Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về trật tự từ?
- A. Trật tự từ có ý nghĩa rất quan trọng trong câu tiếng Việt.
- B. Trong một câu có thể có nhiều cách sắp xếp trật từ từ. Mỗi cách đem lại hiệu quả diễn đạt riêng.
- C. Việc sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu có thể làm cho câu mơ hồ về nghĩa, sai logic hoặc không diễn đạt đúng nội dung mà người viết muốn thể hiện.
D. Không sắp xếp đúng trật tự từ có thể gián tiếp khiến các đoạn văn không liên kết với nhau.
Câu 2: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất ở Việt Nam trên kênh VTC”?
A. Ở Việt Nam, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có duy nhất trên kênh VTC.
- B. Giải vô địch bóng đá duy nhất ở Đông Nam Á (AFF Cup) chỉ có trên kênh VTC ở Việt Nam.
- C. Ở giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) trên kênh VTC chỉ có duy nhất Việt Nam.
- D. Trên kênh AFF Cup chỉ có duy nhất giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (VTC) ở Việt Nam.
Câu 3: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiều vụ trộm ở trụ sở công an”?
- A. Tên trộm đã thực hiện khai nhận nhiều vụ trộm ở trụ sở công an.
- B. Vụ trộm đã thực hiện khai nhận nhiều tên trộm ở trụ sở công an.
C. Ở trụ sở công an, tên trộm khai nhận đã thực hiện nhiềm vụ trộm.
- D. Tên trộm khai nhận nhiềm vụ trộm đã thực hiện ở trụ sở công an.
Câu 4: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Họ úp cái nón lên mặt, nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.”?
- A. Họ ngủ một giấc cho đến chiều, nằm xuống, úp cái nón lên mặt.
- B. Úp cái nón lên mặt, họ nằm xuống ngủ một giấc cho đến chiều.
C. Họ nằm xuống, úp cái nón lên mặt, ngủ một giấc cho đến chiều.
- D. Họ nằm ngủ bằng cách úp nón lên mặt đến chiều
Câu 5: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Anh ấy đóng cửa lại, từ tốn nói lời chào tôi rồi đi vào nhà.”?
- A. Đóng cửa lại, anh ấy đi vào nhà rồi từ tốn nói lời chào tôi.
B. Anh ấy từ tốn nói lời chào tôi, đóng cửa lại rồi đi vào nhà.
- C. Tôi vào nhà anh ấy đóng của lại và anh ấy chào tôi
- D. Tôi và anh ấy vào nhà, anh ấy từ tốn nói lời chào
Câu 6: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Độc mộc thuyềnlà thuyền có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ chứ không phải là thuyển chỉ có một khúc gỗ và ta sẽ ngồi trên đó.”?
- A. Thuyền độc mộc là thuyền chỉ có một khúc gỗ chứ không phải ta sẽ ngồi trên đó là thuyền có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ.
- B. Thuyền có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ là thuyền độc mộc chứ không phải là chỉ có một khúc gỗ và ta sẽ ngồi trên đó.
- C. Ta sẽ ngồi trên thuyền độc mộc đó, thuyền chỉ có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ chỉ không phải là có một khúc gỗ chứ.
D. Thuyền độc mộc là thuyền có khoét một khoảng vào giữa khúc gỗ chứ không phải là thuyển chỉ có một khúc gỗ và ta sẽ ngồi trên đó.
Câu 7: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Đây là bộ phim về ngày tận thế nổi tiếng của Mỹ”?
A. Đây là bộ phim nổi tiếng của Mỹ về ngày tận thế.
- B. Bộ phim đây là của Mỹ nổi tiếng về ngày tận thế.
- C. Mỹ nổi tiếng về phim ngày tận thế là của bộ đây.
- D. Ngày tận thế đây là về bộ phim nổi tiếng của Mỹ.
Câu 8: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt”?
A. Trong cuộc đấu tranh kiên cường chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt.
- B. Nhân dân ta kiên cường đã thể hiện một sức sống mãnh liệt trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp.
- C. Trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt
- D. Nhân dân ta đấu tranh kiên cường trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp kiên cường, nhân dân ta đã thể hiện một sức sống mãnh liệt
Câu 9: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Các nhân viên cứu hộ mang theo nhiều trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn đến từ Áo và Slovakia khẩn trương tiếp cận với hiện trường của vụ lốc xoáy ở phía nam Cộng hoà Séc.”?
- A. Các nhân viên ở phía nam Cộng hoà Séc khẩn trương tiếp cận với nhiều trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn đến từ hiện trường của vụ lốc xoáy mang đến Áo và Slovakia.
B. Các nhân viên cứu hộ đến từ Áo và Slovakia mang theo nhiều trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn, khẩn trương tiếp cận với hiện trường của vụ lốc xoáy ở phía nam Cộng hoà Séc.
- C. Các nhân viên cứu hộ mang theo nhiều trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn đến từ Áo và Slovakia phía nam Cộng hoà Séc khẩn trương tiếp cận với hiện trường của vụ lốc xoáy
- D. Phía nam Cộng hoà Séc khẩn trương tiếp cận với hiện trường của vụ lốc xoáy ở Áo và Slovakia các nhân viên cứu hộ mang theo nhiều trang thiết bị phục vụ công tác cứu nạn đến
Câu 10: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Tiện lợi để trong việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng dân dã, giản tiện mà thú vị”?
- A. Để tiện lợi cho việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng dân dã, thú vị mà giản tiện.
- B. Người bán hàng trên chợ nổi giản tiện mà thú vị có những lối rao hàng dân dã để tiện lợi cho việc giao thương.
C. Để tiện lợi trong việc giao thương, người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng dân dã, giản tiện mà thú vị
- D. Tiện lợi để người bán hàng trên chợ nổi có những lối rao hàng dân dã, giản tiện mà thú vị trong việc giao thương
Câu 11: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Sơn cúi đầu lặng im, sợ hãi, nép vào sau lưng chị”?
- A. Sơn cúi đầu, sợ hãi, lặng im nép vào sau lưng chị.
- B. Sơn nép vào sau lưng chị, lặng im sợ hãi cúi đầu.
C. Sơn sợ hãi, cúi đầu lặng im, nép vào sau lưng chị.
- D. Chị sợ hãi, nép vào sau lưng Sơn im lặng
Câu 12: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Ngọn khói nhẹ bẫng như tơ, màu xanh, quẩn trên mái lá”?
- A. Màu khói xanh nhẹ bẫng như ngọn tơ quẩn trên mái lá.
B. Ngọn khói màu xanh, nhẹ bẫng như tơ, quẩn trên mái lá.
- C. Màu xanh, quẩn trên lá và ngọn khó nhẹ bẩng như tờ
- D. Màu xanh trên ngọn khó như tờ quẩn mái lá
Câu 13: Đâu là cách sửa hợp lí cho câu: “Hãy cùng sách vở đi đi vào thế giới lạng mạn ”?
- A. Hãy cùng đi chơi thì sách vở mong manh thế.
- B. Sách vở chơi đi mỏng manh thì thế hãy.
C. Hãy cùng sách vở đi đi vào thế giới tri thức bất tận
- D. Đi vào thế giới lãng mạn cùng với sách vở
Câu 14: Trong bài thơ “Tây Tiến” có câu thơ “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”. “Dữ oai hùm” ở đây có nên sửa thành “dữ oai hùng” không?
- A. Có vì “oai hùng” mới là từ chuẩn.
- B. Có vì “dữ oai hùng” cho thấy sức mạnh tựa như anh hùng của những người lính hơn việc sức mạnh chỉ như “hùm”.
C. Không vì “oai hùm” không chỉ gợi vẻ oai phong, lẫm liệt của người lính mà còn góp phần khẳng định vẻ đẹp ấy mang sự dũng mãnh như những mãnh hổ làm chủ, ngự trị chốn rừng thiêng.
- D. Không vì “oai hùm” mới là từ chuẩn trong thơ văn còn “oai hùng” chỉ là từ chuẩn trong giao tiếp hằng ngày.
Câu 15: Nội dung của đoạn từ đầu đến “Để bà hái mấy lá rau nấu canh ăn cho mát” là gì?
- A. Cảm xúc của Thanh về bóng hoàng lan hiện tại và nỗi nhớ về quá khứ.
B. Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà và những biểu hiện tình cảm của bà dành cho cháu.
- C. Cuộc tiếp đón trịnh trọng của người bà dành cho cháu mình.
- D. Không khí một ngày hè ở quê hương của Thanh khi anh về thăm nhà sau hai năm đi lính.
Câu 16: Nội dung của đoạn từ “Bà cụ đi ra” đến “Chàng đến trường kỉ ngồi ở bên đèn” là gì?
- A. Giấc ngủ đầy nhưng kí ức về quá khứ của Thanh.
- B. Tình cảm của ba bà cháu – Thanh, Nga và bà – như được hồi sinh từ một mớ hỗn độn khi xưa.
- C. Thanh gặp lại bác Nhân – người mà anh luôn coi như mẹ của mình – và cuộc trò chuyện của hai người.
D. Thanh gặp lại Nga – người bạn gái thuở ấu thơ – và sự chớm nở tình cảm giữa đôi bạn trẻ.
Câu 17: Nội dung của đoạn từ “Sáng hôm sau” đến hết là gì?
A. Thanh ra đi, cảm thấy trong lòng trỗi dậy một niềm vương vấn về Nga.
- B. Thanh phải trở về quân đôi, nơi anh sẽ không còn đứng dưới bóng hoàng lan được nữa, anh cảm thấy thật luyến tiếc.
- C. Tình cảm của bà và Nga dành cho Thanh dần trở nên sâu đậm hơn.
- D. Buổi hẹn hò tuyệt vời của Thanh và Nga.
Câu 18: Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ mấy?
- A. Ngôi thứ nhất
- B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
- D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ba
Câu 19: Ngôi kể trong truyện có sự nhất quán như thế nào?
- A. Không nhất quán là dễ gây hiểu nhầm
B. Nhất quán trong toàn truyện
- C. Nhất quán ở phần đầu nhưng không nhất quán ở phần sau
- D. Nhất quán ở phần sau nhưng không nhất quán ở phần đầu
Câu 20: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào?
A. Người kể chuyện ngôi thứ ba
- B. Thanh
- C. Bà của Thanh
- D. Nga
Câu 21: Việc chọn điểm nhìn từ nhân vật Thanh ở một số đoạn của văn bản có ý nghĩa gì?
- A. Điều này tạo nên sự độc lạ, mới mẻ cho dòng văn tình cảm mà tác giả đang tập trung ở giai đoạn này của sự nghiệp.
- B. Tạo nên sức cuốn hút cho truyện vì điều đó khiến cho người đọc cảm thấy được sự chân thật thay vì sự khoa trương, giả tạo từ việc dùng lời kể chuyện ẩn danh.
C. Nhà văn dễ dàng hơn trong việc tạo không khí trữ tình cho câu chuyện. Mọi đối tượng đều hết sức gần gũi, thân thiết bởi hiện lên dưới cái nhìn chan chứa tình cảm của Thanh.
- D. Giúp người đọc hiểu được tâm lý của nhân vật nam dành tình cảm cho nhân vật nữ
Câu 22: Bối cảnh cuộc đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu là gì?
A. Sau một thời gian xa bà đi làm việc trên tỉnh, lần này được nghỉ một ngày, Thanh tranh thủ về thăm bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.
- B. Thanh trở về sau hai năm đi lính ở chiến khu Việt Bắc với tình yêu thương và nỗi nhớ da diết dành cho bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.
- C. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở khắp mọi nơi trên mọi miền Tổ quốc.
- D. Cuộc kháng chiến chống Nhật đang đi đến hồi kết và Thanh sắp trở thành một chỉ huy cấp cao.
Câu 23: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì?
- A. Chuyện Thanh cùng những chiến hữu của mình chiến đấu chống lại quân thù.
- B. Chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai.
C. Chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện sự quan tâm nhau.
- D. Chuyện Thanh đã đi làm ổn định rồi đến lúc cưới vợ gả chồng
Câu 24: Dưới đây là những tình cảm được bộc lộ qua những lời đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu tác phẩm. Ý nào không đúng?
- A. Cả bà và cháu bộc lộ tình cảm thân thương, trìu mến.
- B. Bà vui khi thấy cháu về, quan tâm cháu từng li từng tí.
- C. Cháu muốn biết có ai ở cùng bà, vì có lẽ không yên tâm nếu thấy bà một mình.
D. Cháu đối xử với bà với tư cách của một người lính với chỉ huy của mình.
Câu 25: Đâu không phải một cử chỉ của Thanh?
- A. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ.
- B. Thanh cũng ngồi ghé xuống.
- C. Thỉnh thoảng chàng nhìn đôi mắt của Nga, hai má hồng.
D. Thanh biết rằng Ngã sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước.
Bình luận