụng giữ lại cho kích thước quần thể sinh vật gây hại dưới ngưỡng mà không loại bỏ hoàn toàn sinh vật gây hại.
Câu 3. - Biện pháp (2), (3).
- Biện pháp (1).
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm. - GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.
- GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học. - GV chuẩn kiến thức và kết thúc tiết học.
E. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Tìm hiểu thêm về các biện pháp kiểm soát sinh học đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam (https://youtu.be/_2QUtN7uhtc).
- Chuẩn bị Bài 6 - Biện pháp kiểm soát sinh học.
PHỤ LỤC
Phiếu đánh giá các thành viên trong nhóm (nhóm tự đánh giá) | |||
Tên thành viên | Tham gia hợp tác nhóm (tối đa 3đ) | % đóng góp (tối đa 3đ) | Tự giác – trách nhiệm (tối đa 4đ) |
Phiếu đánh giá của giáo viên cho các nhóm (8 – 10 HS/1 nhóm)
Nội dung | Điểm | Nhóm 1 | Nhóm 2 | Nhóm 3 | Nhóm 4 |
1. Phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng thành viên. Có báo có tiến trình hoạt động nhóm. | 20 | ||||
2. Thể hiện sự đoàn kết và hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. | 20 | ||||
3. Hoàn thành các nhiệm vụ GV giao và câu trả lời đạt 90% chất lượng. | 20 | ||||
4. Trong tiến trình hoạt động có đóng góp ý kiến cho các nhóm bạn và rút kinh nghiệm cho câu trả lời của nhóm mình. | 10 | ||||
5. Phương án trình bày sáng tạo, lời dẫn thu hút và hiệu quả | 20 | ||||
Tổng tối đa | 100 |
Lưu ý: Tổng điểm là gói điểm tương đương 100 điểm/nhóm. HS tự chia cho từng thành viên dựa vào phiếu đánh giá trong nhóm; yêu cầu: điểm chẵn, không chia điểm lẻ.
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Hình học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Đại số 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm Toán 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Vật lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Vật lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Vật lí 12 Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Sinh học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Sinh học 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án Hóa học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Hóa học 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoá học 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Hóa học 12 kết nối tri thức
Giáo án Tin học ứng dụng 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Tin học ứng dụng 12 Kết nối tri thức
Giáo án Tin học khoa học máy tính 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử khoa học máy tính 12 Kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ lâm nghiệp - thủy sản 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ 12 - Công nghệ Điện - Điện tử kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Công nghệ 12 - Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
GIÁO ÁN XÃ HỘI 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử dạy thêm Ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Lịch sử 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Địa lí 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Địa lí 12 Kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử chuyên đề Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN 12 KẾT NỐI TRI THỨC CÁC MÔN CÒN LẠI
Giáo án Âm nhạc 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Mĩ thuật 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Cầu lông mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Bóng rổ mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục thể chất 12 - Bóng chuyền mới năm 2024 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
Bài giảng điện tử Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 Kết nối tri thức
Giáo án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 mới năm 2024 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án tất cả các môn lớp 12 chân trời sáng tạo
Giáo án tất cả các môn lớp 12 cánh diều