Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời Bài 12 Điện trường

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 12. Điện trường - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tìm phát biểu sai về điện trường

  • A. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích
  • B. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó
  • C. Điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu
  • D. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.

Câu 2: Khái niệm nào dưới đây cho biết độ mạnh yếu của điện trường tại một điểm? 

  • A. Điện tích.
  • B. Điện trường.
  • C. Cường độ điện trường.
  • D. Đường sức điện trường

Câu 3: Cường độ điện trường của điện tích điểm Q tại một điểm cách nó một khoảng r trong điện môi đồng chất có hằng số điện môi ɛ có độ lớn là:

  • A. $E=k\frac{|Q|}{\varepsilon r}$
  • B. $E=k\frac{|Q|}{r^{2}}$
  • C. $E=\varepsilon k\frac{|Q|}{r^{2}}$
  • D. $E=k\frac{|Q|}{\varepsilon r^{2}}$

Câu 4: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

  • A. V.          
  • B. V.m.      
  • C. V/m.      
  • D. N

Câu 5: Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

  • A. độ lớn điện tích thử.                     
  • B. độ lớn điện tích đó.
  • C. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
  • D. hằng số điện môi của của môi trường.

Câu 6: Vectơ cường độ điện trường $\vec{E}$ tại một điểm trong điện trường luôn

  • A. cùng hướng với lực $\vec{F}$ tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
  • B. ngược hướng với lực tác $\vec{F}$ dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
  • C. cùng phương với lực $\vec{F}$ tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.
  • D. vuông góc với lực $\vec{F}$ tác dụng lên điện tích q đặt tại điểm đó.

Câu 7: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó

  • A. có hướng như nhau tại mọi điểm.
  • B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điện.
  • C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.
  • D. có độ lớn giảm dần theo thời gian.

Câu 8: Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm + Q?

  • A. là những tia thẳng.
  • B. có phương đi qua điện tích điểm.
  • C. có chiều hướng về phía điện tích.
  • D. không cắt nhau.

Câu 9: Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

  • A. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
  • B. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
  • C. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
  • D. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.

Câu 10: Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là

  • A. trung điểm của AB.   
  • B. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
  • C. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
  • D. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.

Câu 11: Đường sức điện cho biết

  • A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
  • B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
  • C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
  • D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.

Câu 12: Cường độ điện trường do một điện tích điểm sinh ra tại A và B lần lượt là 25V/m và 49V/m. Cường độ điện trường EM do điện tích nói trên sinh ra tại điểm M (M là trung điểm của đoạn AB) được xác định bằng biểu thức nào sau đây?

  • A. 37 V/m 
  • B. 12V/m
  • C. 16,6V/m
  • D. 34V/m

Câu 13: Một hạt bụi tích điện có khối lượng m=10-8g nằm cân bằng trong điện trường đều có hướng thẳng đứng xuống dưới và có cường độ E= 1000V/m, lấy g=10m/s2. Điện tích của hạt bụi là

  • A. - 10-13 C
  • B. 10-13 C
  • C.  - 10-10 C
  • D. 10-10 C

Câu 14: Tại hai điểm A, B trong không khí lần lượt đặt hai điện tích điểm qA= -qB = 3.10-7C, AB=12cm. M là một điểm nằm trên đường trung trực của AB, cách đoạn AB 8cm. Cường độ điện trường tổng hợp do qA và qB­ gây ra có độ lớn

  • A. bằng 1,35.105V/m và hướng vuông góc với AB
  • B. bằng 1,35.105V/m và hướng song song với AB
  • C. bằng 1,35.105V/m và hướng vuông góc với AB
  • D. bằng 1,35.105V/m và hướng song song với AB

Câu 15: Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36 V/m, tại B bằng 9 V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm C của AB bằng bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức?

  • A. 16 V/m.
  • B. 25 V/m.
  • C. 30 V/m.
  • D. 12 V/m.

Câu 16: Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là

  • A. 0.
  • B. E/3.
  • C. E/2.
  • D. E.

Câu 17: Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là

  • A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.
  • B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.
  • C. bằng 0.
  • D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 18: Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn bằng

  • A. 1,2178.10-3 V/m
  • B. 0,6089.10-3 V/m
  • C. 0,3515.10-3 V/m
  • D. 0,7031.10-3 V/m        

Câu 19: Hai điện tích thử q1, q2 (q1 = 2q2) theo thứ tự đặt vào 2 điểm A và B trong điện trường. Độ lớn lực điện trường tác dụng lên q1 và q2 lần lượt là F1, và F2 (với F1 = 5F2). Độ lớn cường độ điện trường tại A và B là E1 và E2. Khi đó

  • A. E2 = 0,2E1.                     
  • B. E2 = 2E1.               
  • C.  E2 = 2,5E1.                   
  • D.  E2 = 0,4E1.

Câu 20: Quả cầu mang điện có khối lượng 0,1g treo trên sợi dây mảnh được đặt trong điện trường đều có phương nằm ngang, cường độ E=1000V/m, khi đó dây treo bị lệch một góc 450 so với phương thẳng đứng, lấy g=10m/s2. Điện tích của quả cầu có độ lớn bằng

  • A. 106 C  
  • B. 10- 3 C
  • C. 103 C
  • D. 10-6 C

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác