Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời Bài 14 Tụ điện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 14. Tụ điện - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau nhưng không tiếp xúc với nhau, mỗi vật dẫn là một bản tụ điện
  • B. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ
  • C. Điện dung của tụ điện được đo bằng thương số giữa điện tích của tụ và hiệu điện thế giữa hai bản tụ
  • D. Hiệu điện thế giới hạn của tụ điện là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng.

Câu 2: Đơn vị của điện dung của tụ điện là

  • A. V/m (vôn/mét) 
  • B. C.V (culông. vôn)
  • C. V (vôn)
  • D. F (fara)

Câu 3: Một tụ điện phẳng được mắc vào 2 cực của nguồn điện có hiệu điện thế U. Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng lên 2 lần thì

  • A. điện dung và hiệu điện thế của tụ giảm 2 lần
  • B. điện dung và hiệu điện thế của tụ tăng 2 lần                        
  • C. điện dung giảm 2 lần và hiệu điện thế tăng 2 lần      
  • D. điện dung tăng 2 lần và hiệu điện thế giảm 2 lần

Câu 4: Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi giữa hai bản tụ có hằng số điện môi e. Điện dung của tụ điện được tính theo công thức

  • A. $C=\frac{\varepsilon S}{k. 2.\pi.d}$
  • B. $C=\frac{\varepsilon S}{k. 4.\pi.d}$
  • C. $C=\frac{ S}{\varepsilon . k. 4.\pi.d}$
  • D. $C=\frac{k. \varepsilon S}{4.\pi.d}$

Câu 5: Một tụ điện phẳng, hai bản có dạng hình tròn bán kính r. Nếu đồng thời tăng bán kính hai bản tụ và khoảng cách giữa hai bản lên 2 lần thì điện dung của tụ điện

  • A. không thay đổi
  • B. giảm 2 lần
  • C. tăng 2 lần
  • D. tăng 4 lần

Câu 6: Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào

  • A. hình dạng và kích thước hai bản tụ
  • B. khoảng cách giữa hai bản tụ
  • C.bản chất của hai bản tụ điện
  • D. điện môi giữa hai bản tụ điện

Câu 7: Sau khi được nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng

  • A. hóa năng               
  • B. cơ năng                   
  • C. nhiệt năng      
  • D. năng lượng điện trường trong tụ điện

Câu 8: Năng lượng điện trường trong tụ điện tỷ lệ với

  • A. hiệu điện thế hai bản tụ. 
  • B. điện tích trên tụ. 
  • C. bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ.  
  • D. hiệu điện thế hai bản tụ và điện tích trên tụ.

Câu 9: Một tụ điện có điện dung C, điện tích q, hiệu điện thế U. Ngắt tụ khỏi nguồn, giảm điện dung xuống còn một nửa thì điện tích của tụ:        

  • A. không đổi 
  • B. tăng gấp đôi 
  • C. Giảm còn một nửa 
  • D. giảm còn một phần tư

Câu 10: Bốn tụ điện giống nhau, mỗi tụ có điện dung C được ghép song song thành bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện bằng

  • A. 4C                                    
  • B. 2C                           
  • C. 0,25C                                  
  • D. 0,5C

Câu 11: Có 3 tụ điện có điện dung C1=C2=C3=C. Để được bộ tụ có điện dung Cb= C/3 ta phải ghép các tụ đó theo cách nào trong các cách sau?

  • A. C1ntC2ntC3           
  • B. C1//C2//C3                           
  • C. (C1nt C2)//C3            
  • D. (C1//C2)ntC3

Câu 12: Bốn tụ điện giống nhau, mỗi tụ có điện dung C được ghép nối tiếp thành bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện bằng

  • A. 4C
  • B. 2C
  • C. 0,25C
  • D. 0,5C 

Câu 13: Hai bản tụ điện phẳng có dạng hình tròn bán kính 60cm, khoảng cách giữa hai bản tụ là 2mm, giữa hai bản là không khí. Điện dung của tụ là

  • A. 5nF
  • B. 0,5nF
  • C. 50nF
  • D. 5mF

Câu 14: Hai tụ điện có điện dung C1 = 1mF, C2 = 3mF mắc nối tiếp. Mắc bộ tụ đó vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 4V. Điện tích của các tụ là

  • A. Q1 = Q2 = 2.10-6C
  • B. Q1 = Q2 = 3.10-6C
  • C. Q1 = Q2 = 2,5.10-6C
  • D. Q1 = Q2 = 4.10-6C

Câu 15: Bộ tụ điện trong đèn chụp ảnh có điện dung 750 μF được tích điện đến hiệu điện thế 330V. Mỗi lần đèn lóe sáng tụ điện phóng điện trong thời gian 5ms. Tính công suất phóng điện của tụ điện:

  • A. 5,16kW
  • B.6 ,16kW
  • C. 8,16W
  • D. 8,16kW

Câu 16: Tụ điện phẳng không khí có điện dung 5nF. Cường độ điện trường lớn nhất mà tụ có thể chịu được là 3.105V/m, khoảng cách giữa 2 bản tụ là 2mm. Điện tích lớn nhất có thể tích được cho tụ là

  • A. 2.10-6C
  • B. 3.10-6C
  • C. 2,5.10-6C
  • D. 4.10-6C

Câu 17: Một loại giấy cách điện có thể chịu được cường độ điện trường tối đa E = 1200 V/mm. Có hai tụ điện phẳng có điện dung C1 = 300pF và C2= 600pF với lớp điện môi bằng giấy nói trên có bề dày d=2mm. Hai tụ được mắc nối tiếp, bộ tụ điện đó sẽ bị “đánh thủng” khi đặt vào nó hiệu điện thế

  • A. 3000V
  • B. 3600V
  • C. 2500V
  • D. 2000V

Câu 18: Một tụ điện xoay không khí khi nối hai bản tụ với hiệu điện thế 100V thì điện tích trên tụ là 2.10-7C. Nếu tăng diện tích 2 bản tụ lên gấp đôi và nối hai bản tụ với hiệu điện thế 50V thì điện tích trên tụ là

  • A. 2.10-7C
  • B. 4.10-7C
  • C. 5.10-8C
  • D. 2.10-8C

Câu 19: Một tụ điện có điện dung 48nF được tích điện đến hiệu điện thế 450V thì có bao nhiêu electrôn đã di chuyển đến bản tích điện âm của tụ?

  • A. 6,75.1013electron   
  • B. 3,375.1013electron       
  • C. 1,35.1014electron              
  • D. 2,7.1014electron

Câu 20: Tụ xoay gồm tất cả 19 tấm nhôm có diện tích đối diện S = 3,14cm2, khoảng cách giữa hai tấm liên tiếp là 1mm. Điện dung của tụ là

  • A. 10-10
  • B. 10-9
  • C. 0,5.10-10
  • D. 2.10-10F

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác