Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những việc thần Prô-mê-tê đã làm giúp người đọc hình dung như thế nào về nhân vật trong văn bản Prô-mê-tê và loài người?

  • A. Không chú trọng đến cuộc sống của con người. 
  • B. Luôn chú trọng đến cuộc sống của con người, yêu thương con người. 
  • C. Chỉ chú trọng làm tốt trọng trách của một vị thần. 
  • D. Luôn có những đòi hỏi quá đáng đối với con người. 

Câu 2: Hình thức của bài đọc Đi san mặt đất là gì?

  • A. Văn xuôi
  • B. Thơ
  • C. Tuỳ bút
  • D. Thần thoại

Câu 3: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Sau khi con chó và con vịt nài nỉ mãi thì Thiên thần đã làm gì?

  • A. Không động lòng từ bi, sai lính đuổi hai con vật về hạ giới.
  • B. Thiên thần hẹn hai con vật ngày khác tới để bổ sung phần còn thiếu.
  • C. Thiên thần không biết cách để tạo ra đầu.
  • D. Thương tình, bẻ chân ghế chắp một chân cho con vịt và một chân sau bị thiếu cho con chó.

Câu 4: Ở đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây tác giả dân gian dành nhiều câu miêu tả cảnh ăn mừng chiến thắng hơn cảnh đổ máu trong giao tranh là vì sao?

  • A. Họ không có mặt ở đó vì bận lao động sản xuất.
  • B. Họ không am hiểu cách giao chiến giữa hai tù trưởng.
  • C. Họ xem trọng cuộc sống thịnh vượng no đủ, sự lớn mạnh của cộng đồng.
  • D. Họ không xem trọng cuộc giao tranh vì họ biết chắc tù trưởng của họ sẽ thắng.

Câu 5: Circe đã báo trước cho Odyssey về điều gì?

  • A. Chàng phải những nguy hiểm khác nữa và cách đối phó với các thử thách sắp tới
  • B. Cách triệu hồi thần linh bảo vệ cho chàng khỏi nguy hiểm
  • C. Cách nói chuyện với ba mẹ nàng như thế nào cho phải.
  • D. Cách chàng có thể sử dụng sức mạnh của viên đá thần

Câu 6: Đâu không phải đáp án đúng khi nói về Nhà dàitrong văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê đê?

  • A. Của một bộ tộc.
  • B. Của một quân đoàn ra trận.
  • C. Của nhiều thế hệ, có khi là của cả một dòng họ.
  • D. Là ngôi nhà cuả tù trưởng cũng là người giàu có nhất buôn làng

Câu 7: Chú thích trích dẫn là gì?

  • A. Là ghi rõ nguồn / xuất xứ của tài liệu mà người viết sử dụng.
  • B. Là làm rõ các nội dung như tê tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản,…
  • C. Là trích dẫn chú thích.
  • D. Là một cách đánh dấu văn bản.

Câu 8: Cách xác định bố cục nào cho bài thơ Hương Sơn phong cảnh là hợp lí?

  • A. 3 câu đầu – câu 4 đến 10 – câu 11 đến câu 15 – câu 16 đến hết.
  • B. 4 câu đầu – câu 5 đến 16 – câu 17 đến hết.
  • C. 5 câu đầu – câu 6 đến 13 – câu 14 đến hết.
  • D. 8 câu đầu – câu 9 đến hết.

Câu 9: Đâu là sắc thái thiên nhiên trong khổ 1 trong bài Thơ duyên?

  • A. Chiều thu mộng mị, say đắm lòng người.
  • B. Chiều thu mênh mông, toả đi khắp nơi.
  • C. Chiều thu vắng lặng, hiu quạnh.
  • D. Chiều thu tươi vui, trong sáng, hữu tình, huyền diệu. 

Câu 10: Câu nào sau đây đúng về chim thằng chài mái trong Lời má năm xưa?

  • A. Không ấp trứng, không nuôi con.
  • B. Ấp trứng, nuôi con rất cẩn thận.
  • C. Dạy con cách bắt cá.
  • D. Dạy con cách tránh bị con người săn đuổi.

Câu 11: Cho đoạn sau:

“Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa”.

Đoặn văn trên mắc lỗi gì?

  • A. Lỗi lặp từ
  • B. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
  • C. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
  • D. Không mắc lỗi gì cả.

Câu 12: Tranh dân gian Đông Hồ vẽ về gì?

  • A. Các loại máy móc, vũ khí hiện đại theo hướng ngỗ nghĩnh.
  • B. Các cuộc chiến của nhân dân ta với quân xâm lược phương Bắc.
  • C. Những hình ảnh mộc mạc, bình dị của làng quê như gà, lợn, trâu, bò, tôm, cá,…
  • D. Vẽ về các lễ hội truyền thống Việt nam 

Câu 13: Câu hát nào sau đây có chỗ sai trong đoạn trích “Lí ngựa ô ở hai vùng đất”?

  • A. Hoá vô tận bao điều mơ tưởng ấy.
  • B. Làng anh ở ven sông
  • C. Thế mà bên em
  • D. Ai chẳng tin anh đang giong ngựa sắt.

Câu 14: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thường được sử dụng như thế nào?

  • A. Kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
  • B. Sử dụng trong các thể văn như thần thoại, sử thi, cổ tích để làm tăng tính sinh động.
  • C. Sử dụng liên tục trong văn viết hoặc thuyết trình để làm cân đối nội dung.
  • D. Dùng để thay thế phương tiện ngôn ngữ 

Câu 15: Bài đọc Thị Mầu lên chùa thuộc thể loại gì?

  • A. Tuồng cổ
  • B. Tuồng pho
  • C. Kịch
  • D. Chèo cổ.

Câu 16: Bài đọc Huyền Trìa xử án thuộc thể loại gì?

  • A. Tuồng phò.
  • B. Chèo cổ
  • C. Tuồng đồ.
  • D. Kịch

Câu 17: Danh cầm là gì?

  • A. Nghệ sĩ chơi đàn nổi tiếng
  • B. Đàn oc-gan.
  • C. Đàn saxophone
  • D. Tính cầm hoạ.

Câu 18: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố miêu tả trong bài đọc không được thể hiện qua câu nào sau đây?

  • A. Miền Tây có nhiều chợ nổi.
  • B. Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng.
  • C. Những chiếc xuồng con len lói khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.
  • D. Tuy là chợ họp trên sông, nhưng các chủng hàng, mặt hàng rất phong phú.

Câu 19: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố biểu cảm được thể hiện qua câu nào trong bài đọc?

  • A. Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!
  • B. Đặc biệt là lối rao hàng bằng “cây bẹo”.
  • C. Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hoá – chủ yếu là trái cây…
  • D. Từ đây, nông sản, thuỷ sản trong vùng sẽ theo các thương lái xuôi ngược, toả đi khắp Đồng bằng sông Cửu Long và khắp cả nước.

Câu 20: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Đâu không phải là một đề mục trong bài đọc?

  • A. Những khu chợ sầm uất trên sông
  • B. Sự quan tâm của chính quyền
  • C. Những cách rao mời độc đáo
  • D. Dư âm chợ nổi.

Câu 21: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Các câu trích dẫn trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Cho người đọc một ví dụ rõ ràng về cách người bán mời chào.
  • B. Cho người đọc cảm nhận được tinh thần nơi đây.
  • C. Cho người đọc hiểu thêm về chợ nổi.
  • D. Giúp cho người đọc tưởng tượng được hoạt động chợ nổi

Câu 22: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố địa danh trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Yếu tố địa danh không được đề cập đến.
  • B. Cho người đọc hình dung được quang cảnh của các địa danh.
  • C. Cho người đọc biết về một số chợ nổi nổi tiếng và vị trí của nó.
  • D. Giúp người đọc mở rộng tầm mắt.

Câu 23: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố miêu tả trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Giúp người đọc tiên đoán về khả năng phát triển trong tương lai của chợ nổi.
  • B. Khiến người đọc háo hức đến chợ nổi thăm quan.
  • C. Gợi cho người đọc về đặc điểm tính chất của chợ nổi và các hoạt động ở đó.
  • D. Giúp người đọc mở rộng tầm mắt.

Câu 24: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố biểu cảm trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Bộc lộ cách nhìn của người viết bài.
  • B. Tạo sự hài hoà về yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm trong bài đọc.
  • C. Thể hiện cảm xúc của người viết bài, giúp người đọc có thêm hình dung về chợ nổi.
  • D. Nêu bật nét đẹp và những hoạt động của Chợ nổi tại miền Tây sông nước.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác