Tắt QC

Trắc nghiệm vật lý 12 bài 21: Điện từ trường

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 21: Điện từ trường. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể, tụ điện có điện dung 5 mF. Dao động điện từ riêng (tự do) của mạch LC với hiệu điện thế cực đại hai đầu tụ điện bằng 6V. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì năng lượng từ trường trong mạch bằng

  • A. $5.10^{-2}J$
  • B. $5.10^{-5}J$
  • C. $2,5.10^{-5}J$
  • D. $10^{-5}J$

Câu 2: Tìm phát biểu sai về điện từ trường.

  • A. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy ở các điểm lân cận.
  • B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường ở các điểm lân cận.
  • C. Điện trường và từ trường không đổi theo thời gian cùng có các đường sức là những đường cong khép kín.
  • D. Đường sức của điện trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức từ của từ trường biến thiên.

Câu 3: Điện trường xoáy là điện trường

  • A. có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ
  • B. có các đường sức không khép kín
  • C. của các điện tích đứng yên
  • D. Giữa hai bản tụ có điện tích không đổi

Câu 4: Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. nếu tại một nơi có từ trường biến thiên theo thời gian thì tại đó xuất hiện điện trường xoáy
  • B. điện trường và từ trường là hai mặt thể hiện khác nhau của một trường duy nhất gọi là trường điện từ
  • C. trong quá trình lan truyền điện từ trường, vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ tại một điểm luôn vuông góc với nhau.
  • D. điện trường không lan truyền được trong môi trường điện môi\

Câu 5: Khi điện áp giữa hai bản tụ biến thiên theo thời gian thì

  • A. trong tụ điện không phát sinh ra từ trường vì không có dòng điện chay qua lớp điện môi giữa hai bản tụ điện.
  • B. trong tụ điện chỉ xuất hiện điện trường biến thiên mà không có từ trường vì không có dòng điện.
  • C. trong tụ điện xuất hiện điện từ trường và từ trường biến thiên với cùng một tần số.
  • D. trong tụ điện không xuất hiện cả điện trường và từ trường vì môi trường trong lòng tụ điện không dẫn điện.

Câu 6: Trong mạch dao động điện từ tự do LC, năng lượng điện trường trong tụ biến thiên tuần hoàn với 

  • A. $\omega =2\sqrt{\frac{1}{LC}}$
  • B. $\omega =\frac{1}{2}\sqrt{\frac{1}{LC}}$
  • C. $\omega =\sqrt{\frac{1}{LC}}$
  • D. $\omega =\sqrt{\frac{2}{LC}}$

Câu 7: Một mạch dao động lí tưởng LC, điện áp cực đại trên tụ là Uo. Độ lớn điện áp trên tụ ở thời điểm năng lượng điện trường bằng ba lần từ trường là

  • A. $\frac{Uo}{\sqrt{3}}$
  • B. $\frac{Uo}{2}$
  • C. $\frac{Uo\sqrt{3}}{2}$
  • D. $\frac{Uo}{\sqrt{2}}$

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về điện từ trường?

  • A. Khi một từ trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một điện trường xoáy.
  • B. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong không kín.
  • C. Khi một điện trường biến thiên theo thời gian, nó sinh ra một từ trường xoáy.
  • D. Điện trường xoáy là điện trường có đường sức là những đường cong kín.

Câu 9: Trong một mạch dao động LC (không có điện trở thuần), có dao động điện từ tự do (dao động riêng). Cường độ dòng điện cực đại qua mạch là $I_{0}$. Tại thời điểm cường độ dòng điện trong mạch có giá trị $\frac{I_{0}\sqrt{3}}{2}$ thì năng lượng

  • A. điện trường bằng nửa năng lượng từ trường
  • B. điện trường gấp ba lần năng lượng từ trường
  • C. từ trường bằng năng lượng điện trường
  • D. từ trường gấp ba lần năng lượng điện trường

Câu 10: Mạch dao động LC lí tưởng. Khi cường độ tức thời qua cuộn dây bằng 0,25 lần cường độ cực đại $I_{0}$ qua cuộn dây thì tỉ số giữa năng lượng điện trường và năng lượng toàn mạch bằng

  • A. $\frac{3}{4}$
  • B. $\frac{15}{16}$
  • C. $\frac{1}{16}$
  • D. $\frac{1}{4}$

Câu 11: Mạch dao động LC: Khi cường độ qua cuộn dây có giá trị bằng giá trị hiệu dụng thì năng lượng từ trường

  • A. bằng năng lượng điện trường
  • B. gấp 3 lần năng lượng điện trường
  • C. bằng 1/3 năng lượng điện trường
  • D. gấp 2 lần năng lượng điện trường

Câu 12: Trong điện từ trường, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn

  • A. có phương vuông góc với nhau
  • B. cùng phương, ngược chiều
  • C. cùng phương, cùng chiều
  • D. có phương lệch nhau 45º

Câu 13: Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang có dao động điện từ tự do. Ở thời điểm t=0, hiệu điện thế giữa hai bản tụ có giá trị cực đại là Uo. Năng lượng từ trường của mạch ở thời điểm $t=\frac{\pi }{2}\sqrt{LC}$ bằng

  • A. $\frac{CU^{2}o}{2}$
  • B. $\frac{CU^{2}o}{4}$
  • C. 0
  • D. $\frac{CU^{2}o}{8}$

Câu 14: Mạch dao động điện từ gồm cuộn dây thuần cảm L=50mH và tụ điện C=50uF. Giá trị cực đại của điện áp giữa hai đầu tụ điện là 12V. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn dây bằng 8V thì năng lượng điện trường và năng lượng từ trường lần lượt là

  • A. $2.10^{-3}J$ và $1,6.10^{-3}J$
  • B. $1,6.10^{-3}J$ và $2.10^{-3}J$ 
  • C. $2,5.10^{-3}J$ và $1,1.10^{-3}J$
  • D. $0,6.10^{-3}J$ và $3.10^{-3}J$

Xem đáp án

Bình luận