Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 8 Chuyển động biến đổi. Gia tốc (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 8 Chuyển động biến đổi. Gia tốc - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Chọn đáp án đúng về chuyển động biến đổi

  • A. Quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn
  • B. Ô tô đang nằm yên dưới ga ra
  • C. Xe máy đang đi trên đường
  • D. Cốc nước đang nằm yên trên giá

Câu 2: Công thức gia tốc của một vật  chuyển động thẳng biến đổi đều là:

  • A. $a=v+v_{o}t$
  • B.  $a=v-v_{o}t$
  • C. $a=\frac{v-v_{o}}{t}$
  • D. $a=\frac{v-v_{o}}{2s}$

Câu 3: Chọn câu đúng: Gia tốc là đại lượng

  • A. cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của sự thay đổi vận tốc.
  • B. cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
  • C. cho biết độ nhanh hay chậm của chuyển động.
  • D. cả đáp án B và C.

Câu 4: Chọn đáp án đúng.

  • A. Khi a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.
  • B. Khi a $\neq $ 0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
  • C. Khi a $\neq $ 0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.
  • D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 5: Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?

  • A. Gia tốc.
  • B. Độ dịch chuyển.
  • C. Quãng đường.
  • D. Vận tốc.

Câu 6: Một xe ô tô đang chuyển động đều, gặp chướng ngại vật xe hãm phanh, sau một khoảng thời gian thì xe dừng lại. Kể từ lúc hãm phanh đến khi dừng lại, xe đang có trạng thái chuyển động như thế nào?

  • A. $\vec{a}$ cùng chiều với $\vec{v}$.
  • B. chuyển động chậm dần.
  • C. Tích a.v > 0.
  • D. chuyển động nhanh dần.

Câu 7: Gia tốc là

  • A. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên của vận tốc theo thời gian.
  • B. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của chuyển động.
  • C. đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nhanh chậm của tốc độ theo thời gian.
  • D. đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên về hướng của vận tốc.

Câu 8: Chọn đáp án đúng biểu diễn biểu thức gia tốc?

  • A. $\vec{a}=\frac{\vec{\Delta v}}{\Delta t}$
  • B. $a=\frac{\vec{\Delta v}}{\Delta t}$
  • C. $a=\frac{\Delta v}{\Delta t}$
  • D. $\vec{a}=\frac{\vec{\Delta d}}{\Delta t}$

Câu 9: Vật chuyển động nhanh dần có đặc điểm nào sao đây?

  • A. a.v = 0
  • B. a.v > 0
  • C. a.v < 0
  • D. a.v $\neq $ 0.

Câu 10: Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?

Đồ thị nào sau đây là của chuyển động biến đổi?

  • A. Đồ thị A
  • B. Đồ thị B
  • C. Đồ thị C
  • D. Đồ thị D

Câu 11: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của gia tốc trong hệ SI?

  • A. m/s.
  • B. m/s$^{2}$.
  • C. m.s$^{2}$.
  • D. m.s.

Câu 12: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?

  • A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian.
  • B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian.
  • C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian.
  • D. Chuyển động tròn đều.

Câu 13: Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?

Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?

  • A. Đồ thị A
  • B. Đồ thị B
  • C. Đồ thị C
  • D. Đồ thị D

Câu 14: Cho đồ thị vận tốc – thời gian. Đồ thị này cho biết đặc điểm gì của chuyển động?

Cho đồ thị vận tốc – thời gian. Đồ thị này cho biết đặc điểm gì của chuyển động?

  • A. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
  • B. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
  • C. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
  • D. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.

Câu 15: Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s$^{2}$ có nghĩa là

  • A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
  • B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
  • C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
  • D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s.

Câu 16: Một đoàn tàu rời ga chuyển động thẳng nhanh dần, sau 1 phút đạt vận tốc 40 km/h. Gia tốc của đoàn tàu gần giá trị nào sau đây nhất?

  • A. 0,185 m/s$^{2}$.
  • B. 0,285 m/s$^{2}$.
  • C. 0,288 m/s$^{2}$.
  • D. 0,188 m/s$^{2}$.

Câu 17: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

  • A. 400 m.
  • B. 500 m.
  • C. 120 m.
  • D. 600 m.

Câu 18: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần, sau 20 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc của tàu.

  • A. 0,5 m/s$^{2}$.
  • B. 2 m/s$^{2}$.
  • C. 1,5 m/s$^{2}$.
  • D. 3 m/s$^{2}$.

Câu 19: Một đoàn tàu rời ga chuyển động nhanh dần đều. Sau 1 phút 40 giây tàu đạt tốc độ 36 km/h. Quãng đường tàu đi được trong 1 phút 40 giây đó là bao nhiêu? Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.

  • A. 1,5 km.
  • B. 3,6 km.
  • C. 0,5 km.
  • D. 5,0 km.

Câu 20: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 72 km/h thì hãm phanh chạy chậm dần, sau 10 s vận tốc giảm xuống còn 15 m/s. Hỏi phải hãm phanh trong bao lâu kể từ khi tàu có vận tốc 72 km/h thì tàu dừng hẳn (coi gia tốc không đổi)?

  • A. 30 s.
  • B. 40 s.
  • C. 50 s.
  • D. 60 s.

Câu 21: Một máy bay đang bay với vận tốc là 400 m/s thì chuyển động chậm dần để hạ cánh, 20 giây sau thì máy bay hạ cánh an toàn. Gia tốc của máy bay là:

  • A. 20 m/s2
  • B. 10 m/s2
  • C. – 20 m/s2
  • D. – 10 m/s2

Câu 22: Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Vật chuyển động thẳng nhanh dần trên đoạn nào?

Đồ thị vận tốc theo thời gian của chuyển động thẳng như hình vẽ. Vật chuyển động thẳng nhanh dần trên đoạn nào?

  • A. MN
  • B. NO
  • C. OP
  • D. PQ

Câu 23: Chuyển động có đặc điểm nào sau đây là chuyển động chậm dần?

  • A. $\vec{a}$ cùng chiều với $\vec{v}$.
  • B. $\vec{a}$ ngược chiều với $\vec{v}$.
  • C. Tích a.v > 0.
  • D. Cả đáp án A và C.

Câu 24: Một xe máy đang đi với vận tốc 15 m/s thì thấy có vật cản ở trước mặt thì người đó phanh gấp. Biết khoảng cách kể từ lúc bắt đầu phanh đến chỗ vật cản là 15 m và gia tốc của người này có độ lớn là 5 m/s. Hỏi người đó có phanh kịp không, nếu phanh kịp thì khoảng cách từ lúc dừng hẳn đến vật cản là bao nhiêu?

  • A. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 1 m
  • B. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 2 m
  • C. Phanh kịp, khoảng cách đến vật là 3 m
  • D. Không phanh kịp

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác