Bài tập dạng bất phương trình bậc hai một ẩn
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
Dạng 1: Bất phương trình bậc hai một ẩn
Bài tập 1: Tìm m để biểu thức f(x) = $(m^{2}+2)x^{2}-2(m-2)x+2$ luôn dương.
Bài tập 2: Xác định tập nghiệm của phương trình (2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 $\leq $ (x - 1)(x + 3) + $x^{2}$ - 5
Bài tập 1:
Ta có: f(x) = $(m^{2}+2)x^{2}-2(m-2)x+2$ luôn dương với mọi $x\in \mathbb{R}$
$\Leftrightarrow \begin{cases}a& >0\\ \Delta '& <0\end{cases}\Leftrightarrow \begin{cases}m^{2}+2& >0\\ -m^{2}-4m& <0\end{cases}$
Vì $m^{2}+2>0$ với mọi m nên để f(x) luôn dương thì $-m^{2}-4m<0$
Xét f(m) = $-m^{2}-4m$ có $\Delta =16>0$, hai nghiệm phân biệt là m = 0; m = -4 và a = -1 < 0.
Ta có bảng xét dấu:
Vậy để $f(x) = (m^{2}+2)x^{2}-2(m-2)x+2$ luôn dương thì m < -4 hoặc m > 0.
Bài tập 2:
(2x - 1)(x + 3) - 3x + 1 $\leq $ (x - 1)(x + 3) + $x^{2}$ - 5
$\Leftrightarrow 2x^{2} +6x-x-3-3x+1\leq x^{2}+3x-x-3+x^{2} - 5$
$\Leftrightarrow 0.x\leq -6$
$\Leftrightarrow x\in \emptyset$
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là S = $\emptyset$
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Toán 10 chân trời sáng tạo học kì 2
Bình luận