Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời Bài 16 Dòng điện. Cường độ dòng điện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 16. Dòng điện. Cường độ dòng điện - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Dòng điện có chiều quy ước là chiều chuyển động của:

  • A. Hạt electron
  • B. Hạt notron
  • C. Hạt có điện tích dương 
  • D. Hạt có điện tích âm

Câu 2: Đơn vị của cường độ dòng điện là:

  • A. Ampe
  • B. Culong
  • C. Vôn
  • D. Jun

Câu 3: Trong dây dẫn kim loại, dòng điện là dòng dịch chuyển của các hạt

  • A. điện tích dương
  • B. hạt proton
  • C. hạt electron tự do 
  • D. hạt tích điện âm. 

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai?

  • A. Điện giật là sự thể hiện tác dụng sinh lí của dòng điện.
  • B. Nam châm điện là ứng dụng của tác dụng từ của dòng điện.
  • C. Chạm vào dây dẫn điện mà không thấy quá nóng chứng tỏ dòng điện không có tác dụng nhiệt.
  • D. Mạ điện là sự áp dụng trong công nghiệp tác dụng hóa học của dòng điện.

Câu 5: Câu nào sau đây là sai?

  • A. Muốn có một dòng điện đi qua một điện trở, phải đặt một hiệu điện thế giữa hai đầu của nó.
  • B. Với một điện trở nhất định, hiệu điện thế ở hai đầu điện trở càng lớn thì dòng điện càng lớn.
  • C. Khi đặt cùng một hiệu thế vào hai đầu những điện trở khác nhau, điện trở càng lớn thì dòng điện càng nhỏ.
  • D. Cường độ dòng điện qua điện trở tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.

Câu 6: Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A. Vôn kế.
  • B. Oát kế.
  • C. Ampe kế.
  • D. Lực kế.

Câu 7: Chọn phát biểu đúng:

  • A. Cường độ dòng điện cho ta biết độ mạnh yếu của dòng điện
  • B. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do nguồn điện nào gây ra
  • C. Cường độ dòng điện cho ta biết dòng điện do các hạt mang điện dương hoặc âm tạo nên
  • D. Cường độ dòng điện cho ta biết tác dụng nhiệt hoặc hóa học của dòng điện

Câu 8: Một bóng đèn mắc trong mạch sẽ:

  • A. Sáng yếu khi có dòng điện
  • B. Không sáng khi dòng điện bình thường
  • C. Sáng yếu khi cường độ dòng điện yếu
  • D. Sáng yếu khi cường độ dòng điện lớn

Câu 9: Trong thời gian 5 s có một điện lượng Δq = 2,5 C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng điện. Cường độ dòng điện qua đèn:

  • A. 0,5A
  • B. 2,5A
  • C. 5 A
  • D. 7,5 A

Câu 10: Một dòng điện chạy 5A qua dây chì trong cầu chì trong thời gian 0,5 giây có thể làm đứt dây chì đó. Điện lượng dịch chuyển qua dây chì trong thời gian trên là bao nhiêu?

  • A. 2 C
  • B. 2,5 C
  • C. 3 C
  • D, 3,5 C

Câu 11: Một điện lượng 5.10$^{-3}$C dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong khoảng thời gian 2s. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này là:

  • A. 10 mA
  • B. 2,5mA
  • C. 0,2mA
  • D. 0,5mA

Câu 12: Đặt hiệu điện thế 24 V vào hai đầu điện trở 20 Ω trong khoảng thời gian 10s . Điện lượng chuyển qua điện trở này trong khoảng thời gian đó là

  • A. 12C
  • B. 24C
  • C. 0,83C
  • D. 2,4C

Câu 13: Tính số electron đi qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1 giây nếu có điện lượng 15 culông dịch chuyển qua tiết diện đó trong 30 giây.

  • A. 0,3125.10$^{19}$ electron
  • B. 0,7125.10$^{20}$ electron
  • C. 0,9125.10$^{19}$ electron
  • D. 0,9125.10$^{20}$ electron

Câu 14: Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là

  • A. Nước nguyên chất.
  • B. NaCl.
  • C. HNO3.
  • D. Ca(OH)2

Câu 15: Một tụ điện có điện dung 6 μC được tích điện bằng một hiệu điện thế 3V. Sau đó nối hai cực của bản tụ lại với nhau, thời gian điện tích trung hòa là 10$^{-4}$ s. Cường độ dòng điện trung bình chạy qua dây nối trong thời gian đó là

  • A. 1,8 A.
  • B. 180 mA.
  • C. 600 mA.
  • D. 1/2 A.

Câu 16: Một bộ ác quy có dung lượng 2A.h được sử dụng liên tục trong 24h. Cường độ dòng điện mà ác quy có thể cung cấp là

  • A. 48 (A)
  • B. 12 (A)
  • C. 0,0833 (A)
  • D. 0,0383 (A)

Câu 17: Cho một dòng điện không đổi trong 10 s, điện lượng chuyển qua một tiết diện thẳng là 2 C. Sau 50 s, điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng đó là

  • A. 5 C.
  • B. 10 C.
  • C. 50 C.
  • D. 25 C.

Câu 18: Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là

  • A. 4 C.
  • B. 8 C.
  • C. 4,5 C.
  • D. 6 C.

Câu 19: Nếu trong thời gian Δt = 0,1s đầu có điện lượng 0,5C và trong thời gian Δt' = 0,1s tiếp theo có điện lượng 0,1C chuyển qua tiết diện của vật dẫn thì cường dộ dòng điện trong cả hai khoảng thời gian đó là

  • A. 6A.
  • B. 3A.
  • C. 4A.
  • D. 2A.

Câu 20: Dòng diện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2s là

  • A. 2,5.10$^{18}$ (e/s)
  • B. 2,5.10$^{19}$ (e/s)
  • C. 0,4.10$^{-19}$(e/s)
  • D. 4.10$^{-19}$(e/s)

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác