Tắt QC

Trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 3: Dòng điện xoay chiều (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. điện áp biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.
  • B. dòng điện có cường độ biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
  • C. suất điện động biến đổi điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.
  • D. cho dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều lần lượt đi qua cùng một điện trở thì chúng toả ra nhiệt lượng như nhau.

Câu 2: Nếu tăng tốc độ quay của roto thêm 3 vòng/s thì tần số do dòng điện máy tăng từ 50 Hz đến 65 Hz và suất điện động do máy phát tạo ra tăng thêm 30 V so với ban đầu. Nếu tăng tiếp tốc độ thêm 3 vòng/s nữa thì suất điện động của máy phát tạo ra là

  • A. 320 V     
  • B. 280 V     
  • C. 240 V     
  • D. 160 V.

Câu 3: Hiện nay với các máy phát điện công suất lớn người ta thường dùng cách nào sau đây để tạo ra dòng điện xoay chiều một pha?

  • A. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động tịnh tiến so với nam châm.
  • B. Nam châm vĩnh cửu đứng yên, cuộn dây chuyển động quay trong lòng nam châm.
  • C. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động tịnh tiến so với cuộn dây.
  • D. Cuộn dây đứng yên, nam châm vĩnh cửu chuyển động quay trong lòng stato có quấn các cuộn dây.

Câu 4: Trong máy phát điện xoay chiều một pha, lõi thép kĩ thuật điện được sử dụng để quấn các cuộn dây của phần cảm và phần ứng nhằm mục đích:

  • A. Tăng cường từ thông của chúng.
  • B. Làm cho từ thông qua các cuộn dây biến thiên điều hòa
  • C. Tránh dòng tỏa nhiệt do có dòng Phu-cô xuất hiện
  • D. Làm cho các cuộn dây phần cảm có thể tạo ra từ trường quay.

Câu 5: Đặt điện áp u = Uo$\cos (100πt + \frac{\pi}{3}$) (V) vào hai đầu cuộn cảm có độ tự cảm  $\frac{1}{2\pi}$ (H). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu tụ điện là 100$\sqrt{2}$ V thì cường độ dòng điện trong mạch là 2 A. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là

  • A. i = 2$\sqrt{3}\cos (100πt -  \frac{\pi}{6}$) (A)
  • B. i = 2$\sqrt{3}\cos (100πt + \frac{\pi}{6}$) (A)
  • C. i = 2$\sqrt{2}\cos (100πt + \frac{\pi}{6}$) (A)
  • D. i = 2$\sqrt{2}\cos (100πt - \frac{\pi}{6}$) (A)

Câu 6: Phát biểu nào sau đây về động cơ không đồng bộ ba pha là không đúng?

  • A. Hai bộ phận chính của động cơ là rôto và stato.
  • B. Bộ phận tạo ra từ trường quay là stato.
  • C. Nguyên tắc hoạt động của động cơ là dựa trên hiện tượng điện từ.
  • D. Có thể chế tạo động cơ không đồng bộ ba pha với công suất lớn.

Câu 7: Đặt điện áp u = Uo$\cos (100πt - \frac{\pi}{6}$)(V) vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch là i = Io$\cos (100πt + \frac{\pi}{6}$)(V). Hệ số công suất của đoạn mạch là

  • A. 0,5                
  • B. 0,71                
  • C. 1                
  • D. 0,86

Câu 8: Một hộp X chỉ chứa một trong 3 phần tử là điện trở thuần hoặc tụ điện hoặc cuộn cảm thuần. Đặt vào hai đầu hộp X một điện áp xoay chiều chỉ có tần số f thay đổi. Khi f = 50Hz thì điện áp trên X và dòng điện trong mạch ở thời điểm t1 có giá trị lần lượt là: i1 = 1 (A), u1 = 100√3 (V), ở thời điểm t2 thì: i2 = √3 (A), u2 = 100 (V). Khi f = 100Hz thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,5√2 A. Hộp X chứa

  • A. điện trở thuần R = 100Ω
  • B. cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\frac{1}{\pi}$ (H)
  • C. tụ điện có điện dung C = $\frac{10^{-4}}{\pi}$ (F)
  • D. tụ điện có điện dung C = $\frac{10\sqrt{3}}{\pi}$ (F)

Câu 9: Dung kháng của một đoạn mạch RLC nối tiếp có giá trị nhỏ hơn cảm kháng. Ta làm thay đổi chỉ một trong các thông số của đoạn mạch bằng cách nêu sau đây. Cách nào có thể làm cho hiện tượng cộng hưởng điện xảy ra?

  • A. Tăng điện dung của tụ điện.
  • B. Tăng hệ số tự cảm của cuộn dây.
  • C. Giảm điện trở của đoạn mạch.
  • D. Giảm tần số dòng điện.

Câu 10: Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung C = $\frac{10^{-4}}{\pi \sqrt{3}}$ (F). Đặt điện áp xoay chiều có tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện chạy qua tụ điện có biểu thức i = I0$\cos (100π + \frac{\pi}{6}$) A Tại thời điểm mà điện áp hai đầu mạch có giá trị 100√6 V thì cường độ dòng điện trong mạch là $\sqrt{2}$A. Biểu thức điện áp hai đầu tụ điện là

  • A. u= 100$\sqrt{3}\cos (100\pi t + \frac{2\pi}{3})$
  • B. u= 200$\sqrt{3}\cos (100\pi t - \frac{\pi}{2})$
  • C. u= 100$\sqrt{3}\cos (100\pi t - \frac{\pi}{3})$
  • D. u= 200$\sqrt{3}\cos (100\pi t - \frac{\pi}{3})$

Câu 11: Đặt điên áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U = 30$\sqrt{2}$ V vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết cuộn dây thuần cảm, có độ cảm L thay đổi được. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây đạt được cực đại thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu tụ điện là 30V. Giá trị hiệu điện thế hiệu dụng cực đại hai đầu cuộn dây là:

  • A. 60 V               
  • B. 120 V                
  • C. 30$\sqrt{2}$ V                
  • D. 60$\sqrt{2}$ V

Câu 12: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch gồm biến trở R mắc nối tiếp với tụ điện. Dung kháng của tụ điện là 100 Ω. Khi điều chỉnh R thì tại hai giá trị R1 và R2 công suất tiêu thụ của đoạn mạch như nhau. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R1 bằng hai lần điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện khi R = R2. Các giá trị của R1 và R2 là

  • A. R1 = 50 Ω, R2 = 100 Ω.
  • B. R1 = 40 Ω, R2 = 250 Ω.
  • C. R1 = 50 Ω, R2 = 200 Ω.
  • D. R= 25 Ω, R= 100 Ω.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện ω = $\frac{1}{\sqrt{LC}}$ thì

  • A. cường độ dao động cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
  • B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.
  • C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại.
  • D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại.

Câu 14: Đặt điện áp u = 150$\sqrt{2}\cos 100πt$ (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần là 150 V. Hệ số công suất của mạch là

  • A. $\frac{\sqrt{3}}{2}$.       
  • B. 1.       
  • C. $\frac{1}{2}$ .       
  • D. $\frac{\sqrt{3}}{3}$.       

Câu 15: Cho một mạch gồm biến trở R, cuộn dây không thuần cảm và tụ điện C có dung kháng ZC < ZL. Khi điều chỉnh R thì ta thấy với R = 100 Ω thì công suất tiêu thụ trên R là lớn nhất và khi đó dòng điện lệch pha góc $\frac{π}{2}$ so với điện áp hai đầu mạch. Giá trị điện trở r của cuộn dây là

  • A. 50 Ω.       
  • B. 100 Ω.
  • C. 50$\sqrt{3}$ Ω
  • D. 50$\sqrt{2}$ Ω

Câu 16: Cho mạch điện AB gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây mắc nối tiếp. Xét điểm M nối giữa R và C, đoạn NB chứa cuộn dây. Biết điện áp hai đầu đoạn mạch có biểu thức uAB = 120$\sqrt{2}\cos (100πt + \frac{π}{6})$ V. Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là I = 2A, uMB lệch pha $\frac{π}{3}$ so với uAM, uMB lệch pha $\frac{π}{6}$ so với uAB, uAN lệch pha $\frac{π}{2}$ so với uAB. Điện trở thuần của cuộn dây là

  • A. r = 10$\sqrt{2}$ Ω .       
  • B. r = 20$\sqrt{2}$ Ω
  • C. r = 20$\sqrt{3}$ Ω .       
  • D. r = 10$\sqrt{3}$ Ω .

Câu 17: Công suất của dòng điện xoay chiều trên một đoạn mạch RLC nối tiếp nhỏ hơn tích UI là do

  • A. một phần điện năng tiêu thụ trong tụ điện.
  • B. trong cuộn dây có dòng điện cảm ứng.
  • C. điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện lệch pha không đổi với nhau.
  • D. có hiện tượng cộng hưởng điện trên đoạn mạch.

Câu 18: Một máy phát điện ba pha mắc hình sao có điện áp pha 127V, tần số 50Hz. Người ta đưa dòng điện ba pha vào ba tải như nhau mắc hình tam giác, mỗi tải có đện trở thuần 12Ω và độ tự cảm 51mH. Công suất do các tải tiêu thụ là

  • A. 838,2W.       
  • B. 2514,6W.
  • C. 1452W.       
  • D. 4356W.

Câu 19: Một đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm: điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB điện áp xoay chiều 100 V – 50 Hz. Điều chỉnh L để R$^{2}$ = (6,25.L)/C và điện áp ở hai đầu cuộn cảm lệch pha so với điện áp ở hai đầu đoạn mạch AB góc π/2. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm là

  • A. 40 (V)                
  • B. 30 (V)                
  • C. 50 (V)                
  • D. 20 (V)

Câu 20: Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều thì hệ số công suất của mạch

  • A. không thay đổi.
  • B. tăng.
  • C. giảm.
  • D. bằng 1.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác