Nội dung chính bài: Văn bản thông báo
Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Trình bày những nội dung chính trong bài: " Văn bản thông báo". Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 8 tập 2.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Thông báo là loại văn bản truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể hoặc những ai quan tâm nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.
- Văn bản thông báo phải cho biết rõ ai thông báo, thông báo cho ai, nội ung công việc, quy định, thời gian, địa điểm,... cụ thể, chính xác.
- Văn bản thông báo phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghỉ tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu và tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Đặc điểm của văn bản thông báo
- Thông báo là một văn bản thông tin về các hoạt động của cơ quan, tổ chức như một hoặc nhiều vấn đề trong hoạt động của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; trong một số hoạt động đang thực hiện hoặc dự kiến xảy ra; kế hoạch mới, đề xuất mới lên cấp trên hoặc kế hoạch điều động nhân sự
2. Cách làm văn bản thông báo
Thể thức của văn bản thông báo:
- Phần mở đầu: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : quốc huy, quốc hiệu, tên văn bản, ngày tháng, địa điểm ...
- Phần nội dung: Ghi cụ thể, chính xác những điều cần thông báo cho người nhận biết. Ví dụ địa điểm, thời gian, nội dung cần thực hiện...
- Phần kết thúc: Theo đúng những quy định về thủ tục hành chính : họ tên, chức vụ người gửi thông báo...
3. Lưu ý
a) Tên văn bản cần viết chữ in hoa cho nổi bật.
b) Giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm thông báo, tên văn bản và nội dung thông báo cần chừa khoảng cách hơn một dòng để dễ phân biệt.
c) Không viết sát lễ giấy bên trái, không để phần trên trang giấy có khoảng trống quá lớn.
4. Ví dụ mẫu văn bản thông báo
Xem toàn bộ: Soạn văn 8 bài: Văn bản thông báo trang 140 sgk
Bình luận