Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 kết nối bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Lực cân bằng
Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 kết nối tri thức bài 13: Tổng hợp và phân tích lực. Lực cân bằng. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
I. TỔNG HỢP LỰC – HỢP LỰC TÁC DỤNG
- Tổng hợp lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật bằng một lực có tác dụng giống hệt như các lực ấy.
- Các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật được gọi là các lực thành phần.
- Lực thay thế cho các lực thành phần này được gọi là hợp lực.
1. Tổng hợp hai lực cùng phương
- Khi hai lực cùng phương, cùng chiều thì lực tổng hợp có độ lớn bằng tổng hai lực thành phần và cùng hướng với hai lực đó.
- Khi hai lực cùng phương ngược chiều thì lực tổng hợp có độ lớn bằng giá trị tuyệt đối của hiệu hai lực thành phần và cùng hướng với lực có độ lớn lớn hơn.
2. Tổng hợp hai lực đồng quy – quy tắc hình bình hành
II. CÁC LỰC CÂN BẰNG VÀ KHÔNG CÂN BẰNG.
a. Khái niệm.
- Các lực cân bằng: là các lực khi tác dụng đồng thời vào một vật thì không làm thay đổi vận tốc của vật. (Hay hợp lực của các lực này bằng 0)
- Các lực không cân bằng: là khi các lực này tác dụng vào một vật sẽ làm cho vật thay đổi vận tốc. (Hay hợp lực của các lực này khác 0)
b. Điều kiện để một hệ lực là hệ lực cân bằng.
Điều kiện để một hệ lực là hệ lực cân bằng.
(1) Các lực đó có điểm đặt lên cùng 1 vật hay nói cách khác các lực đó phải tác dụng lên cùng một vật.
(2) Hợp lực của chúng bằng 0.
=> Kết luận: Như vậy nếu thiếu một trong hai điều kiện (1) hoặc (2) thì hệ lực không cân bằng. Rồi đưa ra 2 trường hợp cụ thể.
- TH1: Hai lực trực đối tác dụng vào 2 vật khác nhau :
- Phép cộng hình học của 2 lực cho kết quả bằng 0.
- Nhưng hai lực này không cân bằng vì 2 lực này tác dụng vào 2 vật khác nhau.
- TH2: Các lực tác dụng vào vật có hợp lực khác 0: Khi đó hợp lực này sẽ làm vật biến đổi vận tốc
III. PHÂN TÍCH LỰC
1. Quy tắc
- Phân tích lực là thay thế một lực bằng những lực thành phần có tác dụng giống hệt lực đó.
- Nhận xét : Lực thành phần $\vec{P_1}$ vuông góc với mặt phẳng nghiêng. Lực thành phần $\vec{P_2}$ song song với mặt phẳng nghiêng.
- Quy tắc:
- Thường người ta phân tích lực thành hai lực vuôn góc với nhau để lực thành phần này không có tác dụng nào theo phương của lực thành phần kia
- Phân tích lực là phép làm ngược lại với tổng hợp lực nhưng chỉ được áp dụng vào trường hợp riêng nêu ở trên.
2. Chú ý
Chỉ khi xác định được một lực có tác dụng theo hai phương vuông góc nào thì mới phân tích lực theo hai phương vuông góc đó.
Bình luận