Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 14 Định luật 1 Newton (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 14 Định luật 1 Newton - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Quán tính là:
A. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc chuyển động của nó.
- B. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn lực tác dụng lên vật.
- C. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn tốc độ chuyển động của nó.
- D. tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn gia tốc của chuyển động.
Câu 2: Khi một ô tô đột ngột phanh gấp thì người ngồi trong xe
- A. ngả người về sau.
B. chúi người về phía trước.
- C. ngả người sang bên cạnh.
- D. dừng lại ngay.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
- A. Vật rơi tự do
- B. Vật rơi trong không khí
- C. Chiếc bè trôi trên sông
D. Giũ quần áo cho sạch bụi
Câu 4: Câu nào sau đây là đúng?
- A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không thể chuyển động được
- B. Không cần có lực tác dụng vào vật thì vật vẫn chuyển động tròn đều được
- C. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động của một vật.
D. Lực là nguyên nhân làm biến đổi chuyển động của một vật.
Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
- A. trọng lượng.
B. khối lượng.
- C. vận tốc.
- D. lực.
Câu 6: Theo định luật 1 Newton thì
- A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
- C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
- D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
- A. Nếu không chịu lực nào tác dụng thì vật phải đứng yên.
- B. Vật chuyển động được là nhờ có lực tác dụng lên nó.
C. Khi vận tốc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
- D. Khi không chịu lực nào tác dụng lên vật nữa thì vật đang chuyển động sẽ lập tức dừng lại.
Câu 8: Tại sao không thể kiểm tra định luật I Newton bằng thí nghiệm trong phòng thí nghiệm?
- A. Không đủ dụng cụ thí nghiệm
- B. Thực hiện thí nghiệm không an toàn
C. Không loại bỏ được trọng lực và lực ma sát
- D. Cả 3 phương án trên đều đúng
Câu 9: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật chuyển động trên một đường thẳng.
- C. Vật rơi tự do từ trên cao xuống không ma sát.
D. Vật tiếp tục chuyển động khi tất cả các lực tác dụng lên vật mất đi.
Câu 10: Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách
- A. dừng lại ngay.
B. ngả người về phía sau.
- C. chúi người về phía trước.
- D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 11: Chọn câu phát biểu đúng.
- A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
- B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
- C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Khi thấy vận tốc của vật bị thay đổi thì chắc chắn đã có lực tác dụng lên vật.
Câu 12: Vật nào sau đây chuyển động theo quán tính?
- A. Vật chuyển động tròn đều.
- B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.
C. Vật chuyển động thẳng đều.
- D. Vật chuyển động rơi tự do.
Câu 13: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì
- A. vật dừng lại ngay.
B. vật tiếp tục chuyển động theo hướng cũ với vận tốc 3 m/s.
- C. vật đổi hướng chuyển động.
- D. vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
Câu 14: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng, bỗng xe đột ngột rẽ sang trái. Hỏi hành khách ngồi trên xe sẽ như thế nào?
- A. Vẫn ngồi yên, không bị ảnh hưởng gì.
- B. Ngả người sang trái.
C. Ngả người sang phải.
- D. Chúi người về phía trước.
Câu 15: Định luật quán tính là tên gọi thay thế cho định luật nào?
A. Định luật 1 Newton
- B. Định luật 2 Newton
- C. Định luật 3 Newton
- D. Định luật bảo toàn năng lượng
Câu 16: Nếu định luật I Newton đúng thì tại sao các vật chuyển động trên mặt đất đều dừng lại?
A. vì có ma sát.
- B. vì các vật không phải là chất điểm.
- C. vì có lực hút của Trái Đất.
- D. vì do Trái Đất luôn luôn chuyển động.
Câu 17: Tính chất bảo toàn trạng thái đứng yên hay chuyển động của vật gọi là
- A. tính biến dạng nén của vật.
- B. tính biến dạng kéo của vật.
- C. tính đàn hồi của vật.
D. quán tính của vật.
Câu 18: Cho các phát biểu sau:
- Định luật I Niu - tơn còn được gọi là định luật quán tính.
- Mọi vật đều có xu hướng bảo toàn vận tốc của mình.
- Chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.
- Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn.
Số phát biểu đúng là
- A. 1.
B. 4.
- C. 3.
- D. 2.
Câu 19: Có hai nhận định sau đây:
(1) Một vật đang đứng yên, ta có thể kết luận vật không chịu tác dụng của lực nào.
(2) Một hành khách ngồi ở cuối xe. Nếu lái xe phanh gấp thì một túi xách ở phía trước bay về phía anh ta.
Chọn phương án đúng.
- A. (1) đúng, (2) sai.
- B. (1) đúng, (2) đúng.
C. (1) sai, (2) sai.
- D. (1) sai, (2) đúng.
Câu 20: Một xe ô tô đang chuyển động thẳng với vận tốc không đổi là 20 m/s. Hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng
- A. 20 N.
B. 0.
- C. 10 N.
- D. – 20 N.
Câu 21: Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa ở ghế ngồi trong xe taxi?
(1) Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ.
(2) Để trang trí xe cho đẹp.
Chọn phương án đúng
A. (1) đúng, (2) sai.
- B. (1) đúng, (2) đúng.
- C. (1) sai, (2) sai.
- D. (1) sai, (2) đúng.
Xem toàn bộ: Giải bài 14 Định luật 1 Newton
Bình luận