Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ai là tác giả của bài thơ “Xuân về”?

  • A. Nguyễn Bính
  • B. Xuân Diệu
  • C. Đoàn Giỏi
  • D. Bảo Ninh

Câu 2: Thứ gì không được nói đến trong không khí xuân về?

  • A. Thời tiết
  • B. Cảnh vật
  • C. Con người
  • D. Du lịch

Câu 3: Thể thơ của bài thơ là:

  • A. Thơ thất ngôn tứ tuyệt
  • B. Thơ lục bát
  • C. Thơ bảy chữ
  • D. Thơ tự do

Câu 4: Từ “đông” ở câu thơ 1 khổ 1 vần với từ nào?

  • A. “Chồng”, vần chân và từ “Trong”, vần chân 
  • B. “Xóm”, vần lưng và “Chồng”, chần lưng
  • C. “Trong”, vần chân
  • D. “Chồng”, chần lưng

Câu 5: Từ “nhung” trong câu thơ 2 đoạn 3 vần với từ nào?

  • A. “Đồng”, vần chân
  • B. “Rụng”, vần chân
  • C. “Bạc”, vần lưng
  • D. “Hoe”, vần chân 

Câu 6: Đàn con trẻ được tác giả miêu tả là:

  • A. Vui vì Tết sắp đến.
  • B. Chạy nhanh, háo hức
  • C. Buồn tủi
  • D. Phải chịu cảnh đói rét

Câu 7: Bài thơ được sáng tác năm nào?

  • A. 1937
  • B. 1986
  • C. 1976
  • D. 1940 

Câu 8: Bài thơ đã tái hiện lên không khí xuân về ở vùng nào của đất nước?

  • A. Miền Bắc
  • B. Miền Trung
  • C. Tây Nguyên
  • D. Miền Nam

Câu 9: Nhịp thơ chủ yếu trong bài thơ là:

  • A. 2/2/3
  • B. 4/3
  • C. 3/4
  • D. 3/2/2

Câu 10: Câu thơ nào có sử dụng phép đảo ngữ?

  • A. Từng đàn con trẻ chạy xun xoe
  • B. Gió về từng trận, gió bay đi…
  • C. Lúa thì con gái mượt như nhung
  • D. Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.

Câu 11: Câu nào không nói đúng về thời tiết trong bài thơ?

  • A. Có gió đông thổi từng trận
  • B. Mây âm u, dày kín trời
  • C. Mưa tạnh
  • D. Nắng hoe

Câu 12: Đâu không phải một vẻ đẹp của mùa xuân ở khổ thơ thứ ba?

  • A. Người dân nghỉ việc đồng
  • B. Lúa đang thì con gái
  • C. Hoa bưởi hoa cam rụng đầy vườn
  • D. Hương bay ngào ngạt

Câu 13: Xét theo nghĩa đen, câu thơ nào ở đoạn 4 không đúng với thực tế?

  • A.Trên đường cát min, một đôi cô  
  • B. Gậy trúc dắt bà già tóc bạc
  • C. Tay lần tràng hạt miệng nam vô.
  • D. Yếm đỏ, khăm thâm, trẩy hội chùa

Câu 14: Đâu là định nghĩa đúng về biện pháp chêm xen?

  • A. Chêm xen là cách bổ sung tính hình ảnh cho câu.
  • B. Chêm xen là xen một trong bốn phép tu từ phổ biến nhất (so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ) vào trong câu để xây dựng ý văn đa nghĩa.
  • C. Chêm xen là xen một từ, một cụm từ vào câu nhằm giải thích, thêm ý cho câu hoặc hướng tới mục đích tu từ.
  • D. Chêm xen là xen một mệnh đề vào một trong các thành phần chính của câu để giải thích ý nghĩa của từ làm thành phần chính.

Câu 15: Đâu là định nghĩa đúng về biện pháp liệt kê?

  • A. Liệt kê là nêu một loạt các danh từ cùng tính chất, với nội dung được đề cập trước đó để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.
  • B. Liệt kê là nêu một loạt các động từ, tính từ hoặc phép so sánh, nhân hoá cùng tính chất, với nội dung được đề cập trước đó để cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.
  • C. Liệt kê là nêu một chuỗi yếu tố cùng loại nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn về đối tượng cần nhấn mạnh trong câu, trong đoạn của văn bản hoặc hướng tới mục đích tu từ.
  • D. Tuỳ thuộc vào tình huống sử dụng thực tế, có thể là A hoặc B hoặc C.

Câu 16: Thành phần chêm xen có thể được đặt ở vị trí nào trong câu?

  • A.Giữa câu và cuối câu
  • B. Đầu câu và bổ ngữ
  • C. Đầu câu và giữa câu
  • D. Đầu câu và cuối câu 

Câu 17: Thành phần chêm xen có thể không được đánh dấu bằng dấu câu nào?

  • A. Dấu ngạch ngang
  • B. Dấu ngoặc đơn
  • C. Dấu phẩy
  • D. Dấu ba chấm 

Câu 18: Những từ ngữ chỉ đối tượng được liệt kê có thể đặt ở:

  • A. Đầu câu, giữa câu
  • B. Giữa câu, cuối câu
  • C. Đầu câu
  • D. Cuối câu

Câu 19: Thành phần liệt kê ở cuối câu thường được đặt sau dấu câu nào?

  • A. Dấu phẩy
  • B. Dấu ba chấm
  • C. Dấu hai chấm
  • D. Dấu chấm phẩy

Câu 20: Trường hợp liệt kê chưa hết các đối tượng, ta sẽ sử dụng:

  • A. Dấu ba chấm và  kí hiệu v.v.
  • B. Dấu gạch ngang
  • C. Dấu chấm phẩy
  • D. Dấu hai chấm 

Câu 21: Nhờ thành phần chêm xen, lời thơ, lời văn có thể trở nên như thế nào?

  • A. Giàu ý nghĩa và có tính thẩm mỹ
  • B. Giàu tính nhân văn và tinh thần dân tộc
  • C. Đạt được những yêu cầu đặt ra của các thể thơ, thể văn
  • D. Thú vị và thu hút người đọc

Câu 22: Bên cạnh việc cung cấp thông tin, biện pháp liệt kê còn có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện quan niệm khách quan của người viết.
  • B. Thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.
  • C. Thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.
  • D. Tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.

Câu 23: Trong trường hợp nào liệt kê có đầy đủ tính chất của một biến pháp tu từ?

  • A. Khi liệt kê được dùng để thể hiện quan niệm khách quan của người viết.
  • B. Khi liệt kê được dùng để thể hiện cảm xúc, thái độ, cái nhìn của người viết.
  • C. Khi liệt kê được dùng để thể hiện những kết quả có thể đạt được của nội dung trình bày trước đó.
  • D. Khi liệt kê được dùng để tăng cường tính hiệu quả cho các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu.

Câu 24: “Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán – bên ngoài trời nắng gắt – rồi thong thả đi bên bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà”.

Đâu là thành phần chêm xen trong câu trên?

  • A. Thanh rút khăn lau mồ hôi trên trán
  • B. Bên ngoài trời nắng gắt
  • C. Rồi thong thả đi
  • D. Bức tường hoa thấp thẳng chạy đến đầu nhà

Câu 25: “Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó.”

Đâu là thành phần chêm xen trong câu trên?

  • A. Gạch mát
  • B. Phủ rêu
  • C. Đi trên đó
  • D. Ngày nào

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác