Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 15 Định luật 2 Newton (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 15 Định luật 2 Newton - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Về mặt động lực học chất điểm,gia tốc của một vật phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

  • A. Lực tác dụng lên vật và khối lượng của vật.
  • B. Kích thước và khối lượng của vật.
  • C. Lực tác dụng lên vật và kích thước của vật.
  • D. Kích thước và trọng lượng của vật.

Câu 2: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?

  • A. Lớn hơn
  • B. Nhỏ hơn
  • C. Không thay đổi
  • D. Bằng 0

Câu 3: Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây là đúng?

  • A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
  • B. Khi ngừng lực tác dụng lên vật, vật này sẽ dừng lại.
  • C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với lực tác dụng.
  • D. Khi có lực tác dụng lên vật, vận tốc của vật tăng.

Câu 4: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật tăng lên thì vật sẽ thu được gia tốc

  • A. nhỏ hơn.
  • B. lớn hơn.
  • C. bằng 0.
  • D. không đổi.

Câu 5: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của lực?

  • A. kg.m/s$^{2}$
  • B. J
  • C. kg.s/m
  • D. N/m

Câu 6: Trong biểu thức của định II Newton là $\vec{a}=\frac{\vec{F}}{m}$. Thì $\vec{F}$ là

  • A. Hợp lực của các lực tác dụng lên vật.
  • B. Là trọng lực.
  • C. Là lực đẩy tác dụng lên vật.
  • D. Là lực kéo tác dụng lên vật.

Câu 7: Chọn đáp án đúng. Biểu thức của định luật II Newton xét về mặt Toán học?

  • A. $a=\frac{F}{m}$
  • B. $\vec{a}=\frac{\vec{F}}{m}$
  • C. $\vec{F}=\frac{\vec{a}}{m}$
  • D. $\vec{a}=m.\vec{F}$

Câu 8: Chọn phát biểu đúng nhất .

  • A. Vectơ hợp lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
  • B. Hướng của vectơ hợp lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
  • C. Hướng của hợp lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
  • D. Hợp lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.

Câu 9: Chọn đáp án đúng:

  • A. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
  • B. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
  • C. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và khối lượng của vật.
  • D. Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ nghịch với độ lớn của lực và khối lượng của vật.

Câu 10: Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 13,5 N và bóng thu được gia tốc 6,5 m/s$^{2}$. Bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của bóng là

  • A. 2,08 kg.
  • B. 0,5 kg.
  • C. 0,8 kg.
  • D. 5 kg.

Câu 11: Một xe máy đang chuyển động với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh, xe máy chuyển động thẳng chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được 25 m. Thời gian để xe máy này đi hết đoạn đường 4 m cuối cùng trước khi dừng hẳn là?

  • A. 0,5 s.
  • B. 4 s.
  • C. 1,0 s.
  • D. 2 s.

Câu 12: Một vật đang đứng yên, được truyền 1 lực F thì sau 5s vật này tăng 2m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp 2 lần độ lớn lực F vào vật thì sau 8s, vận tốc của vật tăng bao nhiêu?

  • A. 4m/s
  • B. 6,4m/s
  • C. 3,2m/s
  • D. 2m/s

Câu 13: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 6 m/s trong 2 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng

  • A. 7,5 N.     
  • B. 5 N.        
  • C. 0,5 N.     
  • D. 2,5 N.

Câu 14: Tác dụng vào vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s$^{2}$. Độ lớn của lực này là

  • A. 3 N.        
  • B. 4,5 N.     
  • C. 1,5 N.     
  • D. 2 N.

Câu 15: Một vật có khối lượng 50 kg chuyển động nhanh dần đều với vận tốc ban đầu 0,2 m/s và khi đi được quãng đường 50 cm vận tốc đạt được 0,9 m/s thì lực tác dụng.

  • A. 38,5 N.
  • B. 38 N.
  • C. 24,5 N.
  • D. 34,5 N.

Câu 16: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ và không đổi chiều chuyển động. Vật đó đi được 200 cm trong thời gian 2 s. Độ lớn hợp lực tác dụng vào nó là

  • A. 4 N.
  • B. 1 N.
  • C. 2 N.
  • D. 100 N.

Câu 17: Một lực tác dụng vào xe trong khoảng thời gian 0,6 s thì vận tốc của xe giảm từ 8m/s đến 5 m/s. Tiếp đó tăng độ lớn của lực lên gấp đôi nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực thì trong bao lâu nữa xe dừng hẳn. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

  • A. 0,5 s.
  • B. 1 s.
  • C. 2 s.
  • D. 4 s.

Câu 18: Tác dụng một lực 60 N vào một xe chở hàng có khối lượng 200 kg. Thời gian tác dụng vào xe là bao nhiêu để tăng tốc độ của xe từ 6 m/s đến 12 m/s

  • A. 15 s
  • B. 20 s
  • C. 25 s
  • D. 30 s

Câu 19: Một hợp lực 5 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg ban đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 1 s. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian đó là

  • A. 2 500 m
  • B. 3 125 m
  • C. 1 250 m
  • D. 2 000 m

Câu 20: Một hợp lực 2 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2 kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng thời gian 2 s. Đoạn đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu?

  • A. 8 m.
  • B. 2 m.
  • C. 1 m.
  • D. 4 m.

Câu 21: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là

  • A. 32 m/s$^{2}$; 64 N.
  • B. 0,64 m/s$^{2}$; 1,2 N.
  • C. 6,4 m/s$^{2}$, 12,8 N.
  • D. 64 m/s$^{2}$; 128 N.

Câu 22: Một vật có khối lượng 7 kg bắt đầu trượt từ đỉnh tới chân mặt phẳng nghiêng có chiều dài 0,85 m trong thời gian 0,5 s. Tính hợp lực tác dụng lên vật theo phương nghiêng.

  • A. 0 N
  • B. 6,8 N
  • C. 47,6 N
  • D. 56 N

Câu 23: Hai xe A (mA) và B (mB) đang chuyển động với cùng một vận tốc thì tắt máy và cùng chịu tác dụng của một lực hãm F như nhau. Sau khi bị hãm, xe A còn đi thêm được một đoạn sA, xe B đi thêm một đoạn là sB < sA. Điều nào sau đây là đúng khi so sánh khối lượng của hai xe?

  • A. mA > mB
  • B. mA < mB
  • C. mA = mB
  • D. Chưa đủ điều kiện để kết luận

Câu 24: Một người đi xe đạp trên đoạn đường nằm ngang thì hãm phanh, xe đi thêm 10 m trong 5 s thì dừng. Khối lượng của xe và người là 100 kg. Tìm độ lớn vận tốc khi hãm và lực hãm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.

  • A. 4 m/s và -80 N.
  • B. 4 m/s và 80 N.
  • C. 2 m/s và -80 N.
  • D. 2 m/s và 80 N.

Câu 25: Lần lượt tác dụng lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật có khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 1,5F1 = F2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số $\frac{a_{2}}{a_{1}}$ là

  • A. $\frac{3}{2}$
  • B. $\frac{2}{3}$
  • C. $3$
  • D. $\frac{1}{3}$

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác