Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thần Ê-pi-mê-tê đã làm gì để tạo ra loài người trong văn bản Pro-mê-tê và loài người? 

  • A. Làm cho con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác. 
  • B. Dựa theo thân hình trang nhã của các vị thần tái tạo lại thân hình cho con người trông thanh thoát hơn. 
  • C. Lấy đất và nước nhào nặn ra các loài vật và ban cho chúng một đặc ân của thần. 
  • D. Ban cho loài người ngọn lửa.

Câu 2: Người mặt đất uống nước ở đâu trong Đi san mặt đất?

  • A. Uống nước từ bụng đá.
  • B. Uống nước suối
  • C. Uống nước mua từ công ty nước giải khát.
  • D. Từ mưa trên trời rơi xuống

Câu 3: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Câu nào nói đúng về tình trạng của con vịt và con chó khi được Ngọc Hoàng tạo ra?

  • A. Cả hai con đều không có đầu.
  • B. Con vịt thì quá xấu xí, con chó thì quá đáng yêu.
  • C. Con vịt thì quá nhỏ so với các loài gia cầm khác, con chó thì dễ bị con người bắt nạt.
  • D. Cả hai con đều thiếu một chân.

Câu 4: Hành động nào trong những câu sau không nói về Mtao Mxây?

  • A. Dáng tần ngần do dự, mỗi bước mỗi đắn đo.
  • B. Vung dao chém phập một cái nhưng chỉ vừa trúng một cái chão cột trâu.
  • C. Bước cao bước thấp chạy hết bãi tây sang bãi đông.
  • D. Chạy vun vút qua phía đông, vun vút qua phía tây.

Câu 5: Câu nào sau đây nói đúng về tình trạng của Odyssey khi nghe các nàng Xi-ren hát?

  • A. Lòng nao nức muốn nghe.
  • B. Không để tâm.
  • C. Vui vẻ hát theo.
  • D. Phá bỏ dây trói và bơi tới chỗ họ.

Câu 6: Người Ê-đê thường làm nhà theo hướng nào trong văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê đê?

  • A. Bắc – nam.
  • B. Đông – tây.
  • C. Đông bắc – tây nam
  • D. Hướng có mặt trời chiếu rọi.

Câu 7: Cước chú gồm những phần nào?

  • A. Phần con số chú thích và phần đánh dấu.
  • B. Phần con số đánh dấu và phần chú thích.
  • C. Phần kí hiệu và phần nội dung
  • D. Phần từ và phần ý nghĩa.

Câu 8: Nội dung từ Câu 8:đến hết của bài thơ trong Hương Sơn phong cảnh là gì?

  • A. Mong muốn trở thành đệ tử Phật môn để được giác ngộ.
  • B. Sự hiểu biết thêm của nhân vật trữ tình về đạo Phật.
  • C. Cảm xúc của tác giả khi đến Hương Sơn
  • D. Nói về định mệnh của tác giả.

Câu 9: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 5 trong bài Thơ duyên?

  • A. Mùa thu đến rất nhẹ, “thu lặng”, “thu êm”; không gian chan hoà sắc thu, tình thu. Thu chiều hôm: lặng, êm, ngơ ngẩn.
  • B. Mùa thu rộn ràng với rất nhiều con người ra ngoài thưởng thức không khí mùa thu.
  • C. Băng nhân gạ tỏ niềm cho nhiều đôi giai nhân.
  • D. Chiều hôm thật ngẩn ngơ như cái cách anh yêu em.

Câu 10: Má đã trách mắng nhân vật “tôi” thế nào trong Lời má năm xưa?

  • A. “Sao con cướp đi sự sống của nó? Rồi, ai cướp sự sống của con?”
  • B. Đánh đòn thật nặng và bắt hứa không được tái phạm.
  • C. “Sao con lại bắn nó? Ông chủ của nó ra đòi thì phải tính làm sao?”
  • D. Tôi không bị trách mắng.

Câu 11: Cho câu văn: “Thiên nhiên nước ta đẹp ghê gớm”.

Câu văn trên mắc lỗi dùng từ gì?

  • A. Lỗi lặp từ.
  • B. Không mắc lỗi.
  • C. Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản.
  • D. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

Câu 13: Có điểm gì nổi bật vào khoảng tháng 7, tháng 8 hàng năm trong văn bản Tranh Đông Hồ?

  • A. Cả làng đã tất bật chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy.
  • B. Là thời điểm mà vua chúa, quan lại hay qua thăm mà mua đồ ở làng Hồ nên làng rất vui nhôn, tất bật và rực rỡ sắc màu.
  • C. Cả Làng phải đóng cửa, không sản xuất tranh do thiếu nguyên liệu.
  • D. Có lễ hội tranh lớn nhất của năm, làng Hồ thu hút được nô nức khách du lịch khắp nơi về dự 

Câu 14: Sông suối miền Trung có đặc điểm gì trong đoạn trích “Lí ngựa ô ở hai vùng đất”?

  • A. Choài ra biển.
  • B. Dày như tơ nhện
  • C. Nóng lên từng ngày
  • D. Hạ xuống thành nền.

Câu 15: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Đâu không phải là một chợ nổi được đề cập trong bài đọc?

  • A. Cái Răng (Cần Thơ)
  • B. Trà Ôn (Vĩnh Long)
  • C. Cái Bè (Tiền Giang)
  • D. Hoàng Than (Long An)

Câu 16: Đâu là câu bàng thoại của Thị Mầu?

  • A. Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn
  • B. Bỏ mô Phật đi!
  • C. Xích lại cho gần, cầm chổi quét thay
  • D. Lá tình không gió mà bay!

Câu 17: Trước phiên toà, đâu không phải những mâu thuẫn nào liên quan đến vụ bắt giữ, kiện tụng trong bài đọc Huyện Trìa xử án?

  • A. Trộm Ốc, Lũ Ngao với vợ chồng Trùm Sò, Lí Hà
  • B. Trùm Sò, Lí Hà với Thị Hến
  • C. Trùm So, Lí Hà với Đề Hầu.
  • D. Trộm So với Đế Hà 

Câu 18: Bài đọc “Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương” thuộc thể loại gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Ký sự
  • C. Chèo hiện đại.
  • D. Tuồng hiện đại.

Câu 19: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Những loài chim như chiền chiện, đó nách, ốc cau có vấn đề gì?

  • A. Đều thiếu cả hai chân.
  • B. Đều thiếu cánh.
  • C. Đều thiếu lông.
  • D. Thiếu chiếc mỏ 

Câu 20: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoặn văn dưới đây:

“Trong cuộc sống có rất nhiều giây phút tươi đẹp khiến ta nhớ mãi. Đó có thể là một chuyến dạo chơi công viên, khi ta cùng người bạn thân lặng ngắm những khóm hoa tươi đẹp khoe sắc bên hồ.”

  • A. Lỗi thiếu hụt chủ đề
  • B. Lỗi thiếu phương tiện liên kết
  • C. Lỗi nội dung không phù hợp
  • D. Lỗi câu chủ đề.

Câu 21: Chỉ ra lỗi thiếu mạch lạc trong đoặn văn dưới đây:

“Văn nghị luận vếu cầu người viết phải đưa ra quan điểm của mình về một vấn đề, sau đó mới giải thích và thuyết phục người đọc đồng tình với quan điểm của mình. Chúng ta thường cảm thấy căn nghị luận khó viết, thật ra đây là kiểu bài dễ viết nhất so với căn biểu cảm và văn miêu tả vì dàn ý của bài văn nghị luận mang tính khuôn mẫu và tương đối ổn định.”

  • A. Lỗi lạc chủ đề.
  • B. Lỗi thiếu hụt chủ đề
  • C. Lỗi kết đoạn
  • D. Lỗi logic

Câu 22: Lỗi liên kết trong đoạn văn dưới đây là gì?

“Trong cuộc hành trình vĩ đại và gian truân của nhân loại, có biết bao điều được và mất diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Môi trường đang bị phá huỷ, nhiều loại dịch bệnh mới đang hoành hành trên khắp thế giới. Có một cái mất vô cùng to lớn, một “căn bệnh” trầm kha mà nhân loại chưa quan tâm đúng mức, đó chính là hội chứng vô cảm.”

  • A. Lỗi dùng phương tiện liên kết không phù hợp.
  • B. Lỗi các ý không có tác dụng liên kết.
  • C. Lỗi thiếu phương tiện liên kết.
  • D. Thiết logic và mạch lạc giữa các câu

Câu 23: Lỗi liên kết trong đoạn văn dưới đây là gì?

Bất kì ai trên thế gian này đều có điểm giống nhau – chúng ta hết thảy đều muốn được hạnh phúc. Và hầu hết chúng ta không biết làm sao để có được hạnh phúc. Phải chăng hạnh phúc chính là tình yêu thương mà con người dành cho nhau?

  • A. Lỗi thiếu phương tiện liên kết.
  • B. Lỗi liên kết lỏng lẻo giữa các ý.
  • C. Lỗi các ý triển khai không liên kết với câu chủ đề.
  • D. Lỗi dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp.

Câu 24: Lỗi liên kết trong đoạn văn dưới đây là gì?

Nam Cao đã thành công rực rỡ trong việc khắc hoạ những hình tượng điển hình của người trí thức nghèo, có phẩm chất tốt đẹp, bị đẩy vào hoàn cảnh cùng cực vẫn tiếp tục vươn lên để chiến thắng hoàn cảnh, những người nông dân bần cùng, nghèo khó nhưng vẫn lấp lánh ánh sáng của lương tri. Những sáng tác của Nam Cao vừa là bức tranh chân thực về xã hội đương thời vừa tràn đầy tinh thần nhân đạo cao cả. Tuy nhiên, những sáng tác này cũng khiến cho độc giả phải tự suy ngẫm về bản thân để biết cảm thông và gắn bó với con người hơn.

  • A. Lỗi thiếu phương tiện liên kết.
  • B. Lỗi dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp.
  • C. Lỗi thừa phương tiện liên kết.
  • D. Lỗi tư tưởng trong đoạn văn không thống nhất.

Câu 25: Dùng lại đoạn văn ở Câu 25:phần Thông hiểu. Cách sửa nào dưới đây là cách sửa đúng?

  • A. Thêm các phương tiện liên kết cho các câu.
  • B. Điều chỉnh nội dung của đoạn văn.
  • C. Bổ sung các ý làm rõ chủ đề.
  • D. Viết lại câu chủ đề dựa trên nôi dung đã triển khai.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác