Tắt QC

Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lí 12 bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức

Dưới đây là câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức bài học trong chương trình Vật lý lớp 12. Với mỗi câu hỏi, các em hãy chọn đáp án của mình. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết các đáp án. Hãy bắt đầu nào.

Câu 1: Con lắc lò xo dao động diều hòa có tốc độ bằng 0 khi vật ở vị trí

  • A. mà hợp lực tác dụng vào vật bằng 0.
  • B. mà lò xo không biến dạng.
  • C. có li độ bằng 0.
  • D. gia tốc có độ lớn cực đại.

Câu 2: Hiện tượng cộng hưởng thể hiện rõ rết nhất khi

  • A. biên độ của lực cưỡng bức nhỏ.
  • B. tần số của lực cưỡng bức lớn.
  • C. lực ma sát của môi trường lớn.
  • D. lực ma sát của môi trường nhỏ.

Câu 3: Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?

  • A. Quả lắc đồng hồ.
  • B. Khung xe ô tô sau khi qua chỗ đường gập ghềnh.
  • C. Sự đung đưa của chiếc võng.
  • D. Sự dao động của pittông trong xilanh.

Câu 4: Cơ năng của một dao động tắt dần giảm 5% sau mỗi chu kì. Biên độ dao động tắt dần sau mỗi chu kì giảm đi

  • A. 5%       
  • B. 2,5%       
  • C. 10%       
  • D. √5% ≈ 2,24%

Câu 5: Biên độ của một dao động tắt dần giảm 1,5% sau mỗi chu kì. Trong một dao động toàn phần, cơ năng của dao động bị mất đi

  • A. 3%       
  • B. 4,5%       
  • C. 0,75%       
  • D. 2,25%.

Câu 6: Một người xách một xô nước đi trên đường, mỗi bước đi dài 45 cm thì nước trong xô bị sóng sánh mạnh nhất. Chu kì dao động riêng của nước trong xô là 0,3 s. Vận tốc bước đi của người đó là

  • A. 5,4 km/h       
  • B. 3,6 km/h       
  • C. 4,8 km/h       
  • D. 4,2 km/h

Câu 7: Tìm phát biểu sai. Trong dao động cưỡng bức

  • A. khi có cộng hưởng, biên độ dao động tăng đột ngột và đạt día trị cực đại.
  • B. hiện tượng đặc biệt xảy ra là hiện tượng cộng hưởng.
  • C. điều kiện cộng hưởng là tần số ngoại lực bằng tần số riêng của hệ.
  • D. biên độ cộng hưởng dao động không phụ thuộc vào lực ma sát của môi trường, chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 8: Phát biều nào sau đây sai?

  • A. Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.
  • B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.
  • C. Sự cộng hưởng càng rõ nét khi lực cản của một trường càng nhỏ.
  • D. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 9: Đốt với dao động cơ tắt dần thì

  • A. khối lượng vật nặng càng lớn sự tắt dần càng nhanh.
  • B.  thể nâng giảm dẫn theo thời gian.
  • C. động năng cực đại giảm dần theo thời gian.
  • D. chu kì đao động càng lớn thì đao động tắt dần càng chậm.

Câu 10: Sự cộng hướng cơ xảy ra khi

  • A. biên độ dao động vật tăng lên do có ngoại lực tác dụng.
  • B. tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.
  • C. lực cản môi trường rất nhỏ. 
  • D. biên độ dao động cưỡng bức bằng biên độ dao động của hệ.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?

  • A. Dao động tắt dần có biên độ giám dần theo thời gian.
  • B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
  • C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
  • D. Dao động tắt dẫn là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.

Câu 12: Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc

  • A. biên độ của ngoại lực.
  • B. tần số của ngoại lực.
  • C. pha ban đầu của ngoại lực.
  • D. tần số dao động riêng.

Câu 13: Trong dao động duy trì

  • A. biên độ dao động phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực
  • B. biên độ và tần số giữ nguyên như khi hệ dao động tự do.
  • C. tần số đao động bằng tần số ngoại lực.
  • D. biên độ và tân số thay đôi theo tằn số của ngoại lực.

Câu 14: Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ dao động của nó giảm 2,5%. Phần năng lượng của con lắc bị mất đi sau mỗi chu kì là

  • A. 5%       
  • B. 7,5%       
  • C. 6%       
  • D. 9,5%

Câu 15: Vỏ máy của một động cơ nổ rung mạnh dần lên khi trục quay động cơ tăng dần tốc độ quay đến tốc độ 1440 vòng/phút và giảm rung động đi khi tăng tiếp tốc độ quay động cơ. Tần số riêng của dao động vỏ máy là

  • A. 1400 vòng/phút       
  • B. 1440 vòng/phút
  • C. 1380 vòng/phút       
  • D. 1420 vòng/phút.

Câu 16: Khi một vật dao động đao động cưỡng bức dưới tác dụng của một ngoại lực biển thiên tuần hoàn có dạng $F=F_{0}sin\Omega t$. Phát biều nào sau đây sai?

  • A. Dao động cưỡng bức là một dao động điều hòa.
  • B. Tần số góc của dao động cưỡng bức bằng E2 .
  • C. Biên độ đao động cưỡng bức không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
  • D. Biên độ của dao động cưỡng bức tỉ lệ với Fo và phụ thuộc $\Omega $

Câu 17: Điều kiện cần của cộng hưởng dao động là hệ đang dao động

  • A. tự đo.
  • B. tắt dẫn.
  • C. điều hòa.
  • D. cưỡng bức.

Câu 18: Con lắc đơn đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Truyền cho quả cầu của con lắc một năng lượng 0,04 J đẻ nó dao động. Trong quá trình dao động quả cầu chịu tác dụng của lực cản không khí có độ lớn không đổi là 0,005 N. Đoạn đường quả cầu đã đi được đến khi dừng hắn khoảng

  • A. 2 m
  • B. 4 m
  • C. 8 m
  • D. 16 m

Câu 19: Biên độ đao động khi có sự cộng hưởng cơ phụ thuộc vào

  • A. tần số ngoại lực tác đụng vào vật.
  • B. pha ban đầu của ngoại lực tác dụng vào vật
  • C. Sự chênh lệch giữa tần số cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động
  • D. lực cản của môi trường

Câu 20: Hai con lắc làm bằng hai hòn bi  có bán kình bằng nhau, treo trên hai sợi dây giống nhau. Khối lượng nủa hai hòn bi khác nhau. Hai con lắc cùng dao động trong một môi trường với biên độ ban đầu như nhau và vận tốc ban đầu đều bằng 0. Nhận định nào sau đây đúng?

  • A. Dao động của con lắc nặng tắt dần nhanh hơn con lắc nhẹ.
  • B. Dao động của con lắc nhẹ tắt dần nhanh hơn con lắc nặng. 
  • C. Hai con lắc cùng dừng lại cùng một lúc. 
  • D. Không có con lắc nào dao động tắt dần

Câu 21: Dưới tác dụng của một lực F = - 0,8sin5t (N) (t tính bằng giấy) vật 8) khối lượng 400 g dao động điều hòa. Biên độ dao động của vật là ,

  • A. 18 cm.
  • B. 8 cm.
  • C. 32 cm.
  • D. 30 cm. 

Câu 22: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 0.02 kg và lò xo có độ cứng 1 N/m. Vật nhỏ được đặt trên giá đỡ cô định nằm ngang dọc theo trục lò xo. Hệ số ma sát trượt giữa giá đỡ và vật nhỏ là 0.1. Ban đầu giữ vật ở vị trí lò xo bị nén 10 cm rồi buông nhẹ để con lắc dao động tắt dần. Lấy g= l0 m/s2. Quãng đường vật đi được cho đến khi thế năng bằng động năng lần đầu tiên

  • A. 3,43 cm.
  • B. 7,07 cm.
  • C. 5,07 cm.
  • D. 2,93 cm.

Câu 23: Một con lắc dao động tắt dần. Sau mỗi chu kì, biên độ giảm đều 1%. Sau 3 chu kì dao động, năng lượng của con lắc mất đi bằng bao nhiêu phần trăm?

  • A. 3,
  • B. 5,85%
  • C. 6%.
  • D. 5.91%.

Câu 24: Một con lắc lò xo dao động tắt dần, cứ sau mỗi chu kì biên độ dao động giảm 5%. Năng lượng mà con lắc còn lại sau hai đao động liên tiếp so với trước đó băng bao nhiêu phân trăm?

  • A. 95%.
  • B. 85,73%.
  • C. 90,25%.
  • D. 81,45%.

Câu 25: Một con läc lò xo ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100 N/m và vật m = 100 g dao động trên mặt phẳng ngang. hệ số ma sát giữa vật và mặt ngang là u = 0,02. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn 10 cm rôi thả nhẹ cho vật dao động. Thời gian kể từ lúc bắt đầu dao động cho đến khi dừng hăn là

  • A. 25 s.
  • B. 50 s.
  • C. 39,75 s.
  • D. 28,25 s.

Câu 26: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động tắt dần?

  • A. Lực cản sinh công âm là tiêu hao dần năng lượng của dao động.
  • B. Do lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động nên biên độ giảm.
  • C. Tần số của dao động càng lớn, thì dao động tắt dần càng kéo dài.
  • D. Lực cản càng nhỏ thì dao động tắt dần càng chậm.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác