Soạn giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 18: Nguồn điện

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Vật lí 11 Bài 18: Nguồn điện - sách chân trời sáng tạo. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

 

BÀI 18: NGUỒN ĐIỆN

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được nguồn điện là gì, đại lượng nào đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
  • Hiểu được mối liên hệ giữa suất điện động và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
  • Vận dụng giải quyết được một số bài toán về mạch điện.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ được giao; cố gắng tìm tòi, học hỏi và tự trau dồi bản thân trong quá trình học tập.
  • Năng lực giao tiếp hợp tác: Chủ động trong giao tiếp khi làm việc nhóm; biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm.

Năng lực vật lí:

  • Định nghĩa được suất điện động qua năng lượng dịch chuyển một điện tích đơn vị theo vòng kín.
  • Mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.
  • So sánh được suất điện động và hiệu điện thế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Tích cực tìm tòi, sáng tạo trong học tập, có ý thức vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình vẽ trong SGK: hình ảnh một số nguồn điện, hình ảnh nối hai quả cầu kim loại A và B có hiệu điện thế khác nhau bằng dây dẫn kim loại, hình ảnh dòng dịch chuyển của các điện tích,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua ví dụ thực tế về nguồn điện trong thực tế, GV dẫn dắt HS vào vấn đề cần tìm hiểu của bài học.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh và thảo luận về các câu hỏi liên quan tới nguồn điện.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để thảo luận về nội dung liên quan đến nguồn điện.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu một số nguồn điện (hình 18.1) cho HS quan sát.

Dòng điện đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống con người cũng như sự phát triển của xã hội. Ở chương trình THCS, trong các thí nghiệm, các em đã được làm quen với một số nguồn điện và sử dụng chúng.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vì sao nguồn điện có thể tạo ra và duy trì dòng điện lâu dài? Những đại lượng vật lí nào đặc trưng cho nguồn điện?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát chú ý lắng nghe và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 18: Nguồn điện.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm nguồn điện

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm nguồn điện.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận để nêu được khái niệm nguồn điện.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được khái niệm nguồn điện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh nối hai quả cầu kim loại A và B có điện thế khác nhau bằng dây dẫn kim loại (hình 18.2) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi: Nguồn điện là gì?

- GV lưu ý: Trong nguồn điện, cực có điện thế cao hơn là cực dương, cực có điện thế thấp hơn là cực âm.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm nguồn điện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi hướng dẫn của GV, thảo luận và nêu khái niệm nguồn điện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

1. Khái niệm nguồn điện

- Để duy trì dòng điện, ta cần duy trì hiệu điện thế giữa A và B khác không. Điều này có nghĩa, trong khi dòng electron liên tục di chuyển từ B đến A thì bằng cách nào đó phải liên tục đưa được các electron từ A về B. Thiết bị tạo ra và duy trì hiệu điện thế, từ đó duy trì dòng điện trong mạch gọi là nguồn điện.

Hoạt động 2. Tìm hiểu định nghĩa suất điện động của nguồn điện

  1. Mục tiêu: HS định nghĩa được suất điện động của nguồn điện.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận để nêu được định nghĩa suất điện động của nguồn điện.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được định nghĩa suất điện động của nguồn điện.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh dòng điện dịch chuyển của các điện tích (hình 18.3) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận 1 (SGK – tr109)

Quan sát Hình 18.3, mô tả chiều chuyển động của các hạt mang điện trong dây dẫn và bên trong nguồn điện.

- Sau khi HS trả lời, GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nên định nghĩa suất điện động của nguồn điện.

- GV kết luận về định nghĩa suất điện động của nguồn điện.

- GV lưu ý: Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định. Giá trị của đại lượng này được ghi trên vỏ của nguồn (pin, acquy,…)

- Để củng cố kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

+ Thảo luận 2 (SGK – tr109): So sánh sự giống và khác nhau của hai khái niệm: suất điện động và hiệu điện thế.

+ Luyện tập (SGK – tr110): Xét một nguồn điện có suất điện động 12 V. Xác định công cần thiết của nguồn điện để dịch chuyển một electron từ cực dương sang cực âm của nguồn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi hướng dẫn của GV, thảo luận và nêu khái niệm nguồn điện.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

2. Suất điện động của nguồn điện

*Trả lời Thảo luận 1 (SGK – tr109)

- Bên trong dây dẫn: điện tích âm chuyển động ngược chiều điện trường. Bên trong nguồn điện: điện tích dương chuyển động ngược chiều điện trường, điện tích âm chuyển động cùng chiều điện trường.

*Kết luận

- Suất điện động ξ của nguồn điện là đại lượng vật lí đặc trưng cho khả năng sinh công của nguồn điện, nó được đo bằng tỉ số giữa công của lực lạ A làm di chuyển lượng điện tích q > 0 từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện và điện tích q.

Trong hệ SI, suất điện động có đơn vị là vôn (V).

 

*Trả lời Thảo luận 2 (SGK – tr109)

Từ biểu thức định nghĩa suất điện động  ta thấy, mặc dù có cùng đơn vị (trong hệ SI là vôn) nhưng hiệu điện thế chỉ độ chênh lệch điện thế giữa hai vị trí, trong khi suất điện động liên quan đến khả năng sinh công của nguồn điện.

*Trả lời Luyện tập (SGK – tr110)

Ta có: A = ξq = 12.1,6.10-19 = 1,92.10-18 J.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu điện trở trong của nguồn điện

  1. Mục tiêu: HS mô tả được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK, thảo luận để nêu được nội dung điện trở trong của nguồn điện.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và trả lời được các câu hỏi mà GV đưa ra để nêu được điện trở trong của nguồn điện và công thức hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Nguồn điện lí tưởng là gì?

+ Thảo luận 3 (SGK – tr110): Khi di chuyển bên trong nguồn từ một cực sang cực còn lại dưới tác dụng của lực lạ, sự chuyển động của các điện tích có bị cản trở bởi yếu tố nào không?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm điện trở trong của nguồn điện.

- GV chiếu hình ảnh nguồn điện phát dòng điện (hình 18.5) cho HS quan sát và hướng dẫn HS rút ra công thức tính hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r.

- GV kết luận về hiệu điện U giữa hai cực của nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r.

- Để củng cố kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS hoàn thành các nội dung sau:

+ Thảo luận 4 (SGK – tr111): Mắc hai cực nguồn điện với một điện trở qua một khóa K. Mắc hai đầu một vôn kế vào hai cực của nguồn (hình 18.6). Bằng lập luận, em hãy so sánh số chỉ của vôn kế trong hai trường hợp khóa K đóng và mở.

+ Luyện tập (SGK – tr111): Mắc hai cực của một pin có suất điện động 9 V vào hai đầu của một mạch chứa điện trở. Cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu của mạch lần lượt có giá trị đo được là 0,1 A và 8,9 V. Xác định giá trị điện trở trong của pin.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS theo dõi hướng dẫn của GV, thảo luận và trả lời câu hỏi GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung luyện tập.

3. Điện trở trong của nguồn điện

- Nguồn điện lí tưởng là nguồn điện không có sự cản trở đối với sự dịch chuyển của các điện tích từ cực này đến cực kia bên trong nguồn điện.

*Trả lời Thảo luận 3 (SGK – tr110)

Khi các điện tích dịch chuyển bên trong nguồn điện về các cực của nguồn dưới tác dụng của lực lạ, chúng luôn va chạm với các hạt vật chất cấu tạo nên nguồn. Do đó, sự dịch chuyển của các điện tích bị cản trở.

*Kết luận

- Đại lượng đặc trưng cho việc cản trở sự dịch chuyển của các điện tích bên trong nguồn điện được gọi là điện trở trong của nguồn, kí hiệu là r, đơn vị là Ω.

- Hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện có suất điện động ξ và điện trở trong r khi phát dòng điện cường độ I chạy qua nguồn được xác định bởi:

U = ξ – Ir

*Trả lời Thảo luận 4 (SGK – tr111)

+ Khi khóa K mở, không có dòng điện trong mạch, khi đó vôn kế chỉ hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn cũng chính bằng suất điện động của nguồn.

+ Khi khóa K đóng, có dòng điện trong mạch, khi đó vôn kế chỉ giá trị nhỏ hơn trường hợp K mở: U = ξ – Ir (do có độ giảm thế trên điện trở trong của nguồn).

*Trả lời Luyện tập (SGK – tr111)

Giá trị điện trở trong của pin:

U = ξ – Ir

=>  

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 18: Nguồn điện, Tải giáo án trọn bộ Vật lí 11 chân trời sáng tạo , Giáo án word Vật lí 11 chân trời sáng tạo Bài 18: Nguồn điện

Xem thêm giáo án khác

GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử toán 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Hóa học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Hóa học 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử vật lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Sinh học 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Sinh học 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN XÃ HỘI 11 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án Ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử ngữ văn 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Lịch sử 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Lịch sử 11 chân trời sáng tạo

Giáo án Địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử địa lí 11 chân trời sáng tạo
Giáo án Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo
Giáo án điện tử Kinh tế pháp luật 11 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN LỚP 11 CÁC MÔN CÒN LẠI