Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Vật lí 11 chân trời sáng tạo giữa học kì 1( Đề số 3)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 giữa học kì 1 sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Dao động cưỡng bức là dao động

  • A. duy trì để cho biên độ không đổi nhờ được một nguồn năng lượng dự trữ bên trong hệ.
  • B. khi hệ chịu tác dụng của ngoại lực.
  • C. khi hệ chịu tác dụng của một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn.
  • D. có cơ năng giảm dần theo thời gian.

Câu 2: Cho một chất điểm khối lượng 200g dao động điều hòa quanh vị trí cân  bằng O. Li độ biến thiên theo thời gian như mô tả trong đồ thị bên. Cơ năng của vật là

c

  • A. 0,1 J.
  • B. 0,05 J. 
  • C. 0,04 J.
  • D. 0,1 J. 

Câu 3: Một vật dao động điều hòa với phương trình x=5cos(4$\pi $t+$\pi $) (cm). Quãng vật đi được trong nửa chu kì là

  • A. 15 cm.
  • B. 20 cm.
  • C. 5 cm.
  • D. 10 cm.

Câu 4: Tác hại nào sau đây gây ra không phải do cộng hưởng?

  • A. Máy đầm hoạt động có thể gây ra rung lắc, nứt tường nhà.
  • B. Động cơ ô tô hoạt động có thể gây rung lắc khung xe rất mạnh.
  • C. Xe dao động mạnh khi qua “ổ gà” nên phải chế tạo bộ phận giảm xóc.
  • D.  m thanh quá lớn có thể làm chảy máu tai.

Câu 5: Khi nói về một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Thế năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
  • B. Động năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
  • C. Vận tốc của vật biến thiên điều hòa theo thời gian.
  • D. Cơ năng của vật biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

Câu 6: Một con lắc lò xo gồm một vật nặng có khối lượng  gắn vào một lò xo nằm ngang có độ cứng  dao động điều hòa với biên độ . Khi vật ở vị trí có li độ  thì có vận tốc là . Cơ năng của vật là

  • A. W=$\frac{1}{2}mv$     
  • B. W=$\frac{1}{2}kx^{2}$      
  • C. W=$\frac{1}{2}mv^{2}$                                            
  • D. W=$\frac{1}{2}kA^{2}$

Câu 7: Một vật có khối lượng là m, dao động điều hòa với phương trình  x = Acosωt. Cơ năng của vật là

  • A. $m\omega A^{2}$
  • B. $\frac{1}{2}m\omega A^{2}$
  • C. $ m\omega ^{2}A^{2}$
  • D. $\frac{1}{2}m\omega ^{2}A^{2}$

Câu 8: Chu kì dao động của một chất điểm dao động điều hòa là T thì tần số góc của chất điểm đó là

  • A. $\frac{1}{T}$
  • B. $\frac{2\pi }{\sqrt{T}}$
  • C. $\frac{2\pi }{T}$
  • D. $\frac{1}{\sqrt{T}}$

Câu 9: Chọn phát biểu sai. Chu kì dao động điều hòa là

  • A. thời gian để trạng thái dao động lặp lại như cũ.
  • B. thời gian ngắn nhất để trạng thái dao động lặp lại như cũ. 
  • C. thời gian để vật thực hiện được một dao động toàn phần.
  • D. thời gian ngắn nhất để vật trở về vị trí cũ theo hướng cũ. 

Câu 10: Một vật dao động điều hòa với phương trình: x=8cos(10t-$\frac{\pi }{3}$) (cm), (t tính bằng giây (s)) thì pha ban đầu của dao động là

  • A. 5 $\pi $ rad.
  • B. (10t-$\frac{\pi }{3}$) rad.
  • C. - $\frac{\pi }{3}$ rad.
  • D. $\frac{\pi }{3}$ rad.

Câu 11: Đồ thị biểu diễn li độ theo thời gian của một vật được mô tả như hình vẽ. Pha ban đầu của dao động là

Học sinh tham khảo

  • A. $\frac{\pi }{2}$rad.
  • B. - $\frac{\pi }{2}$rad. 
  • C. $\pi $ rad.
  • D. - $\pi $ rad.

Câu 12: Một em bé xách một xô nước  đi trên đường quan sát nước trong xô, thấy có những lúc nước trong xô sóng sánh mạnh nhất, thậm chí đổ ra ngoài. Điều giải thích nào sau đây là đúng?

  • A. Vì nước trong xô bị dao động mạnh do hiện tượng cộng hưởng xảy ra.
  • B. Vì nước trong xô dao động tuần hoàn.
  • C. Vì nước trong xô dao động cưỡng bức.
  • D. Vì nước trong xô dao động tự do.

Câu 13: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có phương trình x = 8cos($\pi $t + $\frac{\pi }{4}$) (cm). Gốc tọa độ ở vị trí cân bằng. Gốc thời gian (t = 0) được chọn lúc chất điểm có li độ và vận tốc là:

  • A. x = 8 cm và v = 0
  • B. x = - $4\sqrt{3}$cm và v = $4\pi \sqrt{3}$ cm/s
  • C. x = 4 cm và v = - $4\pi $cm/s
  • D. x = $4 \sqrt{2}$ cm và v = - $4\pi \sqrt{2}$cm/s

Câu 14: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 3cos($\pi $t+ $\frac{\pi }{2}$) cm), pha dao động của chất điểm tại thời điểm t = 1 s.

  • A. 2 $\pi $ (rad).
  • B. $\pi $ (rad).
  • C. 1,5 $\pi $ (rad).
  • D. 0,5 $\pi $ (rad).

Câu 15: Trong phương trình dao động điều hoà x = Acos($\omega $t + $\varphi $), đại lượng ($\omega $t + $\varphi $) được gọi là

  • A. pha dao động.
  • B. tần số dao động.
  • C. biên độ dao động.
  • D. chu kì dao động.

Câu 16: Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm tần số góc $\omega $. Chọn gốc thời gian là lúc vật đi qua vị trí có li độ x = 2 cm và đang đi theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là

  • A. x = 2cos($\omega $t - $\frac{\pi }{6}$) cm.
  • B. x = 4cos($\omega $t + $\frac{\pi }{6}$) cm.
  • C. x = 4cos($\omega $t + $\frac{\pi }{3}$) cm. 
  • D. x = 2cos($\omega $t - $\frac{\pi }{3}$) cm

Câu 17: Trong dao động điều hòa x = Acos($\omega $t + $\varphi $), tốc độ nhỏ nhất bằng:

  • A. 0,5A $\omega $     
  • B. 0      
  • C. –A $\omega $      
  • D. A $\omega $

Câu 18: Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào

  • A. Khối lượng quả nặng.              
  • B. Gia tốc trọng trường.
  • C. Chiều dài dây treo.                   
  • D. Vĩ độ địa lý

Câu 19: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình x = 2cos2 $\pi $t cm; tại thời điểm t = $\frac{1}{3}$s chất điểm có vận tốc bằng

  • A. -2 $\pi $ cm / s.
  • B. 2 $\pi $ cm / s.
  • C. 2 $\pi $.$\sqrt{3}$cm / s.
  • D. −2 $\pi $.$\sqrt{3}$cm / s.

Câu 20: Một con lắc lò xo dao động điều hòa theo thẳng đứng với biên độ A = 10 cm. Tỉ số giữa lực cực đại và cực tiểu tác dụng vào điểm treo trong quá trình dao động là 7/3. Lấy g = $\pi ^{2}$ = 10 m/ $s ^{2}$. Độ biến dạng của lò xo tại VTCB là $\Delta l_{0}$0

  • A. $\Delta l_{0}$ = 2,5 cm.
  • B. $\Delta l_{0}$ = 25 cm.
  • B. $\Delta l_{0}$ = 5 cm.
  • D. $\Delta l_{0}$ = 4 cm.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác