Soạn giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Vật lí 11 bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 6: CÁC ĐẶC TRƯNG VẬT LÍ CỦA SÓNG
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Từ đồ thị độ dịch chuyển – khoảng cách (tạo ra bằng thí nghiệm, hoặc hình vẽ cho trước), mô tả được sóng qua các khái niệm bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.
- Từ định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng, rút ra được biểu thức .
- Thực hiện thí nghiệm (hoặc sử dụng tài liệu đa phương tiện), thảo luận để nêu được mối liên hệ các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
- Giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm để mô tả được các đại lượng đặc trưng của sóng.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến các đại lượng đặc trưng của sóng, đề xuất giải pháp giải quyết.
Năng lực vật lí:
- Mô tả và định nghĩa được bước sóng, biên độ, tần số, tốc độ và cường độ sóng.
- Nêu được biểu thức thông qua định nghĩa của vận tốc, tần số và bước sóng.
- Xây dựng được phương trình sóng và vận dụng để tính các đại lượng liên quan.
- Vận dụng được biểu thức mô tả liên hệ giữa tốc độ truyền sóng, tần số và bước sóng để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Đối với giáo viên:
- SGK, SGV, Giáo án.
- Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh trạng thái dao động của một số vị trí trên dây tại những thời điểm liên tiếp; Hình ảnh chẩn đoán hình ảnh bằng siêu âm; Năng lượng sóng truyền qua mặt cầu có bán kính khác nhau;…
- Máy chiếu, máy tính (nếu có).
- Đối với học sinh:
- HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Thông qua tái hiện lại một số ví dụ trong cuộc sống để dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
- Nội dung: GV cho HS quan sát hình vẽ, thảo luận về các đại lượng đặc trưng vật lí của sóng.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về các đại lượng vật lí của sóng bao gồm chu kì, tần số, biên độ sóng, bước sóng, tốc độ truyền sóng, cường độ sóng.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu hình ảnh sóng thần (Hình 6.1) cho HS quan sát.
Động đất cùng những dịch chuyển địa chất lớn ở mặt nước hoặc dưới mặt nước sẽ sinh ra những đợt sóng lớn và đột ngột. Sóng thần có thể gây ra những thiệt hại đáng kể về người và vật chất.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Để thực hiện được những mô phỏng, dự báo chính xác nhất về sóng thần, ta cần có những kiến thức vật lí nào liên quan đến hiện tượng sóng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
(HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ ta cần có những kiến thức vật lí liên quan đến hiện tượng sóng như: chu kì, tần số, cường độ sóng,…).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 6: Các đặc trưng vật lí của sóng.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tìm hiểu các đại lượng đặc trưng của sóng
- Mục tiêu:
- HS dựa vào hình ảnh và kiến thức trong SGK nêu được khái niệm chu kì, tần số và biên độ sóng.
- HS nêu được định nghĩa bước sóng và tốc độ truyền sóng, nêu được mối liên hệ giữa các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường.
- HS thảo luận và rút ra được khái niệm cường độ sóng.
- Nội dung: GV cho HS thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu các đại lượng đặc trưng của sóng.
- Sản phẩm học tập: HS tìm hiểu và mô tả được các đại lượng đặc trưng của sóng.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các đại lượng chu kì, tần số và biên độ sóng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh sóng trên một dây đàn hồi (Hình 6.2a) và hình ảnh sóng trên dây khi vận động viên thực hiện bài tập thể dục (Hình 6.2b) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận 1 (SGK - tr40) Quan sát Hình 6.2, thực hiện các yêu cầu sau: a) Cho biết sóng truyền trên dây là sóng dọc hay sóng ngang. b) Mô tả chuyển động của từng điểm trên dây. - GV đặt câu hỏi: + Chu kì và tần số sóng là gì? + Biên độ sóng là gì? + Đỉnh sóng là gì? - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về các đại lượng chu kì, tần số và biên độ sóng, yêu cầu HS ghi vào vở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về bước sóng và tốc độ truyền sóng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh trạng thái dao động của một số vị trí trên dây tại những thời điểm liên tiếp (Hình 6.3) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận 2 (SGK – tr40) Quan sát Hình 6.3, hãy: a) Chỉ ra những điểm trên dây đang có trạng thái dao động giống nhau tại thời điểm đang xét. b) So sánh trạng thái dao động của điểm D với trạng thái dao động của nguồn 0 khi . - GV đặt câu hỏi: + Bước sóng và tốc độ truyền sóng là gì? + Hãy nêu mối quan hệ giữa các đại lượng đặc trưng của sóng với các đại lượng đặc trưng cho dao động của phần tử môi trường. - GV tiếp tục yêu cầu HS làm việc theo nhóm, hoàn thành nội dung Thảo luận và Ví dụ (SGK – tr41,42) Thảo luận 3 (SGK – tr41) Tốc độ truyền sóng trong môi trường có phụ thuộc tốc độ dao động tại chỗ của các phần tử môi trường không? Thảo luận 4 (SGK – tr42) Từ ví dụ về tốc độ truyền sóng âm trong các môi trường rắn, lỏng và khí, hãy rút ra nhận xét và giải thích sự khác nhau này. Ví dụ (SGK – tr42) Sóng âm có tần số lớn hơn 20 000 Hz (sóng siêu âm) được sử dụng trong chẩn đoán hình ảnh y khoa (Hình 6.4). Để sóng siêu âm có tần số 1,5.106 Hz có thể truyền xuyên qua mô của cơ thể người và cho hình ảnh rõ nét, bước sóng của sóng siêu âm này không được lớn hơn 1,0 mm. Xác định điều kiện về tốc độ của sóng siêu âm này. - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về khái niệm bước sóng, tốc độ truyền sóng và rút ra các biểu thức liên quan, yêu cầu HS ghi vào vở. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời nội dung Luyện tập (SGK – tr48) Một bạn học sinh đang câu cá trên hồ nước. Khi có sóng đi qua, bạn quan sát thấy phao câu cá nhô lên cao 6 lần trong 4 s. Biết tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s. Tính khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát thí nghiệm, hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận | I. CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐẶC TRƯNG CỦA SÓNG 1. Chu kì, tần số, biên độ sóng *Thảo luận 1 (SGK – tr40) a) Sóng truyền trên dây là sóng ngang. b) Mỗi điểm trên dây dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng. Xét từ nguồn tạo sóng, trạng thái dao động của điểm phía sau tại thời điểm t chính là trạng thái dao động của điểm phía trước tại thời điểm t – Δt trước đó.
*Kết luận: - Chu kì và tần số của sóng lần lượt là chu kì và tần số của nguồn sóng. - Biên độ sóng tại một điểm là biên độ dao động của phần tử môi trường tại điểm đó. - Những điểm trên phương truyền sóng có li độ cực đại được gọi là đỉnh sóng.
2. Bước sóng và tốc độ truyền sóng *Thảo luận 2 (SGK – tr40) a) Những điểm trên dây đang có trạng thái dao động giống nhau: + t = T: O và D. + : O và D; A và E. + : O và D; A và E; B và G. + : O và D; A và E; B và G; C và H. + t = 2T: O, D và K; A và E; B và G; C và H. b) Trạng thái dao động của điểm D luôn giống với trạng thái dao động của nguồn O khi với T là chu kì dao động của nguồn sóng.
*Thảo luận 3 (SGK – tr41) Tốc độ truyền sóng trong môi trường và tốc độ dao động của các phần tử trong môi trường là hai đại lượng độc lập nhau. Do đó, chúng không phụ thuộc vào nhau.
*Thảo luận 4 (SGK – tr42) - Tốc độ truyền sóng âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng. Tốc độ truyền sóng âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. - Nguyên nhân: Môi trường càng đậm đặc, tốc độ lan truyền tương tác giữa các phân tử của môi trường càng lớn.
*Ví dụ (SGK – tr42) - Ta có: Suy ra điều kiện về tốc độ của sóng siêu âm này là: m/s.
*Kết luận: - Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì dao động, kí hiệu là . Bước sóng cũng chính là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau. Trong hệ SI, bước sóng có đơn vị là mét (m). - Tốc độ truyền sóng được xác định bằng thương số giữa quãng đường sóng truyền đi được và thời gian để sóng truyền đi quãng đường đó. Trong hệ SI, tốc độ truyền sóng có đơn vị là m/s. - Khi thì , ta có:
*Luyện tập (SGK – tr42) - Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp phao nhô lên chính là chu kì sóng, do đó: s. - Khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp chính là bước sóng nên m.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Tải giáo án:
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Giải bài tập những môn khác
Giải sgk lớp 11 KNTT
Giải sgk lớp 11 CTST
Giải sgk lớp 11 cánh diều
Giải SBT lớp 11 kết nối tri thức
Giải SBT lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải SBT lớp 11 cánh diều
Giải chuyên đề học tập lớp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề toán 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề vật lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hóa học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề sinh học 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề lịch sử 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề địa lí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề mĩ thuật 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề âm nhạc 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giải chuyên đề tin học 11 định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giải chuyên đề quốc phòng an ninh 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 kết nối tri thức
Giải chuyên đề học tập lớp 11 chân trời sáng tạo
Giải chuyên đề học tập lớp 11 cánh diều
Trắc nghiệm 11 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 11 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 11 Cánh diều
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 kết nối tri thức
Đề thi Toán 11 Kết nối tri thức
Đề thi ngữ văn 11 Kết nối tri thức
Đề thi vật lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi sinh học 11 Kết nối tri thức
Đề thi hóa học 11 Kết nối tri thức
Đề thi lịch sử 11 Kết nối tri thức
Đề thi địa lí 11 Kết nối tri thức
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Kết nối tri thức
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức
Đề thi tin học ứng dụng 11 Kết nối tri thức
Đề thi khoa học máy tính 11 Kết nối tri thức
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 chân trời sáng tạo
Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 11 cánh diều
Đề thi Toán 11 Cánh diều
Đề thi ngữ văn 11 Cánh diều
Đề thi vật lí 11 Cánh diều
Đề thi sinh học 11 Cánh diều
Đề thi hóa học 11 Cánh diều
Đề thi lịch sử 11 Cánh diều
Đề thi địa lí 11 Cánh diều
Đề thi kinh tế pháp luật 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ cơ khí 11 Cánh diều
Đề thi công nghệ chăn nuôi 11 Cánh diều
Đề thi tin học ứng dụng 11 Cánh diều
Đề thi khoa học máy tính 11 Cánh diều