Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Bài thơ thuộc thể loại nào?
- A. Thơ Đường luật
B. Thơ Nôm Đường luật
- C. Thơ bảy chữ
- D. Thơ tự do
Câu 2: Bố cục hợp lí của bài thơ này là?
- A. 2/2/2/2
- B. 4/4
C. 6/2
- D. 3/3/2
Câu 3: Nội dung của sáu câu thơ đầu là gì?
A. Bức tranh cuộc sống
- B. Không khí mùa thu
- C. Nắng gắt trưa hè
- D. Hoa quả chín mọng
Câu 4: Nội dung của hai câu thơ cuối là gì?
A. Tâm tư, ước nguyện của nhà thơ
- B. Cây đàn của vua Ngu Thuấn
- C. Tình trạng dân giàu đòi đi chơi khắp mọi nơi
- D. Tình yêu với cây đàn
Câu 5: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống của nhân vật trữ tình?
- A. Khó khăn, vất vả
- B. Giàu có, sung túc
- C. Thảnh thơi, còn sống lâu
D. An nhàn, rỗi rãi
Câu 6: Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về tâm trạng của nhân vật trữ tình?
- A. Bao dung
- B. Buồn bã
C. Thư thái
- D. Điên tình
Câu 7: Tác giả không sử dụng những hình ảnh nào để miêu tả cảnh sắc mùa hè?
- A. Cây hoè
- B. Cây lựu
- C. Ao sen
D. Hoa phượng
Câu 8: Câu nào sau đây phân tích đúng về hình ảnh cây hoè?
A. Được miêu tả với màu “lục”, tán cây “đùn đùn”, gợi vẻ đẹp của vòm lá xanh tươi, bừng bừng sức sống ; “Rợp trương” cho thấy vòm lá như chiếc ô màu xanh, cành nhánh lớn lên từng giây phút, đổi thay “trông thấy”.
- B.“Rợp trương” cho thấy vòm lá như chiếc ô màu xanh, cành nhánh lớn lên từng giây phút, đổi thay “trông thấy”.
- C. Hoa hoè màu lục bị đùn ra ngoài làm tán lá rợp khắp mọi nơi.
- D. Được miêu tả với màu “lục”, tán cây “đùn đùn”, gợi vẻ đẹp của vòm lá xanh tươi, bừng bừng sức sống
Câu 9: Câu nào sau đây phân tích đúng về hình ảnh hoa lựu?
- A. Hoa lựu ẩn dụ cho cuộc đời đầy thăng trầm của nhân vậ trữ tình.
- B. Hoa lựu gợi lên cảnh sắc mùa hè chói chang, nóng nực nhưng đầy sức sống.
C. Tín hiệu đặc trưng của mùa hè, căng tràn nhựa sống, bật lên thành “thức đỏ” rực rỡ nơi đầu cành.
- D. Tín hiệu đặc trưng của mùa hè, sắc đỏ của nó mạnh mẽ đến nỗi át cả không gian xung quanh ngôi nhà.
Câu 10: Câu nào sau đây phân tích đúng về hình ảnh ao sen?
- A. Hoa sen đã hết mùa, đến lúc phải tàn, chẳng còn gì lưu luyến.
B. Dẫu cuối mùa vẫn gợi liên tưởng về một không gian thanh khiết.
- C. Gợi cho người đọc những cảm xúc về một không gian mênh mông, ngát hương hoa, làm tô thêm vẻ đẹp của mùa hè.
- D. Ao sen gợi lên cảm giác bình yên và thanh khiết
Câu 11: Hãy nhận xét về cách tái hiện hình tượng thiên nhiên của tác giả?
- A. Nghiêng về bút pháp lãng mạn; màu sắc và hình ảnh hoà trộn vào nhau.
- B. Nghiêng về bút pháp lãng mạn; các từ ngữ đậm đà bản sắc dân tộc và tình yêu đôi lứa.
C. Nghiêng về bút pháp tả thực; màu sắc và đường nét táo bạo, sống động.
- D. Nghiêng về bút pháp tả thực với các hình ảnh mang tính tượng trưng, đại diện cho lối sống thanh tao.
Câu 12: Câu nào sau đây nói đúng về câu thơ thứ 5, 6?
- A. Chợ cá làng ngư phủ cho thấy cuộc sống ấm no của người dân nơi đây còn tiếng ve vang lên khiến lầu tịch dương trở nên trang trọng, quý phái.
B. Âm thanh của phiên chợ cá nơi làng chài, tiếng ve vang lên rộn ra trong buổi hoàng hôn gợi nhịp sống thanh bình, yên ấm.
- C. Khung cảnh hoàng hôn hiện ra trong sự ngạc nhiên khác lạ với tất cả, điều đó cho thấy cái nhìn tinh tế của tác giả.
- D. Nghiêng về bút pháp tả thực; màu sắc và đường nét táo bạo, sống động.
Câu 13: Khát vọng của tác giả qua hai câu thơ cuối là gì?
A. Một cuộc sống no đủ, bình yên cho mọi người dân
- B. Đi tìm được báu vật của vua Nghiêu, vua Thuấn
- C. Có được một cây đàn có phép thuật để ban phát sự giàu có cho tất cả mọi người.
- D. Mong muốn có một cuộc sống giàu sang và không màng đến vật chất
Câu 14: Mục đích của bức thư là gì?
A. Thuyết phục quân giặc đầu hàng.
- B. Đề xuất giảng hoà với quân địch.
- C. Khiêu chiến.
- D. Xin đầu hàng không điều kiện
Câu 15: Bức thư được viết cho ai?
- A. Tham tướng Thôi Tụ
- B. Thượng thư Lý Khánh
- C. Tổng binh Liễu Thăng
D. Tổng binh Vương Thông.
Câu 16: Tình trạng của quân Minh ở thời điểm tác giả viết bức thư là gì?
- A. Quân Minh đang bị quân ta ghìm chặt ở Chi Lăng – Xương Giang.
B. Quân Minh đang bị quân ta vây hãm trong thành Đông Quan.
- C. Quân Mình đang có một khí thế hùng mạnh, sẵn sàng san phẳng nước ta.
- D. Quân Minh đang bị quân ta cô lập ở vùng núi Phía Tây Bắc
Câu 17: “Như muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang, thuyền ghe sắm đủ, thuỷ bộ hai đường, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra cõi, yên ổn muôn phần”. Tác giả muốn nói gì ở câu này?
- A. Nếu các vị kéo quân về nước thì nước chúng tôi sẽ trở nên thịnh vượng với nhiều thuyền ghe, nhiều con đường được làm, đất nước yên ổn.
B. Nếu các vị kéo quân về nước thì chúng tôi sẽ tạo điều kiện hết sức để các vị về an toàn.
- C. Nếu các ông muốn sống sót ra khỏi nước của chúng tôi thì phải làm cho chúng tôi nhiều thuyền ghe, nhiều con đường, kí hiệp ước đảm bảo hoà bình, không tái chiếm.
- D. Đất nước ta sẽ cống nạp cho quân Minh nếu quân Minh không xâm lược nước ta nữa
Câu 18: Đâu không phải tình trạng của quân địch?
- A. Quân sĩ mệt nhọc, thiếu lương thực.
B. Viện binh sắp tới nơi với nhiều tướng lĩnh giỏi, có nhiều kinh nghiệm.
- C. “Bám hờ cụm đất nhỏ nhoi, nghỉ tạm cái thành trơ trọi”
- D. “Như thịt trên thớt, như cá trong nồi”
Câu 19: Trong văn bản, tác giả nêu ra “Trương Phi, Lã Bố” để nói về điều gì?
A. Bộ hạ hoàn toàn có khả năng làm phản.
- B. Sức mạnh của nghĩa quân Lam Sơn.
- C. Cái chết của viện binh.
- D. Sự tàn bạo mà quân Minh gây ra.
Câu 20: Đâu là cách hiểu đúng của nhan đề “Thư lại dụ Vương Thông”?
- A. Thư dụ dỗ Vương Thông.
B. Thư thuyết phục Vương Thông một lần nữa.
- C. Thư gửi qua lại nhằm dụ Vương Thông vào bẫy.
- D. Quan thư lại lừa Vương Thông.
Câu 21: Cho đoạn phân tích sau:
“(1) Văn bản này là bài văn nghị luận đặc biệt được viết dưới hình thức một bức thư nên thể hiện cả hai chức năng và phong cách của hai thể loại khác nhau. (2) Bài văn nghị luận yêu cầu luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ, lập luận phải chặt chẽ, đanh thép, dẫn chúng phải có cơ sở để thuyết phục đối tượng về mặt lí trí. (3) Bức thư thì cần những nội dung như: chào, hỏi thăm sức khoẻ, hỏi về tình hình hiện tại và có những lời lẽ khiến đối phương thích thú với bức thư của mình. (4) Kết hợp cả hai hình thức này, tác giả vừa đánh vào mặt tâm lí vừa đánh vào mặt lí trí đối phương nên càng tăng hiệu quả cho bức thư dụ hàng tướng giặc.”
Câu nào ở đoạn trên không đúng?
- A. (1), (2)
- B. (2)
C. (3)
- D. (3), (4)
Câu 23: Cho đoạn trích: “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”
Trong đoạn trích trên, câu văn nào nêu luận điểm?
- A. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn
- B. Mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy.
C. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.
- D. Nêu nêu sự may mắn và rủi ro sẽ quyết định tất cả
Câu 24: Cho đoạn trích: “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”
Trong đoạn trích trên, câu văn nào nêu lí lẽ?
A. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy.
- B. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.
- C. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.
- D. Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”
Câu 25: Cho đoạn trích: “Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?”
Trong đoạn trích trên, câu văn nào nêu bằng chứng?
- A. Sự thay đổi ấy chỉ trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi.
B. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trả, thế chẳng phải là bọn thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?
- C. Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi.
- D. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy.
Câu 26: Ở phần 2, tác giả nhiều lần vạch rõ sự giả trá, gian dối của quân Minh và cho rằng như thế là trái với “mệnh trời”. Chi tiết, câu văn nào không cho thấy điều đó?
- A. Xưa kia Tần thôn tính sáu nước, chế ngự bốn phương, mà đức chính không sửa, nên thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy mấy năm nối nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy.
- B. Huống hồ con cháu vua Trần, mệnh trời đã cho, lòng người đã theo, thì Ngô làm sao có thể cướp được!
C. Xưa Hán Chiêu Liệt, chỉ là chi nhánh đời xa của họ Lưu, mà Khổng Minh làm cho đại nghiệp phục hưng được.
- D. Còn như Mộ Dung nước Yên, Thạch Lặc nước Triệu, đó là người Trung Quốc chăng? Hay là người man rợ chăng? Ngẫm kĩ lời các ông nói, thật là lời nói của tiểu nhân man rợ chứ không phải là lời nói của người Trung Quốc vậy.
Bình luận