Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Thần Prô-mê-tê đã KHÔNG làm điều gì cho con người trong văn bản Pro-mê-tê và loài người? 

  • A. Tái tạo con người một thân hình đẹp đẽ, thanh cao. 
  • B. Giúp con người đứng thẳng, đi bằng hai chân, đôi tay thành thơi để làm việc khác. 
  • C. Lấy lửa của thần Mặt Trời châm vào ngọn đuốc đem xuống cho loài người. 
  • D. Xây dựng nhà cửa nơi sinh sống cho con người 

Câu 2: Bài đọc “Đi san mặt đất” là truyện của người dân tộc nào?

  • A. Kinh
  • B. Lô Lô
  • C. Khmer
  • D. Dao

Câu 3: Đọc bài “Cuộc tu bổ lại các giống vật” (tr.21). Ai là người đã tạo ra vạn vật trên thế gian?

  • A. Phật Tổ
  • B. Ngọc Hoàng
  • C. Tây Vương Mẫu.
  • D. Thuyết tiến hoá của Darwin.

Câu 4: Hành động nào của Đăm Săn thể hiện tính cộng đồng?

  • A. Gọi dân làng theo mình
  • B. Đăm Săn mộng thấy ông trời.
  • C. Gọi Mtao Mxây múa dao.
  • D. Đăm săn cúng thần linh.

Câu 5: Bài đọc “Gặp Ka-ríp và Xi-la” được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Đăm Săn
  • B. Odyssey
  • C. Cuộc tu bổ lại các giống vật
  • D. Xác ước Amumu

Câu 6: Tác giả giới thiệu về nhà dài trong văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê đê là gì?

  • A. Là ngôi nhà lớn của một đại gia đình và là nét đặc trưng chế độ mẫu hệ của người Ê-đê.
  • B. Là một loại nhà dài ngoằng của các thệ trước đây của người Ê-đê.
  • C. Là một loại nhà hiện đại, vừa mới được người dân Ê-đê công nhận.
  • D. Là ngôi nhà lớn, sang trọng, quyền quý trong sử thi của người Ê-đê.

Câu 7: Khi tạo lập văn bản, người viết không sử dụng những cách thức nào để đánh dấu phần bị tỉnh lược?

  • A. Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […]
  • B. Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,…
  • C. Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.
  • D. Sử dụng các biện pháp tu từ để tỉnh lược

Câu 8: Tác giả của bài thơ “Hương Sơn phong cảnh” là ai?

  • A. Chu Mạnh Trinh
  • B. Xuân Diệu
  • C. Cù Huy Cận
  • D. Tố Hữu

Câu 9: Ai là tác giả của bài thơ “Thơ duyên”?

  • A. Hữu Thỉnh
  • B. Xuân Diệu
  • C. Tố Hữu
  • D. Tế Hanh

Câu 10: Tác giả của bài đọc “Lời má năm xưa” là ai?

  • A. Trần Quốc Hoàn
  • B. Trần Bảo Định
  • C. Lê Lựu
  • D. Tô Hoài

Câu 11: Cho câu sau: “Cô giáo Nguyễn Thanh Vân dạy rất hay nên ở đây học sinh nào cũng yêu quý cô giáo Nguyễn Thanh Vân”.

Câu trên mắc lỗi dùng từ gì?

  • A. Lỗi lặp từ
  • B. Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm
  • C. Lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
  • D. Lỗi kết hợp danh từ chung và riêng.

Câu 13: Bài đọc “Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam” thuộc thể loại gì?

  • A. Truyện ngắn.
  • B. Trích dẫn tiểu thuyết
  • C. Thời sự
  • D. Văn bản thông tin.

Câu 14: Đoạn trích “Lí ngựa ô ở hai vùng đất” là của tác giả nào?

  • A. Trần Đình Tiến
  • B. Phạm Hổ
  • C. Thanh Hải
  • D. Phạm Ngọc Cảnh

Câu 15: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

  • A. Là các ngôn ngữ nhân tạo.
  • B. Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp.
  • C. Là các phương tiện chi phối việc giao tiếp tự nhiên, khiến nó có tính phi ngôn ngữ mạnh mẽ.
  • D. Là ngôn ngữ kí hiệu dùng để đánh giấu kí tự 

Câu 16: Bài đọc “Thị Mầu lên chùa” trích trong tác phẩm nào?

  • A. Quan Âm Thị Kính
  • B. Quan Âm Thị Mầu
  • C. Liêu trai chí dị
  • D. Đông Tây kim cổ

Câu 17: Bài đọc “Huyện Trìa xử án” được trích từ tác phẩm nào?

  • A. Nghêu, Sò, Ốc, Hến
  • B. Quan Âm Thị Kính
  • C. Kim Lân thượng thành
  • D. Phụng Nghi Đình

Câu 18: Đàn ghi-ta có lịch sử như thế nào?

  • A. Lâu đời với nhiều thiết kế khác nhau.
  • B. Mới xuất hiện gần đây nhưng vượt trội hơn cả piano.
  • C. Lâu đời ở các nước phương Đông.
  • D. Ngắn ngủi, gắn với tầng lớp thượng lưu.

Câu 19: Biểu đồ cột dùng để làm gì?

  • A. So sánh trực quan giá trị của một vài thứ.
  • B. Biểu thị tổng thể.
  • C. Tính toán giá trị của các mục
  • D. Hiển thị thay đổi dữ liệu trong một khoảng thời gian hoặc để minh họa so sánh giữa các mục.

Câu 20: Biểu đồ tròn dùng để làm gì?

  • A. Vẽ các biểu đồ liên quan đến cơ cấu, tỷ lệ các thành phần trong một tổng thể chung hoặc cũng có thể vẽ biểu đồ tròn khi tỷ lệ % trong bảng số liệu cộng lại tròn 100.
  • B. Thể hiện cơ cấu phần trăm của một tổng thể các giá trị.
  • C. So sánh đa chiều hướng các đơn vị được đưa ra.
  • D. Tính toán giá trị của các mục

Câu 21: Biểu đồ tần suất dùng để làm gì?

  • A. Dùng để điều tra phạm vi có thể xảy ra đột biến, phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu.
  • B. Phân tích dữ liệu giữa các đại lượng của một hay nhiều sản phẩm.
  • C. Dùng để theo dõi sự phân bố và tần xuất của các thông số của một quy trình hay sản phẩm.
  • D. Theo dõi quá trình phát triển của rất nhiều các đối tượng có tính tương đối.

Câu 22: Biểu đồ đường dùng để làm gì?

  • A. Hiển thị tiến trình và động lực phát triển của một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng cụ thể theo thời gian.
  • B. Theo dõi quá trình phát triển của rất nhiều các đối tượng có tính tương đối.
  • C. Tạo sự so sánh đối xứng giữa sản phẩm và sản lượng.
  • D. Dùng để điều tra phạm vi có thể xảy ra đột biến, phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu.

Câu 23: Biểu đồ kết hợp dùng để làm gì?

  • A. Tăng cường mức độ minh hoạ nhờ sự kết hợp của nhiều loại biểu đồ.
  • B. Thể hiện các đối tượng nhưng khác nhau về đơn vị mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.
  • C. Tác động khách quan đến người đọc theo nhiều cách khác nhau.
  • D. Tạo sự so sánh đối xứng giữa sản phẩm và sản lượng.

Câu 24: Biểu đồ phân tán dùng để làm gì?

  • A. Biểu diễn toán học.
  • B. Biểu thị đầy đủ không gian, thời gian và các dự kiện khác.
  • C. Biểu hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả hoặc giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng.
  • D. Thể hiện các đối tượng nhưng khác nhau về đơn vị mà lại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Câu 25: Giả sử ta phải thể hiện quy mô và cơ cấu lao động đang làm việc phân theo ngành kinh tế. Ta sẽ sử dụng loại biểu đồ nào?

  • A. Biểu đồ tròn.
  • B. Biểu đồ cột
  • C. Biểu đồ cột chồng
  • D. Biểu đồ phân tán.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác