Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 11 Chân trời Bài 11 Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 11 Bài 11. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện - Sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện?

  • A. Về mùa đông lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu;
  • B. Chim thường xù lông về mùa rét;
  • C. Ôtô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường;
  • D. Sét giữa các đám mây.

Câu 2: Về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây. Chọn phát biểu sai?

 

  • A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.    
  • B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.
  • C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.
  • D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

 

Câu 3: Điện tích điểm là

  • A. vật có kích thước nhỏ                                                                            
  • B. vật có kích thước lớn
  • C. vật mang điện có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng        
  • D. tất cả điều sai

 

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về điện môi?

 

  • A. Điện môi là môi trường cách điện.
  • B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
  • C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
  • D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.

Câu 5: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

 

  • A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.
  • B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.
  • C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.
  • D. tương tác điện  giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.

 

Câu 6: Có thể áp dụng định luật Cu – lông cho tương tác nào sau đây?

 

  • A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.
  • B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.
  • C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.
  • D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.

 

Câu 7: Hai quả cầu giống nhau mang điện tích có độ lớn như nhau, khi đưa chúng lại gần nhau  thì chúng đẩy nhau . Cho một trong hai quả chạm đất , sau đó tách chúng ra một khoảng nhỏ thì chúng

 

  • A. hút nhau             
  • B. đẩy nhau                
  • C. có thể hút hoặc đẩy nhau           
  • D. không tương tác

Câu 8: Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra?

 

  • A. Ba điện tích cùng dấu nằm tại ba đỉnh của tam giác
  • B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng
  • C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều
  • D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng

 

Câu 9: Lực tương tác giữa 2 điện tích đứng yên trong điện môi đồng chất, có hằng số điện môi e thì

 

  • A. tăng $\varepsilon$ lần so với trong chân không.
  • B. giảm $\varepsilon$ lần so với trong chân không.
  • C. giảm $\varepsilon$2 lần so với trong chân không.
  • D.tăng $\varepsilon$2 lần so với trong chân không.

 

Câu 10: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, có điện tích q1 và q2 ở khoảng cách R đẩy nhau với lực FSau khi cho chúng tiếp xúc, đặt lại ở khoảng cách R chúng sẽ

 

  • A. Hút nhau với F<F0 
  • B. Đẩy nhau với F<F0
  • C. Đẩy nhau với F>F0
  • D. Hút nhau với F>F0  

 

Câu 11: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí  thì hút nhau 1 lực là 21 N. Nếu đổ đầy dầu hỏa có hằng số điện môi 2,1 vào bình thì hai điện tích đó sẽ

 

  • A. hút nhau 1 lực bằng 10 N.
  • B. đẩy nhau một lực bằng 10 N.
  • C. hút nhau một lực bằng 44,1 N.
  • D. đẩy nhau 1 lực bằng 44,1 N.

 

Câu 12: Hai điện tích điểm q1 = +3 (C) và q2 = -3 (C), đặt trong dầu ($\varepsilon$= 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là 

 

  • A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).
  • B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
  • C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).
  • D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).

 

Câu 13: Hai điện tích điểm có độ lớn đều bằng q đặt cách nhau 6 cm trong không khí. Trong môi trường đó, một điện tích được thay bằng - q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi, thì khoảng cách giữa chúng là

 

  • A. 3 cm. 
  • B. 20 cm.
  • C. 12 cm.
  • D. 6 cm.

Câu 14: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí Coulomb thì lực tương tác  giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 4 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

 

 

  • A. 3.
  • B. 1/3.
  • C. 9.
  • D. 1/9.

Câu 15: Hai điện tích điểm bằng nhau q = 2 μC đặt tại A và B cách nhau một khoảng AB = 6cm. Một điện tích q1 = q đặt trên đường trung trực của AB cách AB một khoảng x = 4cm. Xác định lực điện tác dụng lên q1

 

 

  • A. 14,6N
  • B. 15,3 N
  • C. 17,3 N
  • D. 21,7N.

 

Câu 16: Có hai điện tích q1= 2.10-6 C, q2 = - 2.10-6 C, đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6cm. Một điện tích q3= 2.10-6 C, đặt trên đường trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 cm. Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3

 

 

  • A. 14,40N
  • B. 17,28 N
  • C. 20,36 N
  • D. 28,80N.

 

Câu 17: Tại ba đỉnh A, B, C của một tam giác đều cạnh a=0,15m có ba điện tích qA = 2mC; qB = 8mC; qc = - 8mC. Véc tơ lực tác dụng lên qA có độ lớn

 

  • A.F = 6,4N và hướng song song với BC.                                      
  • B. F = 5,9N và hướng song song với BC.   
  • C. F = 8,4N và hướng vuông góc với BC.                                     
  • D. F = 6,4N và hướng song song với AB.

 

Câu 18: Hai điện tích điểm q và 4q đặt cách nhau một khoảng r. Cần đặt điện tích thứ 3 Q có điện tích dương hay âm và ở đâu để điện tích này cân bằng, khi q và 4q giữ cố định:

 

  • A. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng r/4.   
  • B. Q < 0, đặt giữa hai điện tích cách 4q khoảng 3r/4. 
  • C. Q > 0, đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3.     
  • D. Q tùy ý đặt giữa hai điện tích cách q khoảng r/3.

 

Câu 19: Hai điệm tích điểm q1=2. 10-8C; q2= -1, 8. 10-7C đặt tại hai điểm A, B cách nhau một khoảng 12cm trong không khí. Đặt một điện tích q3 tại điểm C. Tìm vị trí,  dấu và độ lớn của q3 để hệ 3 điện tích q1, q2, q3 cân bằng? 

 

  • A. q3= - 4, 5. 10-8C; CA= 6cm; CB=18cm
  • B. q3= 4, 5. 10-8C; CA= 6cm; CB=18cm
  • C. q3= - 4, 5. 10-8C;  CA= 3cm; CB=9cm
  • D. q3= 4, 5. 10-8C;  CA= 3cm; CB=9cm

 

 

Câu 20: Hai quả cầu nhỏ giống nhau, cùng khối lượng m = 0,2 kg, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh cách điện cùng chiều dài ℓ = 0,5 m. Tích điện cho mỗi quả cầu điện tích q như nhau, chúng đẩy nhau. Khi cân bằng khoảng cách giữa hai quả cầu là a =5cm. Độ lớn điện tích mỗi quả cầu xấp xỉ bằng

 

  • A. |q| = 5,3.10-9 C.          
  • B. |q| = 3,4.10-7 C.        
  • C. |q| = 1,7.10-7 C.                 
  • D. |q| = 2,6.10-9 C.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác