Tắt QC

Trắc nghiệm vật lý 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 12 bài 13: Các mạch điện xoay chiều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Một cuộn thuần cảm có độ tự cảm $L=\frac{1}{\pi }$ H. Đặt vào hai đầu cuộn cảm một điện áp xoay chiều $u=100\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3})$ V. Cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức 

  • A. $i=\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{6})$ (A)
  • B. $i=2cos(100\pi t+\frac{\pi }{6})$ (A)
  • C. $i=\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{6})$ (A)
  • D. $i=\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{3})$ (A)

Câu 2: Tác dụng cản trở dòng điện của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều đúng với trường hợp nào nêu dưới đây?

  • A. Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng lớn.
  • B. Đối với dòng điện có tần số càng lớn thì tác dụng cản trở càng nhỏ.
  • C. Cuộn cảm có độ tự cảm càng nhỏ thì tác dụng cản trở càng lớn.
  • D. Tác dụng cản trở dòng điện không phụ thuộc vào tần số của dòng điện.

Câu 3: Để tăng dung kháng của một tụ điện môi là không khí, ta có thể

  • A. tăng tần số của điện áp đặt vào hai bản tụ điện.
  • B. giảm điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện.
  • C. đưa bản điện môi vào trong lòng tụ điện.
  • D. tăng khoảng cách giữa hai bản tụ điện.

Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều u=311cos100πt (V) vào 2 đầu của một cuộn cảm thuần có độ tự cảm L=1/π (H). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm có giá trị bằng

  • A. 3,1 A       
  • B. 2,2 A       
  • C. 0,31 A       
  • D. 0,22 A

Câu 5: Khi dùng một điện áp $u=U_{0}sin\omega t$ vào đầu hai đoạn mạch chứa cách phần tử R, L, C mắc nối tiếp thì sự nhanh pha hay chậm pha của dòng điện so với điện áp u chỉ tuỳ thuộc vào giá trị của

  • A. C và L
  • B. L, C và $\omega $
  • C. R, L, C và $\omega $
  • D. R và L

Câu 6: Nếu dòng điện qua cuộc dây chậm pha hơn điện áp ở hai đầu nó góc $45^{\circ}$ thì cuộn dây

  • A. chỉ có cảm kháng
  • B. có cảm kháng lớn hơn điện trở
  • C. có cảm kháng bằng điện trở
  • D. có cảm kháng nhỏ hơn điện trở

Câu 7: Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua mạch chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện

  • A. tăng lên 2 lần
  • B. tăng lên 4 lần
  • C. giảm đi 2 lần
  • D. giảm đi 4 lần

Câu 8: Đặt điện áp $u=U_{0}cos\omega t$ vào hai đầu đoạn mạch thì cường độ dòng điện trong mạch có dạng $i=I_{0}sin\omega t$ . Đoạn mạch này chỉ có

  • A. tụ điện
  • B. cuộn cảm thuần
  • C. điện trở thuần
  • D. cuộn dây không thuần cảm

Câu 9: Đặt điện áp $u=U_{0}cos\omega t$ vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua đoạn mạch có giá trị là

  • A. $\frac{U_{0}}{\sqrt{2}\omega L}$
  • B. $\frac{U_{0}}{2\omega L}$
  • C. $\frac{U_{0}}{\omega L}$
  • D. 0

Câu 10: Một tụ điện có điện dung $C=\frac{10^{-4}}{4\pi }(\mu F)$ được mắc vào một điện áp xoay chiều có biểu thức là u=200√2 cos100πt (V). Điện trở dây nối không đáng kể. Biểu thức của dòng điện tức thời qua mạch là

  • A. $i=0,5cos(100\pi t+\frac{\pi }{4})$ (A)
  • B. $i=0,5\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})$ (A)
  • C. $i=0,5cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})$ (A)
  • D. $i=0,5\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})$ (A)

Câu 11: Một đoạn mạch chỉ có một tụ điện dung C đặt dưới điện áp $u=U_{0}cos\omega t$. Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua đoạn mạch có giá trị là

  • A. $U_{0}C\omega $
  • B. $\frac{U_{0}C\omega }{\sqrt{2}}$
  • C. $U_{0}\sqrt{2}C\omega $
  • D. $\frac{U_{0}}{C\omega \sqrt{2}}$

Câu 12: Mắc một cuộn cảm vào một điện áp xoay chiều có tần số f, cuộn cảm có cảm kháng là ZL. Nếu giảm độ tự cảm của cuộn cảm đi một nửa và tần số lên 4 lần thì cảm kháng Z_L sẽ

  • A. tăng 8 lần     
  • B. giảm 8 lần
  • C. tăng 2 lần       
  • D. giảm 2 lần

Câu 13: Cho dòng điện xoay chiều có cường độ tức thời là $i=40sin(100\pi t+\frac{\pi }{6})$ (mA) qua điện trở R = 50 Hz. Nhiệt lượng tỏa ra trên R trong 2 s đầu là

  • A. 80 J       
  • B. 0,08 J.       
  • C. 0,8 J       
  • D. 0,16 J

Câu 14: Đặt điện áp xoay chiều vào 2 đầu mạch điện gồm điện trở thuần $40\Omega $ và tụ điện mắc nối tiếp. Biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch lệch pha $\frac{\pi }{3}$ so với cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Dung kháng của tụ điện bằng

  • A. $40\sqrt{3}\Omega $
  • B. $\frac{40\sqrt{3}\Omega }{3}$
  • C. $40\Omega $
  • D. $20\sqrt{3}\Omega $

Câu 15: Trên đoạn mạch xoay chiều tần số 50 Hz chỉ có điện trở thuần,

  • A. pha của cường độ dòng điện bằng 0.
  • B. cường độ dòng điện trong mỗi giây có 200 lần đạt giá trị bằng một nửa giá trị cực đại.
  • C. cường độ dòng điện tức thời không tỉ lệ với điện áp tức thời.
  • D. cường độ dòng điện hiều dụng có giá trị bằng một nửa cường độ dòng điện cực đại.

Câu 16: Cho một đoạn mạch không phân nhánh gồm một cuộn dây và một tụ điện. Khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch đó thì khẳng định nào dưới đây là không đúng?

  • A. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây có thể nhỏ hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
  • B. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện có thể lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
  • C. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn dây luôn lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch
  • D. Điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch vuông pha với điện áp tức thời giữa hai đầu tụ điện

Câu 17: Dung kháng của một đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có giá trị nhỏ hơn dung kháng. Muốn xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện trong mạch, ta phải

  • A. tăng điện dung của tụ điện
  • B. tăng hệ số tự cảm của cuộn dây
  • C. giảm điện trở của mạch
  • D. giảm tần số của dòng điện xoay chiều

Câu 18: Mạch điện gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ, dòng điện xoay chiều qua mạch là $i=I_{0}cos\omega t+\frac{\pi }{2}$. Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây lệch pha một góc $\pi $ so với điện áp giữa hai đầu tụ
  • B. Điện áp giữa hai đầu tụ điện lệch pha một góc $\pi $ so với dòng điện qua mạch
  • C. Điện áp giữa hai đầu mạch vuông pha so với dòng điện
  • D. Dòng điện qua mạch luôn nhanh pha so với điện áp giữa hai đầu tụ điện

Câu 19: Đưa một nam châm lại gần một bóng đèn sợi đốt sao cho đường sức gần vuông góc với sợi đốt thì thấy sợi đốt

  • A. rung mạnh khi đèn dùng điện xoay chiều
  • B. của đèn sáng đỏ lên
  • C. không rung khi đèn dùng điện xoay chiều
  • D. rung mạnh khi đèn dùng điện khong đổi

Câu 20: Cho mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định có biểu thức: $u=U_{0}cos\omega t$. Đồ thị của điện áp tức thời giữa hai đầu đoạn mạch theo cường độ dòng điện tức thời trong mạch có dạng là

  • A. hình sin
  • B. đoạn thẳng
  • C. đường tròn
  • D. elip

Câu 21: Cường độ dòng điện chạy qua tụ điện có biểu thức i=2,5√2 cos100πt (A). Biết tụ điện có điện dung C=250/π (μF). Điện áp giữa hai bản tụ điện có biểu thức là

  • A. $u=50\sqrt{2}cos(100\pi t+\frac{\pi }{2})$ V
  • B. $u=100\sqrt{2}sin(100\pi t+\frac{\pi }{2})$ V
  • C. $u=100\sqrt{2}cos(100\pi t-\frac{\pi }{2})$ V
  • D. $u=200\sqrt{2}sin(100\pi t-\frac{\pi }{2})$ V

Câu 22: Cho dòng điện xoay chiều i=2 cos⁡100πt (A) qua điện trở R = 50 Ω trong thời gian 1 phút. Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở là

  • A. 600 J       
  • B. 1000 J       
  • C. 800 J       
  • D. 1200 J

 

Câu 23: Cường độ dòng điện tức thời chạy qua một đoạn mạch là $i=2cos100\pi t$ (A), t đo bằng giây. Tại thời điểm $t_{1}$ nào đó, dòng điện đang giảm và có cường độ i=1A. Đến thời điểm $t=t_{1}+0,005$s, cường độ dòng điện bằng

  • A. $\sqrt{3}$ A
  • B. $-\sqrt{3}$ A
  • C. $-\sqrt{2}$ A
  • D. $\sqrt{2}$ A

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác