Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 1

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Thí nghiệm nào tạo được dao động của vật?

  • A. Thả vật chuyển động trên mặt phẳng ngang.
  • B. Thả vật chuyển động từ trên xuống.
  • C. Kéo con lắc lò xo chuyển động đều.
  • D. Kéo vật nặng của con lắc lò xo khỏi vị trí cân bằng rồi buông nhẹ

Câu 2: Dao động nào sau đây là dao động tự do?

  • A.  Dao động của người nằm trên võng khi võng đu đưa.
  • B.  Dao động của cánh cửa khi bị đẩy.
  • C.  Dao động của cành cây khi có gió thổi.
  • D.  Dao động của con lắc lò xo (bỏ qua ma sát).

Câu 3: Dao động điều hòa là dao động trong đó li độ của vật

  • A. là một hàm bậc nhất của thời gian.
  • B. là một hàm bậc hai của thời gian.
  • C. là một hàm cosin (hay sin) của thời gian.
  • D. là một hàm tan của thời gian.

Câu 4: Chọn phát biểu sai. Một vật dao động điều hòa với phương trình: x=Acos($\omega $t+$\varphi $) thì 

  • A.  là biên độ dao động hay li độ cực đại.
  • B. $\omega $ là tần số dao động.
  • C. ($\omega $t+$\varphi $) là pha dao động ở thời điểm t.
  • D. $\varphi $ là pha dao động ban đầu.

Câu 5: Một vật nhỏ dao động điều hoà theo một trục cố định. Đồ thị li độ của vật theo thời gian có dạng 

  • A. hình sin.            
  • B. đường tròn.
  • C. đường thẳng.           
  • D. đường elip.

Câu 6: Một con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m, đang dao động với biên độ nhỏ tại nơi có gia tốc trọng trường g như hình vẽ bên. Tính thế năng của con lắc theo công thức nào sau đây là sai? 

  • A. $W_{t}$=$mgl(1-cos\alpha )$.
  • B. $W_{t}$=$\frac{1}{2}m\frac{g}{l}s ^{2}$.
  • C. $W_{t}$=$\frac{1}{2}mgl\alpha ^{2}$
  • D. $W_{t}$=$\frac{1}{2}m\frac{g}{l}\alpha ^{2}$.

Câu 7: Một vật có khối lượng là m, dao động điều hòa với phương trình  x = Acosωt. Cơ năng của vật là

  • A. $m\omega A^{2}$             
  • B. $\frac{1}{2}m\omega A^{2}$
  • C. $m\omega^{2} A^{2}$
  • D. $\frac{1}{2}m\omega^{2} A^{2}$

Câu 8: Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa, đại lượng nào sau đây của con lắc được bảo toàn?

  • A. Cơ năng và thế năng.
  • B. Động năng và thế năng.    
  • C. Cơ năng.
  • D. Động năng.

Câu 9: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t. Chu kì dao động của vật làc

  • A. 0,4 s.
  • B. 0,2 s.
  • C. 0,8 s.
  • D. 0,1 s.

Câu 10: Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 1 chu kì bằng

  • A.10 cm.
  • B. 40 cm.
  • C. 20 cm.
  • D. 30 cm. 

Câu 11: Một chất điểm dao động với phương trình x=10cos(15t+$\pi $) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Ở thời điểm ban đầu

  • A. vật ở vị trí cân bằng và chuyển động ngược chiều dương.
  • B. vật ở vị trí cân bằng và chuyển động theo chiều dương.
  • C. vật ở biên dương.
  • D. vật ở biên âm.

Câu 12: Hình bên là đồ thị li độ - thời gian của một vật dao động điều hòa. Tốc độ của vật ở thời điểm t = 0 là

Học sinh tham khảo

  • A. 0.
  • B. 40 cm/s. 
  • C. - 20$\pi $ cm/s.
  • D. 20$\pi $ cm/s. 

Câu 13: Thiết bị đóng cửa tự động là ứng dụng của

  • A. dao động điều hòa.
  • B. dao động duy trì.
  • C. dao động cưỡng bức.
  • D. dao động tắt dần.

Câu 14: Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động

  • A. điều hòa.
  • B. cưỡng bức.
  • C. riêng.
  • D. tắt dần.

Câu 15: Trường hợp nào dưới đây hiện tượng cộng hưởng có lợi?

  • A. Hộp đàn của các đàn ghi – ta, violon có tác dụng làm cho âm thanh phát ra được to hơn.
  • B. Hiện tượng cộng hưởng làm cho tòa nhà dao động mạnh.
  • C. Hiện tượng cộng hưởng làm cho khung xe dao động mạnh. 
  • D. Hiện tượng cộng hưởng làm cho cây cầu dao động mạnh.

Câu 16: Một vật dao động điều hòa theo phương ngang với tần số góc 10 rad/s. Biết rằng khi động năng và thế năng (mốc ở vị trí cân bằng của vật) bằng nhau thì vận tốc của vật có độ lớn bằng 0,6 m/s. Biên độ dao động của con lắc là bao nhiêu?

  • A. 6$\sqrt{2}$ cm
  • B. 6 cm
  • C. $\frac{\pi }{3}$ cm
  • D. 3$\pi $ cm

Câu 17: Một vật dao động điều hòa với phương trình: x=4cos(5$\pi $t+$\frac{\pi }{6}$) (cm) , thì biên độ dao động của vật là

  • A. 5$\pi $ cm.
  • B. 4 cm.
  • C. 5 cm.
  • D. $\frac{\pi }{6}$ cm.

Câu 18: Đồ thị biểu diễn li độ theo thời gian của một vật được mô tả như hình vẽ. Pha ban đầu của dao động là

học sinh tham khảo

  • A. $\frac{\pi }{2}$ rad.
  • B. -$\frac{\pi }{2}$ rad. 
  • C. $\pi $ rad.
  • D. -$\pi $ rad.

Câu 19: Một vật đao động điều hòa có phương trình vận tốc v=20$\pi $ cos⁡(5$\pi $t) (cm/s). Tính biên độ dao động của vật của vật khi đến biên dương.

  • A. 20$\pi $ cm.
  • B. 4 cm.
  • C. 20 cm.
  • D. 4$\pi $ cm.

Câu 20: Một vật nhỏ dao động điều hòa thực hiện 10 dao động toàn phần trong 2 s. Tần số dao động của vật là

  • A. 5$\pi $ Hz.
  • B. 10$\pi $ Hz.
  • C. 5 Hz.
  • D. 0,2 Hz.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác