Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời Bài 6 Các đặc trưng vật lí của sóng

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 6. Các đặc trưng vật lí của sóng - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bước sóng là

  • A. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha.
  • B. khoảng cách giữa hai vị trí trên cùng phương truyền sóng dao động cùng pha.
  • C. khoảng cách giữa hai phần tử sóng gần nhất dao động cùng pha.
  • D. quãng đường mà mỗi phần tử của môi trường đi được trong 1 s.

Câu 2: Tốc độ truyền sóng trên một sợi dây đàn hồi sẽ phụ thuộc vào ?

  • A. biên độ sóng.
  • B. năng lượng sóng.
  • C. bước sóng.
  • D. sức căng dây.

Câu 3: Kết luận nào sau đây là sai. Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì

  • A. bước sóng của nó tăng.                                  
  • B. tốc độ của nó tăng.
  • C. bước sóng của nó không thay đổi.  
  • D. tần số của nó không thay đổi.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?

  • A. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động.    
  • B. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
  • C. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.     
  • D. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.

Câu 5: Một sóng âm truyền trong không khí, các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng, bước sóng; đại lượng nào không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là

  • A. bước sóng.             
  • B. biên độ sóng.
  • C. vận tốc truyền sóng.     
  • D. tần số sóng

Câu 6: Trên một sợi dây có chiều dài $l$, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Giả sử vận tốc truyền sóng $v$ trên dây không thay đổi giá trị. Tần số của sóng là

  • A. $v/2l$
  • B. $v/4l$
  • C. $2v/l$
  • D. $v/l$

Câu 7: Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng, giả sử hai sóng này giao thoa với nhau trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động: 

  • A. lệch pha nhau góc π/3     
  • B. cùng pha nhau
  • C. ngược pha nhau.         
  • D. lệch pha nhau góc π/2

Câu 8: Sóng siêu âm

  • A. truyền được trong chân không.
  • B. không truyền được trong chân không.
  • C. truyền trong không khí nhanh hơn trong nước.
  • D. truyền trong nước nhanh hơn trong sắt.

Câu 9: Chu kì sóng là

  • A. chu kỳ dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua.
  • B. đại lượng nghịch đảo của tần số góc của sóng
  • C. tốc độ truyền năng lượng trong 1 (s).
  • D. thời gian sóng truyền đi được nửa bước sóng.

Câu 10: Tốc độ truyền sóng là tốc độ

  • A. dao động của các phần tử vật chất.
  • B. dao động của nguồn sóng.
  • C. truyền năng lượng sóng.
  • D. truyền pha của dao động.

Câu 11: Khi nói về các đại lượng đặc trưng của sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?

  • A. Tần số của sóng là tần số dao động của các phần tử dao động.
  • B. Vận tốc của sóng bằng vận tốc dao động của các phần tử dao động.
  • C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kỳ.
  • D. Chu kỳ của sóng chính bằng chu kỳ dao động của các phần tử dao động sóng.

Câu 12: Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng Hệ thức đúng là

  • A. $v=\lambda f $
  • B. $v=2\pi f \lambda $
  • C. $v=\frac{f}{\lambda }$
  • D. $v=\frac{\lambda }{f}$

Câu 13: Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng cơ là

  • A. $\lambda=\frac{v}{T}=v.f$
  • B. $f=\frac{1}{T}=\frac{v}{\lambda}$
  • C. $v=\frac{1}{f}=\frac{T}{\lambda}$
  • D. $\lambda=\frac{f}{v}=\frac{T}{v}$

Câu 14: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển, thấy nó nhô cao 10 lần trong khoảng thời gian 27 s. Chu kì của sóng biển là

  • A. 2,8 s. 
  • B. 2,7 s. 
  • C. 2,45 s. 
  • D. 3 s.

Câu 15: Một sóng hình sin lan truyền trên trục Ox. Trên phương truyền sóng, khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm mà các phần tử môi trường tại hai điểm đó dao động ngược pha nhau là 0,4 m. Bước sóng của sóng này là:

  • A. 0,4 cm.     
  • B. 0,8 cm.
  • C. 0,8 m.     
  • D. 0,4 m.

Câu 16: Một sóng ngang tần số 50 Hz truyền theo phương Ox, với tốc độ truyền sóng là 4 m/s. Bước sóng của sóng trên là:

  • A. 4 cm.     
  • B. 12,5 cm.
  • C. 8 cm.     
  • D. 200 cm.

Câu 17: Một sóng cơ lan truyền trong một môi trường với tốc độ 1 m/s và tần số 10 Hz, biên độ sóng không đổi là 4 cm. Khi phần tử vật chất nhất định của môi trường đi được quãng đường S thì sóng truyền thêm được quãng đường 35 cm. Giá trị S bằng:

  • A. 24 cm.     
  • B. 25 cm.
  • C. 56 cm.     
  • D. 35 cm.

Câu 18: Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình $u = Acos(20\pi t – \pi x)$ (cm), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng:

  • A. 15 Hz.     
  • B. 10 Hz.
  • C. 5 Hz.      
  • D. 20 Hz.

Câu 19: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng với phương trình uA = 2cos40πt mm và uB = 2cos(40πt + π) mm . Biết tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 30 cm/s. Xét hình vuông AMNB thuộc mặt thoáng chất lỏng. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn BM là

  • A. 18.
  • B. 19.
  • C. 20.
  • D. 21.

Câu 20: Sóng truyền từ M đến N dọc theo phương truyền sóng với bước sóng bằng 120 cm. Khoảng cách d = MN bằng bao nhiêu biết rằng sóng tại N trễ pha hơn sóng tại M góc π/3 rad là bao nhiêu?

  • A. d = 15 cm
  • B. d = 24 cm
  • C. d = 30 cm
  • D. d = 20 cm

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác