Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời Bài 15 Năng lượng và ứng dụng của tụ điện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 15. Năng lượng và ứng dụng của tụ điện - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.
  • B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.
  • C. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.
  • D. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.

Câu 2: Năng lượng điện trường trong tụ điện tỷ lệ với

  • A. hiệu điện thế hai bản tụ.                                
  • B. điện tích trên tụ.    
  • C. bình phương hiệu điện thế giữa hai bản tụ.  
  • D. hiệu điện thế hai bản tụ và điện tích trên tụ.

Câu 3: Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?

  • A. $W=\frac{CU^{2}}{2}$
  • B. $W=\frac{Q^{2}}{2C}$
  • C. $W=\frac{CQ}{2}$
  • D. $W=\frac{QU}{2}$

Câu 4: Để tích điện cho tụ điện, ta phải:

  • A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.      
  • B. cọ xát các bản tụ với nhau.
  • C. đặt tụ gần vật nhiễm điện.     
  • D. đặt tụ gần nguồn điện.

Câu 5: Trường hợp nào sau đây ta không có một tụ điện?

  • A. Giữa hai bản kim loại là sứ.      
  • B. Giữa hai bản kim loại là không khí.
  • C. Giữa hai bản kim loại là nước vôi.      
  • D. Giữa hai bản kim loại là nước tinh khiết.

Câu 6: Với một tụ điện xác định, nếu hiệu điện thế hai đầu tụ giảm 2 lần thì năng lượng điện trường của tụ

  • A. Tăng 2 lần.
  • B. Tăng 4 lần.
  • C. Không đổi. 
  • D. Giảm 4 lần.

Câu 7: Với một tụ điện xác định, nếu muốn năng lượng điện trường của tụ tăng 4 lần thì phải tăng điện tích của tụ

  • A. Tăng 16 lần.
  • B. Tăng 4 lần. 
  • C. Tăng 2 lần.
  • D. Không đổi

Câu 8: Một tụ điện có điện dung 2μF. Khi đặt một hiệu điện thế 4V vào hai bản tụ thì tụ điện tích được điện lượng là:

  • A. 2.10$^{-6}$ C.      
  • B. 16.10$^{-6}$ C.      
  • C. 4.10$^{-6}$ C.      
  • D. 8.10$^{-6}$ C.

Câu 9: Để tụ tích một điện lượng 10nC thì đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế là 2V. Để tụ đó tích được một điện lượng là 2,5 nC thì phải đặt vào hai đầu tụ một hiệu điện thế:

  • A. 500mV.      
  • B. 0,05V.      
  • C. 5V.      
  • D. 20V.

Câu 10: Hai đầu tụ có điện dung là 20μF thì hiệu điện thế là 5V thì năng lượng tích được là:

  • A. 0,25mJ.      
  • B. 500J.      
  • C. 50mJ.      
  • D. 50μJ.

Câu 11: Giữa hai bản tụ phẳng cách nhau 1cm có một hiệu điện thế 10V. Cường độ điện trường trong lòng tụ là:

  • A. 100V/m.      
  • B. 1kV/m.      
  • C. 10V/m.      
  • D. 0,01V/m.

Câu 12: Một tụ điện có điện dung 2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là:

  • A. 144J
  • B. 1,44.10$^{-4}$J
  • C. 1,2.10$^{-5}$J
  • D. 12J

Câu 13: Hai tụ điện giống nhau, có điện dung C, một nguồn điện có hiệu điện thế U. Khi hai tụ ghép nối tiếp nhau và nối vào nguồn thì năng lượng của bộ tụ là Wt. Khi hai tụ ghép song song nhau và nối vào nguồn thì năng lượng của bộ tụ là Ws ta có:

  • A. Wt = Ws
  • B. Ws = 4Wt
  • C. Ws = 2Wt  
  • D. Ws = 0,25Wt

Câu 14: Một tụ điện có điện dung C = 6 (μF) được mắc vào nguồn điện 100 (V). Sau khi ngắt tụ điện khỏi nguồn, do có quá trình phóng điện qua lớp điện môi nên tụ điện mất dần điện tích. Nhiệt lượng toả ra trong lớp điện môi kể từ khi bắt đầu ngắt tụ điện khỏi nguồn điện đến khi tụ phóng hết điện là:

  • A. 0,3 (mJ).
  • B. 30 (kJ).
  • C. 30 (mJ).
  • D. 3.10$^{4}$ (J).

Câu 15: Một tụ điện phẳng có điện dung 6µF. Sau khi được tích điện, năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện là 1,875.10$^{-3}$J. Điện tích của tụ điện là:

  • A. 1,06.10${-4}$C
  • B. 1,06.10${-3}$C  
  • C. 1,5.10${-4}$C
  • D. 1,5.10${-3}$C

Câu 16: Một tụ điện phẳng có điện dung 4µF, khoảng cách giữa hai bản tụ là 1mm. Năng lượng điện trường dự trữ trong tụ điện có giá trị lớn nhất là 0,045J. Cường độ điện trường lớn nhất mà điện môi giữa hai bản tụ còn chịu được là:

  • A. 1,5.10$^{5}$V/m 
  • B. 1,5.10$^{4}$V/m 
  • C. 2,25.10$^{4}$V/m
  • D. 2,25.10$^{5}$V/m

Câu 17:  Tụ điện có điện dung C1=2µF được tích điện ở hiệu điện thế 12V. Tụ điện có điện dung C2=1µF được tích điện ở hiệu điện thế 15V. Sau đó ngắt hai tụ điện ra khỏi nguồn điện và mắc các bản cΩng dấu của hai tụ với nhau. Điện tích của mỗi tụ sau khi nối là:

  • A. Q’1=2,6C; Q’2=1,3C
  • B. Q’1=2,6.10$^{-5}$C; Q’2=1,3.10$^{-5}$C
  • C. Q’1=2,4.10$^{-5}$C; Q’2=1,5.10$^{-5}$C
  • D. Q’1=2,4C; Q’2=1,5C

Câu 18: Sau ngắt tụ phẳng ra khỏi nguồn điện, ta tịnh tiến hai bản tụ để khoảng cách giữa hai bản tụ giảm 2 lần. Khi đó năng lượng điện trường trong tụ sẽ

  • A. tăng lên 2 lần        
  • B. giảm 2 lần         
  • C. tăng 4 lần                            
  • D. giảm 4 lần

Câu 19: Một tụ điện có điện dung C = 5 (μF) được tích điện, điện tích của tụ điện bằng 10$^{-3}$ (C). Nối tụ điện đó vào bộ acquy suất điện động 80 (V), bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy. Sau khi đã cân bằng điện thì

  • A. năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (mJ).
  • B. năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (mJ).
  • C. năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (kJ).
  • D. năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (kJ).

Câu 20: Có hai tụ điện: tụ điện 1 có điện dung C1 = 3 (μF) tích điện đến hiệu điện thế U1 = 300 (V), tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 (μF) tích điện đến hiệu điện thế U2 = 200 (V). Nối hai bản mang điện tích cùng tên của hai tụ điện đó với nhau. Nhiệt lượng toả ra sau khi nối là:

  • A. 175 (mJ).
  • B. 169.10-3 (J).
  • C. 6 (mJ).
  • D. 6 (J).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác