Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Nguyên nhân nào khiến hai vị thần quyết định tạo ra con người trong văn bản Pro-mê-tê và loài người? 

  • A. Vì mặt đất còn khá vắng vẻ, tình cảnh buồn tẻ. 
  • B. Vì hai vị thần muốn có người phục vụ mình. 
  • C. Vì hai vị thần muốn chứng tỏ sức mạnh của mình.
  • D. Vì thần cần những người con để làm thú vui tinh thần 

Câu 2: Người mặt đất trồng gì trong Đi san mặt đất?

  • A. Trồng bắp trên núi cao
  • B. Trồng lúa trên ruộng bậc thang
  • C. Trồng cà phê đem đi xuất khẩu
  • D. Trồng người.

Câu 3: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Câu nào nói đúng về tình trạng của con vịt và con chó khi được Ngọc Hoàng tạo ra?

  • A. Cả hai con đều không có đầu.
  • B. Con vịt thì quá xấu xí, con chó thì quá đáng yêu.
  • C. Con vịt thì quá nhỏ so với các loài gia cầm khác, con chó thì dễ bị con người bắt nạt.
  • D. Cả hai con đều thiếu một chân.

Câu 4: Sau khi ăn miếng trầu của Hơ-Nhị quăng cho thì Đăm săn như thế nào?

  • A. Chàng múa khiên đẹp hơn
  • B. Chàng trở nên nhanh nhẹn hơn
  • C. Sức chàng tăng lên gấp bội
  • D. Chàng càng mạnh mẽ hơn

Câu 5: Odyssey đã nói gì cho những người bạn đồng hành?

  • A. Cách chinh phục đảo Xi-ren.
  • B. Cách thoát khỏi những cạm bẫy trên thuyền.
  • C. Những tình cảm mà anh dành cho Circe.
  • D. Điều tiên đoán của Circe.

Câu 6: Sử thi Đăm Săn đã mô tả chiều dài của nhà dài bằng hình ảnh nào trong văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê đê?

  • A. Nhà dài như một dãy núi xa mờ.
  • B. Nhà dài như một hòn ngọc quý giữa đất trời.
  • C. Giá trị của nhà dài nằm ở trong tim mỗi người Ê-đê.
  • D. Nhà dài như một tiếng chiêng.

Câu 7: Khi trích dẫn ý tưởng, cần đảm bảo những yêu cầu gì?

  • A. Phải diễn đạt lại nội dung trích dẫn theo ý hiểu của bản thân mà vẫn đảm bảo nội dung gốc
  • B. Không sử dụng dấu ngoặc kép.
  • C. Đảm bảo nội dung được phát triển hơn theo ý hiểu của mình
  • D. Phải có bằng chứng rõ ràng 

Câu 8: Nội dung của đoạn giữa từ Câu 8:đến Câu 8:trong Hương Sơn phong cảnh là gì?

  • A. Miêu tả cụ thể phong cách Hương Sơn theo bước chân chủ thể trữ tình nhập vai trong “khách tang hải”.
  • B.  Cảm xúc của tác giả khi đến Hương Sơn
  • C. Giới thiệu khái quát phong cảnh Hương Sơn được tả từ xa trong tầm mắt của du khách
  • D. Những rung đông của tác giả trước thiên nhiên hùng vĩ của đất nước 

Câu 9: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 4 trong bài Thơ duyên?

  • A. Chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc…, đều tìm về nơi chốn của mình.
  • B. Bước chuyển sự sống, không gian cuối đông buồn tẻ
  • C. Trời đêm buông xuống thật huyền ảo và rộng lớn làm sao.
  • D. Sự rung động của đôi trai gái khi nghe tiếng gọi của thiên nhiên.

Câu 10: Tôi bị làm sao khi bắn thằng chài rớt bên sông trong Lời má năm xưa?

  • A. Bị những con chim đồng loại đuổi theo.
  • B. Bị người nuôi chim đuổi bắt.
  • C. Bị má đánh đòn.
  • D. Không bị làm sao.

Câu 11: Cho câu sau: “Nhờ luyện thành được “Thái cực quyền và Thái cực kiếm”, Trương Tam Phong đã trở thành người có võ công cái thế, thiên hạ vô song.”

Câu văn trên mắc lỗi dùng từ gì?

  • A. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
  • B. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
  • C. Câu văn không mắc lỗi.
  • D. Lỗi thừa từ ngữ.

Câu 13: Người ta sử dụng kĩ thuật in gì để làm tranh Đông Hồ?

  • A. In khắc gỗ
  • B. In lõm
  • C. In phẳng
  • D. In xuyên.

Câu 14: Từ nào ở câu ba vần với từ “mãi” ở câu hai trong đoạn trích “Lí ngựa ô ở hai vùng đất”?

  • A. đường
  • B. giặc
  • C. bãi
  • D. xuôi

Câu 15: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Câu nào sau đây có chứa trích dẫn?

  • A. Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy.
  • B. Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: “Ai ăn chè đậu đen; nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?
  • C. Đó là những cách thu hút khách bằng mắt.
  • D. Chợ nổi đã trở thành một nét đặc trưng, một phần không thể thiếu của người dân miền Tây. Chợ nổi như biểu hiện cho tính cách, cuộc sống của con người nơi đây

Câu 16: Đâu là câu độc thoại của Thị Mầu?

  • A. Nhà tao còn ối trâu!
  • B. Này thầy tiểu ơi!
  • C. Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!
  • D. Thầy như táo rụng sân đình.

Câu 17: hân vật nào có số lượt lời ít nhất trong bài đọc Huyện Trìa xử án?

  • A. Thị Hến
  • B. Đề Hầu
  • C. Trùm Sò, vợ chồng Trùm Sò.
  • D. Thầy Nghêu.

Câu 18: Trong dàn nhạc tài tử, hay dàn nhạc cải lương ngày nay, cây ghi-ta phím lõm có một vị trí như thế nào trong “Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương”?

  • A. Mờ nhạt.
  • B. Bổ sung, hỗ trợ.
  • C. Tương đối quan trọng.
  • D. Đặc biệt quan trọng.

Câu 19: Tác giả bài viết “Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê” trong SGK Ngữ văn 10, tập một đã trích dẫn mấy lần?

  • A. 2 lần trích dẫn ý tưởng
  • B. 1 lần trích dẫn ý tưởng, 2 lần trích dẫn nguyên văn.
  • C. 3 lần trích dẫn nguyên văn.
  • D. 1 lần trích dẫn ý tưởng, 3 lần trích dẫn nguyên văn.

Câu 20: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Chuyến đi đến nhà của nữ thần Mặt trời của Đăm Săn như thế nào?

  • A. Chuyến đi dài, mang tính phiêu lưu, mạo hiểm, phải vượt qua nhiều thử thách.
  • B. Chuyến đi ngắn, con đường trơn tru, không có thú dữ cản đường.
  • C. Chuyến đi tốn nhiều kinh phí và gian nan.
  • D. Chuyến đi thể hiện sức mạnh vượt trội của Đăm Săn.

Câu 21: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Cho câu trong bài đọc: “Chàng nhác thấy bóng đàn ông một người, bóng đàn bà một người.” Đàn ông và đàn bà ở đây là chỉ gì?

  • A. Những người đàn ông và những người đàn bà ở nhà của nữ thần Mặt Trời.
  • B. Không thể xác định rõ là ai.
  • C. Một người đàn ông và đàn bà nào đó.
  • D. Y Đu và Hơ Kung.

Câu 22: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Cảnh làng của người em giữ mặt trăng trông như thế nào?

  • A. Phảng phất không gian thiên nhiên đẹp mê hồn.
  • B. Rất đẹp, đa sắc màu.
  • C. Có cảm giác cô quạnh, hẻo lánh.
  • D. Tù túng, xập xệ.

Câu 23: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Tại sao nữ thần lại phải cố tìm một bộ váy thật đẹp và đi đứng đoan trang khi nghe tin Đăm Săn đến?

  • A. Vì Đăm Săn là tình nhân của nữ thần.
  • B. Vì nữ thần phải đạt được một thoả thuận quan trọng sau khi gặp Đăm Săn.
  • C. Vì ngoại hình của Đăm Săn vượt hẳn những người trong làng.
  • D. Vì nữ thần cũng tích chàng ta

Câu 24: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Đăm Săn đến tìm nữ thần để làm gì?

  • A. Cầu hôn nữ thần làm vợ mình.
  • B. Xin nữ thần nước thành chữa bệnh cho dân làng.
  • C. Hỏi cách làm sao để được vợ yêu thương.
  • D. Để xin một điều ước 

Câu 25: Đọc bài “Đăm Săn đi chinh phục nữ thần mặt trời” (tr.51). Tại sao nữ thần từ chối lời cầu hôn của Đăm Săn?

  • A. Vì nữ thần không yêu Đăm Săn.
  • B. Vì nếu nữ thần đi thì nơi nữ thần ở sẽ tàn lụi.
  • C. Vì Đăm Săn không mang đủ lễ vật và thành ý.
  • D. Vì nữa thần dính lời nguyền không thể kết hôn

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác