Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Khoa học 5 cánh diều học kì 2 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học 5 cánh diều ôn tập học kì 2 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình biến đổi từ trứng thành con non được gọi là gì?

  • A. Sinh sản
  • B. Phát triển
  • C. Lớn lên
  • D. Ươm trứng

Câu 2: Vi khuẩn nào sau đây được sử dụng để làm sữa chua? 

  • A. Vi khuẩn lactic 
  • B. Vi khuẩn E. coli 
  • C. Vi khuẩn lao 
  • D. Vi khuẩn tả 

Câu 3: Môi trường cung cấp cho sinh vật những gì?

  • A. Thức ăn, nước uống, không khí
  • B. Nơi ở
  • C. Điều kiện sống
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Giai đoạn nào trong vòng đời của động vật đẻ trứng là giai đoạn chưa phát triển?

  • A. Trứng
  • B. Con non
  • C. Động vật trưởng thành
  • D. Trứng đã nở

Câu 5: Khi châu chấu đạt đến giai đoạn trưởng thành, nó sẽ có sự thay đổi gì so với giai đoạn ấu trùng?

  • A. Có cánh và khả năng bay
  • B. Không có cánh
  • C. Có nhộng
  • D. Có hình dạng giống như trứng

Câu 6: Vi khuẩn sống ở đâu?

  • A. Bề mặt bẩn.
  • B. Ở khắp mọi nơi.
  • C. Trong cơ thể người.
  • D. Trên bề mặt thức ăn.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây mô tả đúng kích thước của vi khuẩn khi nhìn bằng mắt thường?

  • A. Nhỏ như sợi tóc.
  • B. Nhỏ như quả trứng.
  • C. Nhỏ như một dấu chấm.
  • D. Nhỏ không nhìn thấy được.

Câu 8: Khi muối chua dưa cà, nguyên liệu chính nào là cần thiết?

  • A. Sữa, men, đường
  • B. Cà chua, đường, nước
  • C. Rau xanh, giấm, đường
  • D. Dưa cà, nước muối, gia vị

Câu 9: Tại sao không nên sử dụng sữa đã hết hạn để làm sữa chua?

  • A. Sữa hết hạn không ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua
  • B. Sữa hết hạn có thể làm sữa chua đặc hơn
  • C. Vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe và chất lượng sữa chua sẽ kém 
  • D. Sữa hết hạn làm tăng hương vị sữa chua

Câu 10: Về mặt xã hội, sự khác biệt nào dưới đây thường thấy giữa nam và nữ?

  • A. Chỉ nam giới mới có thể làm việc ngoài xã hội.
  • B. Cả nam và nữ đều có thể học tập và làm việc như nhau.
  • C. Nữ giới không được phép tham gia vào các hoạt động thể thao.
  • D. Nam giới không bao giờ làm việc nhà.

Câu 11: Em bé trong bụng mẹ được nuôi dưỡng bằng cách nào?

  • A. Bằng cách ăn thức ăn từ miệng mẹ.
  • B. Bằng cách uống nước.
  • C. Qua dây rốn nối với mẹ.
  • D. Bằng cách thở không khí từ bụng mẹ.

Câu 12:  Vai trò của nước ối (nước bao quanh em bé) trong bụng mẹ là gì?

  • A. Bảo vệ em bé khỏi va chạm và giữ cho em bé an tàon.
  • B. Giúp em bé bọc hơi.
  • C. Giúp em bé ăn uống.
  • D. Làm cho em bé phát triển sớm hơn.

Câu 13: Đâu là đặc điểm nổi bật của tuổi vị thành niên?

  • A. Đóng góp sức lao động và trí tuệ cho xã hội.
  • B. Có sự phát triển nhanh về thể chất và trí tuệ.
  • C. Có sự phát triển về trí tuệ, cảm xúc và các mối quan hệ xã hội.
  • D. Chiều cao phát triển đến giới hạn tối đa.

Câu 14: Khi nói về đặc điểm của tuổi trưởng thành ý nào dưới đây nói sai?

  • A. Chiều cao phát triển đến giới hạn tối đa.
  • B. Có thể xây dựng gia đình và sinh con.
  • C. Phải chịu trách nhiệm về suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của bản thân.
  • D. Cơ quan sinh dục phát triển.

Câu 15: Điều nào sau đây mô tả chính xác về sự phát triển trí tuệ trong các giai đoạn khác nhau của cuộc đời?

  • A. Trí tuệ của con người phát triển mạnh mẽ nhất trong giai đoạn người già vì họ tích lũy nhiều kinh nghiệm.
  • B. Trí tuệ của con người chỉ phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn thiếu niên và không thay đổi nhiều sau đó.
  • C. Trí tuệ của con người phát triển nhanh chóng trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ, tiếp tục phát triển và hoàn thiện đến tuổi trưởng thành.
  • D. Trí tuệ của con người không thay đổi trong suốt cuộc đời và luôn ở mức độ cố định.

Câu 16: Đâu là việc cần làm để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thế chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?

  • A. Khó kiểm soát cảm xúc.
  • B. Ít khi vận động thể thao.
  • C. Sử dụng thuốc lá, rượu bia.
  • D. Ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Câu 17: Ở tuổi dậy thì, dấu hiệu nào sau đây không chính xác đối với sự phát triển của bạn nam?

  • A. Thay đổi về hàm lượng hormone trong cơ thể, dẫn đến sự phát triển cơ bắp và giọng nói trở nên trầm hơn.
  • B. Sự gia tăng khả năng tập trung vào các hoạt động thể thao và cải thiện kỹ năng xã hội.
  • C. Sự xuất hiện của mụn trứng cá và tăng cường sản xuất dầu trên da.
  • D. Sự thay đổi về chiều cao mà không có sự thay đổi nào khác về cơ thể hay tâm lý.

Câu 18: Để chăm sóc sức khỏe tốt trong giai đoạn dậy thì, điều nào sau đây là không phù hợp và có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển?

  • A. Dành nhiều thời gian ngồi chơi điện tử mà không vận động, đẫn đến ít hoạt động thể chất và ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • B. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp với loại da và giữ da sạch và ngắn ngừa mụn trứng cá.
  • C. Thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và bổ sung vitamin để hỗ trợ sự phát triển của cơ thể.
  • D. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe.

Câu 19: Khi nào em nên nói chuyện với người lớn tin cậy về cảm giác của mình?

  • A. Khi em cảm thấy vui vẻ và hào dùng vứi một trò chơi mới.
  • B. Khi em cảm thấy không thoải mái hoặc sợ hãi vì có ai đó khiến em cảm thấy không an toàn.
  • C. Khi em nuốn kể về một ngày cui vẻ ở trường với bạn bè.
  • D. Khi em có một món quà mới và muốn khoe với mọi người.

Câu 20: Theo luật phòng tránh xâm hại trẻ em, nếu một hành vi xâm hại xảy ra không được báo cáo ngay lập tức, điều nào sau đây là đúng về việc xử lí tình huống?

  • A. Nếu không báo cáo ngay lập tức, tình huống có thể không được xử lí và người bị xâm hại có thể không nhận được bảo vệ và hỗ trựo cần thiết.
  • B. Việc không báo cáo ngay lập tức không ảng hưởng đến khả năng giải quyết tình huống và có thể được giải quyết sau một thời gian dài.
  • C. Tình huống có thể được giải quyết hoàn toàn nếu người bị xâm hại chỉ cần tự mình chịu đựng và không cần báo cáo cho người lớn.
  • D. Báo cáo ngay lập tức không cần thiết vì tình huống có thể được giải quyết tự động qua thời gian.

Câu 21: Môi trường không giúp con người trong việc gì sau đây?

  • A. Cung cấp nơi ở và chỗ làm việc.
  • B. Cung cấp tài nguyên như gỗ, nước và khoáng sản.
  • C. Giúp con người bay trên bầu trời mà không cần máy móc.
  • D. Điều hòa khí hậu và giảm thiểu thiên tai.

Câu 22: Điều gì có thể xảy ra với con người nếu môi trường bị phá hủy hoặc ô nhiễm nặng?

  • A. Con người sẽ sống lâu hơn.
  • B. Con người có thể mắc nhiều bệnh tật.
  • C. Con người sẽ có nhiều không gian trống để trồng cây.
  • D. Con người không bị ảnh hưởng gì.

Câu 23: Hoạt động nào sau đây là tác động tiêu cực đến tài nguyên thiên nhiên?

  • A. Tái chế rác và sử dụng năng lượng tái tạo.
  • B. Trồng cây xanh và xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.
  • C. Chặt phá rừng để lấy gỗ và mở rộng đất canh tác.
  • D. Sử dụng phương tiện giao kthông công cộng để giảm khí thải.

Câu 24: Việc làm nào sau đây giúp bảo vệ tài nguyên nước?

  • A. Xả rác và chất hóa học xuống công, hồ.
  • B. Tiết kiệm nước khi rửa tay và tắm.
  • C. Dùng quá nhiều nước khi tưới cây, rửa xe.
  • D. Phá bỏ hệ thồng lọc nước tự nhiên như rừng và đất ngập nước.

Câu 25: Cách nào sau đây là biện pháp hiệu quả để bảo vệ rừng?

  • A. Tham gia các hoạt động tái trồng rừng và bảo vệ rừng.
  • B. Chặt phá rừng để lấy gỗ và đất canh tác.
  • C. Săn bắt động vật trái phép.
  • D. Dốt rừng làm nương rẫy.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác