Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 chân trời sáng tạo cuối học kì 2

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 cuối học kì 2 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

 Câu 1: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng

  • A. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi chiếu tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
  • B. ánh sáng bị phản xạ toàn bộ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.
  • C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
  • D. cường độ sáng bị giảm khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Câu 2: Đường sức từ không có tính chất nào sau đây?

  • A. Các đường sức là các đường cong khép kín hoặc vô hạn ở hai đầu;
  • B. Chiều của các đường sức là chiều của từ trường;
  • C. Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức;
  • D. Các đường sức của cùng một từ trường có thể cắt nhau.

Câu 3: Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra

  • A. lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và các nam châm đặt trong nó.
  • B. lực hấp dẫn lên vật đặt trong nó.
  • C. lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện khác đặt trong nó.
  • D. sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh.

Câu 4: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi

  • A. sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch.
  • B. sự chuyển động của nam châm với mạch.
  • C. sự chuyển động của mạch với nam châm.
  • D. sự biến thiên từ trường Trái Đất.

Câu 5: Lực Lo – ren – xơ là

  • A. lực điện tác dụng lên điện tích.
  • B. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường.
  • C. lực từ tác dụng lên dòng điện.
  • D. lực Trái Đất tác dụng lên vật.

Câu 6: Dòng điện cảm ứng trong mạch kín có chiều

  • A. hoàn toàn ngẫu nhiên.
  • B. sao cho từ trường cảm ứng luôn cùng chiều với từ trường ngoài.
  • C. sao cho từ trường cảm ứng có chiều chống lại sự biến thiên từ thông ban đầu qua mạch.
  • D. sao cho từ trường cảm ứng luôn ngược chiều với từ trường ngoài.

Câu 7: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ

  • A. nhiệt năng.                  
  • B. hóa năng
  • C. quang năng.                
  • D. cơ năng.

Câu 8: Mắt nhìn được xa nhất khi

  • A. thủy tinh thể điều tiết cực đại.
  • B. thủy tinh thể không điều tiết.
  • C. đường kính con ngươi lớn nhất.
  • D. đường kính con ngươi nhỏ nhất.

Câu 9: Có thể dùng kính lúp để quan sát nào dưới đây cho hợp lí?

  • A. chuyển động các hành tinh.
  • B. một con vi khuẩn rất nhỏ.
  • C. cả một bức tranh phong cảnh lớn.
  • D. các bộ phận trên cơ thể con ruồi.

Câu 10: Góc lệch của tia sáng khi truyền qua lăng kính là góc tạo bởi

  • A. hai mặt bên của lăng kính.
  • B. tia tới và pháp tuyến.
  • C. tia tới lăng kính và tia ló ra khỏi lăng kính.

Câu 11: Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường đều được tính theo công thức 

  • A. $F = B.I.l cos \alpha$  
  • B. $F= B.I.sin \alpha$  
  • C. $F= B.l. sin \alpha$  
  • D. $F= B.I.l. sin \alpha$

Câu 12: Một cuộn cảm có độ tự cảm 0,8 H. Trong khoảng thời gian 0,1 s, dòng điện trong cuộn cảm có cường độ giảm đều từ 2 A xuống 0 thì suất điện động tự cảm xuất hiện trong cuộn cảm có độ lớn là 

  • A. 4 V. 
  • B. 16 V. 
  • C. 0,4 V. 
  • D. 0,02 V. 

Câu 13:  Hiện tượng phản xạ toàn phần có thể xảy ra khi ánh sáng truyền theo chiều từ 

  • A. Không khí vào nước. 
  • B. Không khí vào nước đá
  • C. Nước vào không khí. 
  • D. Không khí vào thủy tinh

Câu 14:  Một đoạn dây dẫn được đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều. Khi cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn tăng lên 4 lần thì lực từ tác dụng lên đoạn dây này 

  • A. tăng 4 lần. 
  • B. giảm 2 lần. 
  • C. giảm 4 lần. 
  • D. tăng 2 lần.

Câu 15: Trên vành một kính lúp có ghi 6,25x. Người quan sát có mắt không tật, điểm cực cận cách mắt 20 cm .Số bội giác của kính lúp khi người quan sát ngắm chừng ở vô cực bằng 

  • A. 10. 
  • B. 5. 
  • C. 8. 
  • D. 4.

Câu 16: Chiết suất của nước và của thủy tinh đối với một ánh sáng đơn sắc có giá trị lần lượt là 1,333 và 1,532. Chiết suất tỉ đối của nước đối với thủy tinh ứng với ánh sáng đơn sắc này là 

  • A. 1,149. 
  • B. 1,433.
  • C. 0,870. 
  • D. 0,199

Câu 17: Gọi độ tụ của các loại mắt khi không điều tiết là $D_{t}$ (mắt không tật), $D_{c}$ (mắt cận), $D_{v}$ (mắt viễn). Coi khoảng cách từ quang tâm O tới điểm vàng V của các loại mắt này như nhau. Kết luận nào dưới đây đúng? 

  • A. $D_{t} > D_{c} > D_{v}$ 
  • B. $D_{t} > D_{v} > D_{c}$
  • C. $D_{c} > D_{t} > D_{v}$
  • D. $D_{v} > D_{t} > D_{c}$

Câu 18: Vật AB đặt vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 20cm. Tiêu cự thấu kính là 10cm. Ảnh A’B’ của vật qua thấu kính là 

  • A. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm. 
  • B. ảnh thật, cách thấu kính 20cm. 
  • C. ảnh thật, cách thấu kính 10cm. 
  • D. ảnh ảo, cách thấu kính 20cm

Câu 19:  Một vòng dây dẫn kín, phẳng được đặt trong từ trường đều. Trong khoảng thời gian 0,02 s, từ thông qua vòng dây giảm đều từ giá trị $4.10^{−3}$ Wb về 0 thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây có độ lớn là 

  • A. 0,24 V. 
  • B. 0,12 V. 
  • C. 0,30 V. 
  • D. 0,2 V.  

Câu 20: Thấu kính có độ tụ D = -10 dp , đó là 

  • A. thấu kính hội tụ có tiêu cự f= 0,1 cm . 
  • B. thấu kính hội tụ có tiêu cự f =10 cm . 
  • C. thấu kính phân kỳ có tiêu cự f= -10 cm .
  • D. thấu kính phân kỳ có tiêu cự f =-0,1 cm .

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác