Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm

Dưới đây là word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm. Giáo án được soạn trên file word, theo chuẩn công văn 5512. Thầy, cô có thể xem trước để biết mẫu giáo án. Giáo án có thể tải về. Với bộ giáo án này, thầy cô sẽ bớt đi được rất nhiều thời gian. Mời thầy cô xem trước mẫu ở dưới.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm
Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm

Đầy đủ Giáo án sinh học THPT kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 3: CÔNG NGHỆ VI SINH VẬT

TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

BÀI 9: VAI TRÒ CỦA VI SINH VẬT

TRONG XỬ LÍ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
  • Góp phần phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên.
  • Lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường.
  • Năng lực riêng:
  • Nắm được khái niệm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng của ô nhiễm kim loại nặng, nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
  • Nêu được vai trò của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường.
  1. Phẩm chất
  • Thấy được vai trò của vi sinh vật trong vấn đề xử lí ô nhiễm môi trường.
  • Có thêm động lực để tìm hiểu về công nghệ ứng dụng vi sinh vật vào trong thực tiễn đời sống hằng ngày.
  • Có hành động thiết thực như tuyên truyền làm gương trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sự đa dạng sinh học, hướng tới sự phát triển bền vững.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, Sách chuyên đề học tập Sinh học 10, SGV, Kế hoạch bài dạy.
  • Tranh, ảnh liên quan đến nội dung chuyên đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Sách chuyên đề học tập Sinh học 10.
  • Hình ảnh, tranh vẽ liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vấn đề ô nhiễm môi trường.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, vấn đề ô nhiễm môi trường điển hình ở các tỉnh, thành phố lớn và ở các vùng nông thôn nước ta là gì?

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ: Vấn đề ô nhiễm môi trường điển hình ở:

+ Các tỉnh, thành phố lớn: ô nhiễm không khí do bụi mịn,…

+ Các vùng nông thôn: tảo nở hoa ở các hồ chứa nước tưới tiêu, các khu công nghiệp xả thải,…

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học: Ô nhiễm môi trường là nguyên dẫn tới biến đổi khí hậu, hủy hoại môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người và gây suy giảm đa dạng sinh học. Ô nhiễm môi trường chủ yếu do các hoạt động của con người gây nên. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều yếu tố như chính sách, giáo dục ý thức phòng chống ô nhiễm môi trường, nghiên cứu khoa học kĩ thuật và công nghệ xử lí,….Trong đó, khoa học và công nghệ xử lí có vai trò rất quan trọng. Trong số các phương pháp xử lí ô nhiễm môi trường, xử lí sinh học ngày càng được chú trọng. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong việc xử lí và cải tạo môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên. Có bao giờ các em nghĩ rằng việc sử dụng vi sinh vật có thể là giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm? Đặc điểm nào của sinh vật giúp chúng thực hiện được vai trò to lớn đó? Để nắm rõ hơn về những vấn đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 9 – Vai trò của sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm kim loại nặng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nắm được nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng.

- HS nắm được đặc điểm của vi sinh vật dùng để xử lí ô nhiễm kim loại nặng.

- HS kể tên được một số vi sinh vật điển hình có khả năng làm ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin tr.56, 57, 58 và quan sát bảng Giới hạn tối đa hàm lượng tổng số của một số kim loại nặng trong tầng đất.

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở:

- Nguyên nhân dẫn đến môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng.

- Đặc điểm của vi sinh vật dùng để xử lí ô nhiễm kim loại nặng.

- Tên được một số vi sinh vật điển hình có khả năng làm ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Kim loại nặng là gì?

+ Kể tên các kim loại nặng.

+ Thế nào là ô nhiễm kim loại?

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin mục I, quan sát Bảng 9, SGK tr.56 57 và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao đất, nước lại bị ô nhiễm kim loại?

+ Nguồn kim loại ở đâu ra để gây ô nhiễm?

+ Dạng kim loại nào gây ô nhiễm đất, nước?

- GV dẫn dắt: Rõ ràng, các kim loại hiện diện trong môi trường ở ngưỡng nồng độ ô nhiễm không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên trạng thái của kim loại thường ở dạng hòa tan hoặc kết hợp với các chất hữu cơ khác.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải làm sạch môi trường khi canh tác nông nghiệp?

- GV hướng dẫn HS thảo luận theo cặp đôi, trao đổi và trả lời câu hỏi: Theo em, có thể loại bỏ, giảm nồng độ kim loại khỏi môi trường bằng cách nào?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Để xử lí ô nhiễm môi trường bằng phương pháp sử dụng vi sinh vật, cần lựa chọn nhóm vi sinh vật có đặc điểm gì?

+ Nêu tên một số vi sinh vật điển hình có khả năng làm giảm ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường.

- GV mở rộng kiến thức: Tên và ý nghĩa tên của vi sinh vật như Thiobacillus ferrooxydans.

+ Thio có nghĩa là lưu huỳnh. Ferro có nghĩa là sắt. Tên của vi sinh vật này có nghĩa là có khả năng oxy hóa lưu huỳnh và sắt.

+ Thiobacillus ferrooxydans được tìm thấy ở các mỏ lưu huỳnh, sắt trong môi trường acid. Ở độ pH thấp, nhiều kim loại bị hòa tan thành dạng ion và nước chảy qua các khu vực mỏ này kéo các kim loại đi xa hàng nghìn km.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Bảng 9, SGK tr.56 57 thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

I. Vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm kim loại nặng

- Kim loại nặng là các kim loại khối lượng phân tử lớn và gây độc hại cho cơ thể.

- Một số tên các kim loại nặng: hủy ngân (Hg), Asen (As), Cadmium (Cd), Đồng (Cu), Kẽm (Kz), chì (Pb), Crom (Cr), Niken (Ni) và Thallium (Tl).

- Ô nhiễm kim loại là các kim loại có khả năng gây ô nhiễm, gây độc cho con người.

- Đất, nước bị ô nhiễm kim loại là do:

+ Nước thải, chất thải chưa qua quy trình xử lí nghiêm ngặt thải ra môi trường, dẫn đến tích tụ kim loại nặng.

+ Chất thải từ sản xuất công nghiệp, chất thải sinh hoạt, hoạt động y tế, nông nghiệp không được xử lí đúng cách, dư lượng thuốc trừ sâu.

- Phải làm sạch môi trường khi canh tác nông nghiệp vì:

+ Hầu hết các sinh vật sống trong môi trường bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ tích tụ một lượng lớn kim loại trong cơ thể.

+ Các sinh vật này là thức ăn cho sinh vật khác, trong đó có con người.

+ Con người sử dụng động vật, thực vật nhiễm kim loại nặng làm thức ăn gây nên bệnh ung thư và một số bệnh khác.

- Có thể loại bỏ, giảm nồng độ kim loại khỏi môi trường bằng:

+ Phương pháp hóa học: cho phản ứng kết tủa kim loại.

+ Phương pháp vật lí: để lắng tự nhiên, sử dụng chất hấp phụ, hút các kim loại.

+ Phương pháp sinh học: sử dụng vi sinh vật.

- Đặc điểm của nhóm vi sinh vật được lựa chọn để xử lí ô nhiễm môi trường: có khả năng hấp phụ, lưu giữ, thay đổi trạng thái điện tích kim loại nặng bằng cách liên kết các kim loại trong tế bà, kết tủa, tích tụ, đóng gói các ion kim loại trong màng nhầy ở ngoài tế bào.

- Tên một số vi sinh vật điển hình có khả năng làm giảm ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường:

+ Vi khuẩn: Baccillus cereus, Thiobacillus ferrooxydans,…

+ Một số nấm: Aspergillus niger,…

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu vi sinh vật trong xử lí chất thải hữu cơ.

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS nêu được một số nguồn chất thải hữu cơ phổ biến.

- HS nắm được cách vi sinh vật phân hủy các chất thải hữu cơ.

- HS nêu được các sản phẩm chính của các vi sinh vật khi phân giải các chất hữu cơ gây ô nhiễm.

- HS kể tên được một số ứng dụng của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường trường, cải tạo môi trường và ứng dụng tạo sản phẩm hữu ích trong cuộc sống.

  1. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, quan sát Hình 9.1, 9.2 tr.58, 59 và trả lời câu hỏi.

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

  1. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở:

- Một số nguồn chất thải hữu cơ phổ biến.

- Cách vi sinh vật phân hủy các chất thải hữu cơ.

- Các sản phẩm chính của các vi sinh vật khi phân giải các chất hữu cơ gây ô nhiễm.

- Một số ứng dụng của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường trường, cải tạo môi trường và ứng dụng tạo sản phẩm hữu ích trong cuộc sống.

  1. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung thông tin mục II, quan sát Hình 9.1, 9.2 tr.58, 59 và trả lời câu hỏi:

+ Em hãy nêu các nguồn chất thải hữu cơ phổ biến.

+ Em hãy nêu tình trạng ô nhiễm các nguồn chất thải hữu cơ ở nước ta.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, những phương pháp nào có thể giải quyết tình trạng ô nhiễm từ các nguồn chất thải hữu cơ.

+ Phương pháp nào hữu ích hơn cả.

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi:

+ Vi sinh vật phân hủy các thải hữu cơ bằng cách nào?

+ Khi phân giải các hợp chất hữu cơ gây ô nhiễm, các vi sinh vật đã tạo ra các sản phẩm chính nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số ứng dụng của vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường, cải tạo môi trường và ứng dụng tạo sản phẩm hữu ích cho trong cuộc sống.

 

 

 

 

 

 

- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế:

+ Đối với những nơi có công ty thu gom rác, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

·        Các công ty thu gom rác như thế nào?

·        Gia đình em tập kết rác thải như thế nào?

·        Có phân loại rác không? Nếu có, rác được chia thành những loại nào?

·        Tại sao phải phân loại rác thải tại nguồn?

+ Đối với những nơi chưa có công ty thu gom rác, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhận xét thực trạng nơi để rác của gia đình, thôn, xóm.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh ô nhiễm môi trường do chất thải hữu cơ gây nên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV dẫn dắt: Khối lượng và thành phần rác thải sinh hoạt thải ra hằng ngày bao gồm phần ăn được hoặc phải bỏ đi từ các loại rau củ, quả, phần thừa từ tôm, thịt, cá,…ở mỗi gia đình; quy mô công nghiệp, làng nghề ta thấy được lượng chất thải thải ra môi trường có thể lên đến hàng trăm tấn/ngày.

- GV hướng dẫn HS tự đọc mục Kiến thức cốt lõi tr.60.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát Hình 9.1, 9.2 tr.58, 59 và hình ảnh GV trình chiếu.

- HS thảo luận, trao đổi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

II. Vi sinh vật trong xử lí chất thả hữu cơ

- Các nguồn chất thải hữu cơ phổ biến:

+ Rác thải sinh hoạt.

+ Chất thải trong quá trình chế biến sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi.

+ Nước thải hữu cơ từ các quá trình sản xuất.

- Tình trạng ô nhiễm các nguồn chất thải hữu hữu cơ ở nước ta:

+ Quá trình sản xuất, chế biến lúa gạo, các loại nông sản thải ra lượng chất thải lớn.

+ Hiện tượng đốt rơm rạ sau thu hoạch, gây ô nhiễm không khí do khói và bụi mịn.

+ Chất thải từ các làng nghề chế biến tinh bột, chế biến thủy sản,…

 

 

 

- Để giải quyết tình trạng ô nhiễm từ các nguồn chất thải hữu cơ, có những phương pháp:

+ Chôn lấp.

+ Thu gom, đóng gói thành nguyên liệu.

+ Sử dụng vi sinh vật phân giải. Đây là phương pháp hữu ích hơn cả. Cho ra các sản phẩm đa dạng, hiệu quả, thân thiện với môi trường.

- Cách vi sinh vật phân hủy các chất thải hữu cơ: VSV có khả năng tiết enzyme ra ngoài môi trường để phân giải các chất hữu cơ phức tạp (cellulose, tinh bột, protein, lipid,…) thành các chất hữu cơ đơn giản, sau đó hấp thụ các chất này vào cơ thể, cung cấp cho hoạt động sống.

- Các chất thải hữu cơ chủ yếu là:

+ Sinh khối thực vật với thành phần cellulose và pectin.

+ Protein phức tạp, chất béo,…

+ Các enzyme do VSV tiết ra sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành đường đơn, acid béo,…cung cấp năng lượng, nguyên liệu cho VSV sinh trưởng, có ích cho con người.

- Ứng dụng của vi sinh vật:

+ Xử lí chất thải trồng trọt: rơm rạ, bãi mía, thân ngô, vỏ trấu,…thành phân bón hữu cơ, cồn công nghiệp hay cơ chất trồng nấm.

+ Xử lí chất thải chăn nuôi, rác thải sinh hoạt hữu cơ, sinh khối thực vật thành khí sinh học dùng làm nhiên liệu, sản xuất chất tẩy rửa hữu cơ giúp giảm ô nhiễm môi trường và mang lại lợi ích kinh tế.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mc tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi Luyện tập.
  3. Ni dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp:

- Câu trả lời của HS về những tiêu chí để xác định môi trường bị ô nhiễm.

- Câu trả lời của HS về những tiêu chí để xác định môi trường đất bị ô nhiễm kim loại nặng.

  1. T chc thc hin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trả lời các câu hỏi 1, 2, tr.60

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Câu 1. Môi trường được gọi là ô nhiễm khi các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đối, gây tác hại tức thời hoặc lâu dài tới sức khỏe con người, các loại sinh vật và các điều kiện sống khác.

Câu 2.

- Muốn xác định đất có bị ô nhiễm kim loại nặng hay không phải tiến hành quan trắc, phân tích hàm lượng các kim loại nặng có trong đất để xác định hàm lượng cụ thể, sau đó so sánh với bảng tiêu chuẩn.

- Nếu hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép thì đất đã bị ô nhiễm kim loại nặng, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của nhiều loại sinh vật, trong đó có con người.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mc tiêu: HS biết vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi Vận dụng.
  3. Ni dung: GV đưa ra nhiệm vụ; HS sử dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
  4. Sn phm hc tp:

- Câu trả lời của HS về một số sản phẩm trong đời sống hằng ngày là kết quả của xử lí chất thải hữu cơ bởi vi sinh vật.

- Câu trả lời của HS về những ưu điểm của việc xử lí chất thải trong trồng trọt bằng ứng dụng công nghệ vi sinh so với việc xử lí bằng đốt các chất thải trên.

  1. T chc thc hin

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trả lời các câu hỏi 3, 4, tr.60

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, thảo luận, đưa ra câu trả lời

- GV quan sát quá trình HS thảo luận, hỗ trợ khi HS cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Câu 3. Một số sản phẩm trong đời sống hằng ngày là kết quả của xử lí chất thải hữu cơ bởi vi sinh vật: phân bón, ethanol,...

Câu 4. Gợi ý, HS cần trình bày được:

- Quá trình đốt là gì? Nguy cơ gây ô nhiễm ra sao?

- Với phương pháp xử lí VSV, kết quả của quá trình là gì?

- So sánh về thời gian, tác động tới môi trường, hiệu quả kinh tế, kĩ thuật sử dụng.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

*Hướng dẫn về nhà:

- HS ôn lại kiến thức đã học trong chuyên đề 3.

- Hoàn thành các bài tập của phần Luyện tập, Vận dụng.

 

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án word chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức cả năm, Giáo án word chuyên đề sinh học 10 KNTT, Giáo án chuyên đề sinh học 10 kết nối tri thức

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 MỚI SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC