Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời Bài 7 Sóng điện từ

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 7. Sóng điện từ - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Chọn phát biểu đúng về sóng điện từ.

  • A. Sóng điện từ là sóng dọc.
  • B. Sóng điện từ lan truyền được trong điện môi nhưng không lan truyền được trong chân không.
  • C. Sóng điện từ là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  • D. Sóng điện từ có vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn cùng phương với nhau. 

Câu 2: Sóng điện từ dùng trong thông tin vũ trụ là

  • A. sóng ngắn.
  • B. sóng dài.
  • C. sóng trung.
  • D. sóng cực ngắn.

Câu 3: Từ Trái Đất, các nhà khoa học điều khiển các xe tự hành trên Mặt Trăng nhờ sử dụng các thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến được dùng trong ứng dụng này thuộc dải:

  • A. sóng trung.
  • B. sóng cực ngắn.
  • C. sóng ngắn.
  • D. sóng dài.

Câu 4: Chọn phát biểu đúng. Sóng điện từ

  • A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.
  • B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.
  • C. có thành phần điện từ trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng phương.
  • D. không truyền được trong chân không.

Câu 5: Sóng điện từ dùng trong thông tin liên lạc dưới nước là

  • A. sóng ngắn.
  • B. sóng dài.
  • C. sóng trung.
  • D. sóng cực ngắn.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung giữa sóng điện từ và sóng cơ:

  • A. Có vận tốc lan truyền phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.
  • B. Truyền được trong chân không.
  • C. Mang năng lượng tỉ lệ với lũy thừa bậc 4 của tần số sóng.
  • D. Đều là sóng dọc.

Câu 7: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?

  • A. Phản xạ.
  • B. Truyền được trong chân không.
  • C. Mang năng lượng.
  • D. Khúc xạ.

Câu 8: Những sóng nào sau đây không phải là sóng điện từ?

  • A. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.
  • B. Sóng của đài phát thanh (sóng radio).
  • C. Sóng của đài truyền hình (sóng tivi).
  • D. Ánh sáng phát ra từ ngọn nến đang cháy.

Câu 9: Chiết suất của môi trường

  • A. luôn luôn lớn hơn 1 hoặc bằng 1.                                                  
  • B. luôn luôn nhỏ hơn 1 hoặc bằng 1.
  • C. tuỳ thuộc tốc độ của ánh sáng trong môi trường.             
  • D. tuỳ thuộc góc tới của tia sáng.

Câu 10: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?

  •  A. sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường
  •  B. sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không
  •  C. Trong quá trình truyền sóng điện từ, vecto cường độ điện trường và vecto cảm ứng từ luôn cùng phương
  •  D. trong chân không, sóng điện từ lan truyền với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

  • A. Tia tử ngoại có tác dụng sinh lý.
  • B. Tia tử ngoại có thể kích thích cho một số chất phát quang.
  • C. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
  • D. Tia tử ngoại có khả năng đâm xuyên.

Câu 12: Tia X được tạo ra bằng cách nào sau đây?

  • A. Cho một chùm electron nhanh bắn vào một kim loại khó nóng chảy có nguyên tử lượng lớn.
  • B. Cho một chùm electron chậm bắn vào một kim loại.
  • C. Chiếu tia tử ngoại vào kim loại có nguyên tử lượng lớn.
  • D. Chiếu tia hồng ngoại vào một kim loại.

Câu 13: Bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 10-9m đến 4.10-7m thuộc loại nào trong các loại sóng dưới đây?

  • A. Tia X.
  • B. ánh sáng nhìn thấy.
  • C. Tia hồng ngoại.
  • D. Tia tử ngoại.

Câu 14: Trong các bức xạ điện từ có tần số nêu dưới dây, bức xạ nào thuộc tia tử ngoại?

  • A. f = 2.10$^{13}$Hz.
  • B. f = 6.10$^{12}$Hz.
  • C. f = 3.10$^{16}$Hz.
  • D. f = 3.10$^{19}$Hz.

Câu 15: Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.10$^{8}$ m/s. Kim cương có chiết suất 2,42. Tốc độ truyền ánh sáng trong kim cương là

  • A. 242000 km/s.
  • B. 124000 km/s.
  • C. 72600 km/s.
  • D. 62700 km/s.

Câu 16: Các bức xạ có tần số từ 10$^{14}$Hz đến 10$^{17}$Hz đều có tính chất chung là

  • A. có khả năng tác dụng lên một số loại phim ảnh.
  • B. không nhìn thấy.
  • C. có tác dụng sinh học rõ rệt.
  • D. có khả năng gây hiệu ứng quang điện đối với các kim loại.

Câu 17: Người ta không dùng tia Rơn-ghen trong công việc gì nêu sau đây?

  • A. Chụp ảnh trong đêm.
  • B. Kiểm tra chất lượng các sản phẩm đúc.
  • C. Chữa bệnh ung thư.
  • D. Chụp, chiếu điện.

Câu 18: Đáp án cách sắp xếp đúng các tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại theo chiều giảm của tần số

  • A. Tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại.
  • B. Tia tử ngoại, tia Rơn-ghen, tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy.
  • C. Tia hồng ngoại, ánh sáng trông thấy, tia tử ngoại, tia Rơn-ghen.
  • D. Tia Rơn-ghen, tia tử ngoại, ánh sáng trông thấy, tia hồng ngoại.

Câu 19: Sóng vô tuyến nào sau đây không bị phản xạ ở tần điện li?

  • A. Sóng trung
  • B. Sóng ngắn
  • C. Sóng cực ngắn
  • D. Sóng dài
 

Câu 20: Để truyền các tín hiệu truyền hình vô tuyến, người ta thường dùng các sóng điện từ có bước sóng vào khoảng

  • A. 1 km đến 3 km
  • B. vài trăm mét
  • C. 50 m trở lên
  • D. dưới 10 m

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác