Tắt QC

Trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P1)

Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 12 chương 7: Hạt nhân nguyên tử (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Đồng vị là những nguyên tử mà hạt nhân có cùng nguyên tử số nhưng khác số prôtôn.
  • B. Hạt nhân có kích thước rất nhỏ so với nguyên tử.
  • C. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững.
  • D. Lực hạt nhân tác dụng trong khoảng kích thước nguyên tử.

Câu 2: Trong hạt nhân nguyên tử $_{84}^{210}$Po có

  • A. 84 prôtôn và 210 nơtron.
  • B. 126 prôtôn và 84 nơtron.
  • C. 84 prôtôn và 126 nơtron.
  • D. 210 prôtôn và 84 nơtron.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Số hạt nhân của một lượng chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.
  • B. Hằng số phóng xạ của chất phóng xạ không đổi theo thời gian.
  • C. Sự phóng xạ của các chất không chịu ảnh hưởng của môi trường.
  • D. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ giảm dần theo thời gian.

Câu 4: Chất phóng xạ $_{84}^{210}$Po phát ra tia α và biến đổi thành $_{82}^{206}$Pb . Biết khối lượng các hạt là mPb = 205,9744u, mPo = 209,9828u, mα = 4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi 10g Po phân rã hết là

  • A. 2,2.10$^{10}$J;    
  • B. 2,5.10$^{10}$J;
  • C. 2,7.10$^{10}$J;    
  • D. 2,8.10$^{10}$J

Câu 5: Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có

  • A. năng lượng liên kết càng lớn.
  • B. năng lượng liên kết càng nhỏ.
  • C. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
  • D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.

Câu 6: Độ phóng xạ ban đầu được xác định

  • A. H0 = λN0    
  • B. H0 = N0/λ    
  • C. H0 = λ/N   
  • D. H0 = λN

Câu 7: Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với AX = 2AY = 0,5AZ. Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEvới ΔE< ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là

  • A. Y, X, Z.    
  • B. Y, Z, X.
  • C. X, Y, Z.    
  • D. Z, X, Y.

Câu 8: Chọn câu Đúng. Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng

  • A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn.
  • B. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron.
  • C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một nơtron chậm.
  • D. Thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.

Câu 9: Tia nào sau đây không phải là tia phóng xạ ?

  • A. Tia γ.    
  • B. Tia β$^{+}$.
  • C. Tia α.    
  • D. Tia X.

Câu 10: Nguyên tử của đồng vị phóng xạ $_{92}^{235}$U có:

  • A. 92 electrôn và tổng số prôtôn và electrôn bằng 235.
  • B. 92 prôtôn và tổng số nơtron và electrôn bằng 235.
  • C. 92 nơtron và tổng số nơtron và prôtôn bằng 235.
  • D. 92 nơtron và tổng số prôtôn và electrôn bằng 235.

Câu 11: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng hạt nhân nhân tạo đầu tiên?

  • A. $_{2}^{4}$He + $_{7}^{14}$N $\rightarrow $ $_{8}^{17}$O + $_{1}^{1}$H
  • B. $_{2}^{4}$He + $_{13}^{27}$Al $\rightarrow $ $_{15}^{30}$P + $_{0}^{1}$n
  • C. $_{1}^{2}$H + $_{1}^{3}$H $\rightarrow $ $_{2}^{4}$He + $_{0}^{1}$n
  • D. $_{7}^{19}$F + $_{1}^{1}$H $\rightarrow $ $_{8}^{16}$O + $_{2}^{4}$He

Câu 12: Kết quả nào sau đây là đúng khi nói về khi nói về định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích?

  • A. A1 + A2 = A3 + A4.
  • B. Z1 + Z2 = Z3 + Z4.
  • C. A+ A+ A3 + A4 = 0
  • D. A hoặc B hoặc C đúng.

Câu 13: Trong phản ứng hạt nhân:

$_{12}^{25}\textrm{Mg} + X \rightarrow _{11}^{22}\textrm{Na} + \alpha$  và $ _{5}^{10}\textrm{B} + Y \rightarrow \alpha + _{4}^{8}\textrm{Be}$

- Thì X và Y lần lượt là :

  • A. proton và electron
  • B. electron và đơtơri
  • C. proton và đơrơti
  • D. triti và proton

Câu 14: Gọi m là khối lượng, Δm là độ hụt khối, A là số nuclôn của hạt nhân nguyên tử. Độ bền vững của hạt nhân được quyết định bởi đại lượng:

  • A. m       
  • B. Δm
  • C. m/A       
  • D. Δm/A

Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là sai khi nói về lực hạt nhân?

  • A. Có giá trị lớn hơn lực tương tác tĩnh điện giữa các proton.
  • B. Có tác dụng rất mạnh trong phạm vi hạt nhân.
  • C. Có thể là lực hút hoặc đẩy tùy theo khoảng cách giữa các nuclôn.
  • D. Không tác dụng khi các nuclôn cách xa nhau hơn kích thước hạt nhân.

Câu 16: Trong vật lý hạt nhân, bất đẳng thức nào là đúng khi so sánh khối lượng prôtôn (mp), nơtrôn (mn) và đơn vị khối lượng nguyên tử u.

  • A. mp > u> mn
  • B. mn< mp< u
  • C. mn> mp> u
  • D. mn= mp> u

Câu 17: Ban đầu một mẫu chất phóng xạ nguyên chất có N0 hạt nhân. Biết chu kì bán rã của chất phóng xạ này là T. Sau thời gian 5T, kể từ thời điểm ban đầu, số hạt nhân chưa phân rã của mẫu chất phóng xạ này là

  • A. (31/32)N0    
  • B. (1/32)N0    
  • C. (1/5)N0    
  • D. (1/10)N0

Câu 18: Điều khẳng định nào sau đây là đúng khi nói về β+?

  • A. Hạt β$^{+}$ có cùng khối lượng với êlectrron nhưng mang điện tích nguyên tố dương.
  • B. Tia β$^{+}$ có tầm bay ngắn hơn so với tia α.
  • C. Tia β$^{+}$ có khả năng đâm xuyên rất mạnh, giống như tia rơn ghen (tia X).
  • D. A, B và C đều đúng.

Câu 19: Định nghĩa nào sau đây về đơn vị khối lượng nguyên tử u là đúng?

  • A. u bằng khối lượng của một nguyên tử Hyđrô $_{1}^{1}$H
  • B. u bằng khối lượng của một hạt nhân nguyên tử Cacbon $_{1}^{1}$H
  • C. u bằng $\frac{1}{12}$ khối lượng của một hạt nhân nguyên tử Cacbon $_{12}^{61}$C
  • D. u bằng $\frac{1}{12}$ khối lượng của một nguyên tử Cacbon 25 Bài tập về Độ hụt khối, Năng lượng liên kết chọn lọc có đáp án chi tiết

Câu 20: Cho phản ứng hạt nhân $\alpha$ + $_{13}^{27}$Al  $\rightarrow $ $_{15}^{30}$P + n, khối lượng của các hạt nhân là mα = 4,0015u, mAL = 26,97435u, mP = 29,97005u, mn = 1,008670u, 1u = 931Mev/c$^{2}$. Năng lượng mà phản ứng này toả ra hoặc thu vào là bao nhiêu?

  • A. Toả ra 4,275152MeV.
  • B. Thu vào 2,67197MeV.
  • C. Toả ra 4,275152.10$^{-13}$J.
  • D. Thu vào 2,67197.10$^{-13}$J

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác