Đề số 2: Đề kiểm tra Sinh học 11 Cánh diều bài 6 Dinh dưỡng và tiêu hóa ở động vật

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

  • A. Nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
  • B. Ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
  • C. Ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
  • D. Ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Câu 2. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được

  • A. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • B. Biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • C. Biến đổi hóa học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
  • D. Biến đổi cơ học, trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.

Câu 3: Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng…

  • A. Từ thức ăn cho cơ thể.
  • B. Và năng lượng cho cơ thể.
  • C. Rho cơ thể.
  • D. Có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

Câu 4: Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?

  • A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
  • B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
  • C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
  • D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.

Câu 5: Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong

  • A. Không bào tiêu hóa.
  • B. Túi tiêu hóa.
  • C. Ông tiêu hóa.
  • D. Không bao tiêu hóa sau đó đến túi tiêu hóa.

Câu 6: Chất nào dưới đây bị biến đổi thành chất khác qua quá trình tiêu hoá?

  • A. Vitamin           
  • B. Ion khoáng
  • C. Gluxit              
  • D. Nước

Câu 7: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành chất nào?

  • A. Glycerol và vitamin.
  • B. Glycerol và axit amin.
  • C. Nucleotit và axit amin.
  • D. Glycerol và axit béo.

Câu 8: Cơ quan nào dưới đây không phải là một bộ phận của hệ tiêu hoá?

  • A. Thanh quản      
  • B. Thực quản
  • C. Dạ dày             
  • D. Gan

Câu 9: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là?

1. Tiết dịch vị.

2. Tiết nước bọt

3. Tạo viên thức ăn

4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày

5. Nuốt

6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme

7. Đẩy thức ăn xuống ruột.

Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:

  • A. 1, 2, 4, 6            
  • B. 1, 4, 6, 7
  • C. 2, 4, 5, 7            
  • D. 1, 4, 6, 7

Câu 10: Đâu không phải đặc điểm nào của ruột non giúp chúng tăng hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng?

  • A. Kích thước rất dài.
  • B. Hệ thống mao mạch máu và mao mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột.
  • C. Tiết ra nhiều dịch vị giúp tiêu hóa thức ăn.
  • D. Lớp niêm mạc gấp nếp, trên đó là các mào với lông ruột dày đặc giúp làm tăng diện tích bề mặt ruột non lên.

 


GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

D

A

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

A

B

C


Bình luận

Giải bài tập những môn khác