Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Kết nối bài 13 Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 13 Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực - sách kết nối tri thức với cuộc sống. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hai lực cân bằng không thể có:

  • A. Cùng hướng
  • B. Cùng phương
  • C. Cùng giá
  • D. Cùng độ lớn

Câu 2: Tình huống nào sau đây có hợp lực bằng 0?

  • A. Quyển sách nằm yên trên bàn
  • B. Quả bóng rơi từ trên xuống dưới mặt đất
  • C. Ô tô chuyển động trên đường
  • D. Dùng tay đẩy xe lăn

Câu 3: Phân tích lực là phép

  • A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.
  • B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.
  • C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.
  • D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.

Câu 4: Lực đặc trưng cho điều gì sau đây?

  • A. Năng lượng của vật nhiều hay ít.
  • B. Vật có khối lượng lớn hay bé.
  • C. Tương tác giữa vật này lên vật khác. 
  • D. Vật chuyển động nhanh hay chậm.

Câu 5: Nếu một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ khác phương,$\vec{F}$ là hợp lực của hai lực đó thì vectơ gia tốc của chất điểm

  • A. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F_{1}}$.
  • B. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F_{2}}$.
  • C. cùng phương, cùng chiều với lực $\vec{F}$.
  • D. cùng phương, ngược chiều với lực $\vec{F}$.

Câu 6: Các lực cân bằng là các lực 

  • A. Bằng nhau về độ lớn và tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • B. Đồng thời tác dụng vào một vật và không gây gia tốc cho vật.
  • C. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào hai vật khác nhau.
  • D. Bằng nhau về độ lớn, ngược chiều và tác dụng vào một vật.

Câu 7: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều
  • B. Lực là nguyên nhân làm vật bị biến dạng
  • C. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động
  • D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng

Câu 8: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ thì hợp lực $\vec{F}$ của chúng luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức

  • A. $F=F_{1}-F_{2}$
  • B. $F=F_{1}+F_{2}$
  • C. $|F_{1}-F_{2}|\leq F\leq F_{1}+F_{2}$
  • D. $F^{2}=F_{1}^{2}-F_{2}^{2}$

Câu 9: Chọn phát biểu sai?

  • A. Đơn vị của lực là niutơn (N).
  • B. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
  • C. Luôn có thể phân tích lực theo hai phương bất kì.
  • D. Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực. 

Câu 10: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần

  • A. Cùng phương, cùng chiều.
  • B. Cùng phương, ngược chiều.
  • C. Vuông góc với nhau.
  • D. Hợp với nhau một góc khác không.

Câu 11: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực nàu có độ lớn là?

  • A. 7 N.
  • B. 5 N.
  • C. 1 N.
  • D. 12 N.

Câu 12: Gọi F1 , F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?

  • A. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2.
  • B. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2.
  • C. F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2.
  • D. Trong mọi trường hợp: $|F_{1}-F_{2}|\leq F\leq F_{1}+F_{2}$.

Câu 13: Một vật đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu ?

  • A. 4 N.
  • B. 20 N.
  • C. 28 N.
  • D. Chưa có cơ sở kết luận.

Câu 14: Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

  • A. 25 N.
  • B. 15 N.
  • C. 2 N.
  • D. 1 N.

Câu 15: Hai lực khác phương $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

  • A. 14,1 N.
  • B. $20\sqrt{3}$ N.
  • C. 17,3 N.
  • D. 20 N.

Câu 16: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Đông, lực F2 = 20 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Tây, lực F4 = 36 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là?

  • A. 28 N.
  • B. 20 N.
  • C. 4 N.
  • D. 26,4 N.

Câu 17: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

  • A. 4 N.
  • B. 10 N.
  • C. 24 N.
  • D. 48 N.

Câu 18: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn 18 N và 24 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 30 N, góc tạo bởi hai lực này là

  • A. 90°.        
  • B. 30°.        
  • C. 45°.        
  • D. 60°.

Câu 19: Cho hai lực đồng qui có độ lớn F1 = 3 N, F2 = 4 N. Cho biết độ lớn của hợp lực là 5 N. Hãy tìm góc giữa hai lực F1 và F2?

  • A. 60$^{o}$.
  • B. 50$^{o}$.
  • C. 70$^{o}$.
  • D. 90$^{o}$.

Câu 20: Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực $\vec{F_{1}},\vec{F_{2}},\vec{F_{3}}$ có cùng độ lớn 12 N. Biết góc tạo bởi các lực $(\vec{F_{1}},\vec{F_{2}})=(\vec{F_{2}},\vec{F_{3}})=60^{o}$. Hợp lực của ba lực này có độ lớn là

 Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực

  • A. 6 N.
  • B. 24 N.
  • C. 10,4 N.
  • D. 20,8 N.

Câu 21: Hợp lực của hai lực $\vec{F_{1}}$ và $\vec{F_{2}}$ hợp với nhau một góc $\alpha $ có độ lớn thoả mãn hệ thức

  • A. $F=F_{1}-F_{2}$
  • B. $F=F_{1}+F_{2}$
  • C. $F^{2}=F_{1}^{2}+F_{2}^{2}-2F_{1}F_{2}cos\alpha $
  • D.$F^{2}=F_{1}^{2}+F_{2}^{2}+2F_{1}F_{2}cos\alpha $

Câu 22: Vật rắn nằm cân bằng như hình vẽ, góc hợp bởi lực căng của dây là 150$^{o}$. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết độ lớn lực căng của hai dây là 200 N

Vật rắn nằm cân bằng như hình vẽ, góc hợp bởi lực căng của dây là 150$^{o}$. Trọng lượng của vật là bao nhiêu? Biết độ lớn lực căng của hai dây là 200 N
  • A. 84N
  • B. 103,5N
  • C. 141,2N
  • D. 200N

Câu 23: Hai lực khác phương có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Hợp lực của hai lực này không thể có độ lớn nào sau đây?

  • A. 2 N.
  • B. 15 N.
  • C. 11,1 N.
  • D. 21 N.

Câu 24: Một cái đèn được treo vào hai sợi dây giống nhau như hình vẽ. Biết trọng lượng của đèn là 25 N, hai dây làm thành góc 60°. Xác định lực căng của dây.

Một cái đèn được treo vào hai sợi dây giống nhau như hình vẽ. Biết trọng lượng của đèn là 25 N, hai dây làm thành góc 60°. Xác định lực căng của dây.

  • A. 7,2 N
  • B. 10 N
  • C. 14,4 N
  • D. 25 N

Câu 25: Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một dây AB. Muốn cho đèn ở xa tường, người ta dùng một thanh chống nằm ngang một đầu tì vào tường, còn đầu kia tì vào điểm B của dây như hình vẽ:

Một chiếc đèn được treo vào tường nhờ một dây AB. Muốn cho đèn ở xa tường, người ta dùng một thanh chống nằm ngang một đầu tì vào tường, còn đầu kia tì vào điểm B của dây như hình vẽ:

Biết đèn nặng 4 kg và dây hợp với tường một góc 30$^{o}$. Lực căng dây AB là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s$^{2}$

  • A. 15 N
  • B. 40 N
  • C. $\frac{80}{\sqrt{3}}$ N
  • D. $40\sqrt{2}$ N

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác